Chương 2: XÂY DỰNG BIỆN PHÁP DẠY HỌC DẤU CÂU CHO HỌC SINH LỚP 2 QUA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
2.2. Biện pháp cung cấp lí thuyết sử dụng dấu câu cho học sinh
2.3.1. Bài tập về từng loại dấu câu
Loại bài tập này thường được sử dụng sau mỗi bài học về dấu câu, giúp học sinh nắm vững kiến thức về dấu câu. Mỗi dấu câu có hệ thống bài tập riêng, đa dạng và phong phú, sắp xếp từ dễ đến khó phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh, có thể xây dựng các kiểu bài:
Bài tập nhận biết chức năng dấu câu
Trong phân môn Luyện từ và câu tiếng Việt 2 không có bài học riêng về dấu câu. Vì vậy, chỉ có thể thông qua hệ thống bài tập thức hành nhằm cung cấp cho học sinh kiến thức về dấu câu. Cụ thể với dạng bài tập nhận diện chức năng của dấu câu, vì dấu câu liên quan đến mục đích nói nên giáo viên cần cho các em thực hành vận
dụng cả trong bài tập cũng nhƣ trong giao tiếp. Qui trình dạng bài tập giúp học sinh nhận diện chức năng của dấu câu:
Bước 1: Quan sát câu mẫu (nhận biết dấu câu qua ngữ điệu, ngữ pháp) Bước 2: Phân tích câu mẫu ( nhận biết chức năng và cách dùng dấu câu) Bước 3: Tổng hợp, khái quát hoa (hình thành qui tắc sử dụng dấu câu) Bước 4: Thực hành, luyện tập (củng cố kiến thức về dấu câu)
Trong bước 1, để hướng dẫn học sinh làm thì trước hết giáo viên cần cho học sinh tự đặt câu. Ví dụ : - Hôm nay, em đƣợc điểm 10.
- Lớp em hoạt động tốt, lao động tốt.
Giáo viên cho học sinh đọc thành tiếng câu mẫu để nhận diện chức năng dấu câu qua ngữ điệu và để các em tự đọc, tự lí giải cách đọc của mình. Nhƣ vậy giúp các em hình thành, ghi nhớ chức năng, công dụng dấu câu tốt hơn.
Ở bước 2, sau khi cho học sinh quan sát câu mẫu chỉ ra được đặc điểm ngữ điệu và vị trí dấu câu, giáo viên cho học sinh phân tích câu mẫu: mục đích nói, nội dung, ngữ điệu,…. Trong trường hợp này câu mẫu đưa ra với mục đích là thông báo với mọi người rằng hôm nay bạn ấy được điểm cao. Giáo viên cho học sinh tự đặt một số câu và nêu mục đích, nội dung của câu đó.
Thông qua phân tích một vài ví dụ, giáo viên cho học sinh chỉ ra vai trò của dấu câu sử dụng trong các câu đó, hãy so sánh, đối chiếu giữa các câu với nhau để thấy sự lặp lại của một hiện tƣợng nào đó gắn với sự xuất hiện của dấu câu. Nhờ có dấu câu mà nội dung, ý nghĩa, việc truyền đạt thông tin rõ ràng, chính xác hơn. Từ đó là cơ sở để khái quát hoá thành qui tắc sử dụng dấu câu.
Bài tập sử dụng dấu câu
Với dạng bài tập này giáo viên có vai trò quan trọng trong định hướng điều khiển học sinh thông qua làm bài tập mẫu, gợi ý,… . Giáo viên giúp học sinh huy động kiến thức cũ để lĩnh hội kiến thức mới sao vừa sức các em.
Bài luyện tập thực hành dấu câu giúp các em rèn luyện một cách chủ động, tích cực các kĩ năng sử dụng dấu câu. Theo chúng tôi, dạng bài này đƣợc xây dựng theo qui trình nhƣ sau:
Bước 1: Nhận biết yêu cầu bài tập ( xác định nhiệm vụ) Bước 2: Xây dựng hướng giải quyết ( huy động kiến thức cũ) Bước 3: Giải bài tập ( xác định các bước và cách làm)
Bước 4: Nêu tác dụng của bài ( củng cố kiến thức và rèn kĩ năng)
Trong bước 1, giáo viên có nhiệm vụ giúp học sinh hiểu yêu cầu, nhiệm vụ của bài tập. Ví dụ, học sinh phải làm bài tập sau:
Em hãy tìm cách đặt dấu câu khác nhau cho câu sau để đƣa đến thông tin khác nhau.
