Chương 2: THỰC TRẠNG MÔ HÌNH PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
2.3. Đánh giá những kết quả đạt đƣợc của việc áp dụng mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam
2.3.1. Kết quả đạt đƣợc
- Sử dụng mô hình phân tích SWOT để phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã giúp chúng ta hiểu được khá toàn diện thực trạng về năng lực tài chính (VCSH, CAR), năng lực hoạt động (huy động vốn, cho vay, đầu tư, tốc độ tăng trưởng tài sản, tình hình nợ xấu), năng lực quản trị điều hành (khả năng sinh lời, khả năng đảm bảo an toàn hoạt động), chất lƣợng
nguồn lực và trình độ công nghệ của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đặc biệt là trong giai đoạn từ sau 2011 khi chính thức các cam kết mở cửa ngân hàng khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO có hiệu lực. Tóm tắt thực trạng năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam và trình bày theo ma trận SWOT gồm 4 ô, 2 dòng, 2 cột, chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn nhận đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hiện tại để làm cơ sở cho việc hoạch định kế hoạch chiến lược kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam phù hợp với điều kiện thực tế đồng thời giúp các nhà quản lý đƣa ra các chính sách quản lý khả thi và hiệu quả hơn.
- Phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng ma trận phân tích SWOT đã tạo ra đƣợc một danh sách các yếu tố cần quan tâm giúp các nhà quản lý ngân hàng nhận ra những vấn đề trong quá trình hoạt động để quản lý rủi ro và tận dụng những lợi thế về nguồn lực của ngân hàng mình để tăng lợi nhuận và củng cố đƣợc thị phần trong bối cảnh có sự xâm nhập ngày càng sâu vào thị trường ngân hàng tài chính của các NHNNg và NHLD.
- Qua việc so sánh trực tiếp số liệu của các ngân hàng cũng giúp chúng ta nhận định được những ngân hàng có vị trí dẫn đầu và tương ứng với việc phân tích được họ sở hữu những lợi thế cạnh tranh nào để làm cơ sở cho việc định hướng cho việc phát triển kinh doanh của ngân hàng đó.
- Kết quả của quá trình phân tích SWOT giúp chúng ta cũng có thể dễ dàng nhìn nhận một cách khái quát những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hiện tại để thực hiện những bước tiếp theo như: hình thành chiến lược, mục tiêu chiến lược chiến thuật và cơ chế kiểm soát chiến lƣợc cụ thể. Chiến lƣợc hiệu quả là những chiến lƣợc tận dụng đƣợc các cơ hội bên ngoài và sức mạnh bên trong, cũng nhƣ hạn chế đƣợc những nguy cơ bên ngoài và khắc phục đƣợc những yếu kém của bản thân ngân hàng.
Đồng thời với các kết quả phân tích rõ ràng, cụ thể giúp các nhà quản lý đƣa ra các chính khả thi và hiệu quả để cấu trúc lại hệ thống ngân hàng ngân hàng Việt Nam thành một hệ thống ngân hàng hiện đại an toàn, phát triển bền vững.
2.3.2. Tồn tại và nguyên nhân của những tồn tại 2.3.2.1. Tồn tại
- Đây là phương pháp truyền thống và phần nào phản ánh được năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.Tuy nhiên, hạn chế của việc sử dụng mô hình SWOT trong việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam là không đánh giá được một cách toàn diện dựa trên những tiêu chí thống nhất để xếp hạng năng lực cạnh tranh cho cả hệ thống ngân hàng mà chỉ có thể thực hiện so sánh số liệu hoạt động và nhận xét đánh giá từng yếu tố, từng ngân hàng cụ thể.Vì vậy, kết quả phân tích khá phân tán, thiếu tính tập trung.
- Sử dụng mô hình SWOT trong phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy nhiều thông tin cũng có phần hạn chế do khi sắp xếp vào các ô tương ứng trong ma trận SWOT đã bị giản lược. Điều này dẫn đến một số thông tin bị gò ép vào vị trí không phù hợp với bản chất vấn đề, nhiều đề mục có thể bị trung hòa hoặc nhầm lẫn giữa hai thái cực S-W và O-T do quan điểm của nhà phân tích.
- Do phân tích SWOT không lƣợng định đƣợc các tiêu chí, vì vậy, để đảm bảo tính chính xác thì người phân tích phải thu thập thông tin từ nhiều nguồn khác nhau gây tốn kém chi phí và thời gian. Mặt khác,số liệu và thông tin về tình hình hoạt động và cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam từ các nguồn khác nhau lại cho kết quả không giống nhau gây khó khăn cho việc phân tích tình hình.
- Phân tích SWOT mất nhiều thời gian phân tích tìm hiểu các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của từng ngân hàng trong thời kỳ hội nhập quốc tế nhƣng kết quả phân tích SWOT lại chung chung, không phục vụ nhiều đƣợc cho việc ra quyết định chiến lƣợc nhằm phát triển năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam.
- Kết quả phân tích năng lực cạnh tranh bằng sử dụng ma trận SWOT tạo ra một danh mục những điểm mạnh, điểm yếu,cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhưng những yếu tố trong ma trận SWOT không chỉ ra mức độ quan trọng của mỗi yếu tố đối với năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Muốn xác
định đƣợc đâu là yếu tố mục tiêu lại cần phải thảo luận và nhƣ vậy sẽ tốn thời gian và dễ gặp phải vấn đề bất đồng quan điểm. Nhƣ vậy, việc xây dựng kế hoạch chiến lƣợc và quyết định kinh doanh sẽ gặp khó khăn.
- Phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam bằng mô hình SWOT hoàn toàn tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của các NHTMVN từ quan điểm của nhà phân tích theo hình thức quy nạp, tạo ra lý thuyết, và quan điểm diễn giải, không chứng minh mà chỉ có giải thích.
2.3.2.2. Nguyên nhân của những tồn tại
- Do thiếu một cơ sở thông tin dữ liệu ngân hàng đầy đủ, cập nhật và mang tính tập trung phục vụ cho việc phân tích đánh giá năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt nam.
- Do mô hình phân tích SWOT đƣợc áp dụng phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong chương 2 mới chỉ áp dụng phương pháp phân tích định tính và phương pháp chuyên gia.
- Do những hạn chế về kỹ thuật của mô hình phân tích SWOT nhƣ luận án đã đề cập ở trên.
Kết luận chương 2
Từ những phân tích thực trạng hoạt động và năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam thông qua việc sử dụng mô hình SWOT một phần nào đã cho ta thấy đƣợc những điểm mạnh, điểm yếu cũng nhƣ những cơ hội và thách thức của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.Tuy nhiên,quá trình phân tích tác giả cũng đã đánh giá đƣợc những ƣu điểm cũng nhƣ một số điểm hạn chế của việc sử dụng mô hình SWOT trong phân tích năng lực cạnh tranh của các ngân hàng thương Việt Nam làm cơ sở để lựa chọn một mô hình phân tích năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại Việt Nam ưu việt hơn trong chương 3.
Chương 3