- Bò cày không được thịt.
Với dạng bài này, học sinh có thể đặt các câu nhƣ sau:
- Bò cày, không được thịt!
Đây câu với hàm ý bò nuôi để cày kéo nên không đƣợc giết thịt nó.
- Bò cày không được, thịt!
Đây là câu với hàm ý bò không dùng để cày nữa mà dùng giết thịt, tuy nhiên con bò này không đƣợc mới thịt.
Để hướng dẫn học sinh làm bài này, các em phải hiểu được đúng yêu cầu. Ví dụ (bài tập này có gì đặc biệt? – Đây là dạng bài cho trước câu văn và tuỳ vào vị trí dấu câu, cách ngắt nghỉ mà nội dung câu thay đổi khi nói cũng nhƣ khi viết). Học sinh hiểu đúng bước này thì các em sẽ dễ dàng giải quyết được bài tập.
Ở bước 2, xác định hướng đi cho bài tập giáo viên nên nêu ra câu hỏi, gọi ý giúp học sinh. Với bài tập trên, giáo viên có thể đƣa ra yêu cầu gợi ý để học sinh tƣ duy:
- Em hãy tìm những cách đặt câu khác nhau, sao cho câu văn vẫn có nghĩa?
-Em sẽ đặt dấu câu ở những vị trí nào để câu có những nội dung thông báo khác nhau?
Tuỳ thuộc vào đối tƣợng học sinh mà giáo viên đƣa ra câu hỏi gọi ý, đƣa thêm các dạng bài tương tự để học thực hành hiểu được bản chất vấn đề.
Bước 3, ở bước này đòi hỏi học sinh huy động kiến thức cũ cùng sự tư duy bên cạnh sự hướng dẫn của giáo viên. Với bài tập trên, giáo viên có thể đưa ra gợi ý thông qua các bài tập khác nhau:
Dấu phẩy đặt ở vị trí nào trong câu là đúng:
a. Đêm qua, mưa về cầu đổ.
b. Đêm qua mưa về cầu, đổ.
c. Đêm qua mưa, về cầu đổ.
Khoanh tròn trước câu sử dụng sai dấu câu:
a. Cậu hỏi nó làm gì?
b. Cậu hỏi nó“ làm gì”?
c. Cậu hỏi: “nó làm gì?”
Từ những bài tập khác nhau để học sinh có thể đối chiếu cách dùng các dấu câu khác nhau, các em biết sử dụng dấu câu chính xác, linh hoạt.
Bước 4, đây là bước quan trọng giúp học sinh củng cố kiến thức, khắc sâu sự tƣ duy thông qua việc giải quyết nhiệm vụ. Học sinh hiểu đƣợc dụng ý của từng loại dấu câu là cơ sở để giáo viên có những kế hoạch, biện pháp giúp học sinh rèn kĩ năng sử dụng dấu câu hiệu quả hơn.
Ví dụ: Bài tập về dấu chấm hỏi
* Bài tập nhận biết dấu chấm hỏi
Dòng nào dưới đây nêu đúng tác dụng của dấu chấm hỏi
□ Dấu chấm hỏi là dấu được đặt ở cuối câu nghi vấn.
□ Dấu chấm hỏi là dấu được đặt cuối câu cảm thán.
□ Dấu chấm hỏi là dấu được đặt cuối câu hỏi.
* Bài tập thông hiểu chức năng của dấu chấm hỏi
Điền dấu chấm hỏi vào những chỗ nào trong đoạn văn sau ?
Nam nhờ chị viết thư thăm ông bà vì em vừa mới vào lớp 1, chưa biết viết. Viết xong thư, chị hỏi:
- Em còn muốn nói thêm gì nữa không Cậu bé đáp:
- Dạ có. Chị viết hộ em vào cuối thư: “Xin lỗi ông bà vì chữ cháu xấu và nhiều lỗi chính tả.”
* Bài tập sử dụng dấu chấm:
Em hãy viết đoạn văn từ 3 đến 5 câu kể về người thân.
Với hệ thống bài tập này giúp các em vận dụng vốn hiểu biết của mình để tiếp thu tri thức mới đồng thời kiểm tra mức độ hiểu bài của các em.