Phân tích SWOT công ty

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty TNHH thương mại và vận tải Quỳnh Giang (Trang 40 - 43)

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH GIÁ AIC VIỆT NAM

3.1 Phân tích SWOT công ty

Ban lãnh đạo trẻ năng động và có năng lực dẫn dắt công ty đi đúng hướng, nắm bắt cơ hội nhanh nhạy đem lại lợi nhuận cho công ty, nâng cao uy tín, tên tuổi của công ty trên thị trường

Xây dựng được một đội ngũ cán bộ công nhân viên nhiệt tình, có trình độ, năng lực và tâm huyết với nghề

Có được hệ thống máy móc, trang thiết bị hiện đại và tương đối đồng bộ với chất lượng cao giúp công ty nhanh chóng hoàn thành các công trình, dự án nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, độ chính xác cao. Điều này giúp nâng cao uy tín của công ty trên thị trường.

Tạo được hệ thống nhà cung cấp nguyên vật liệu đa dạng và có quan hệ tốt với công ty, giúp công ty có thể đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng, luôn đảm bảo được tiến độ thi công và chất lượng công trình.

Trụ sở giao dịch thuận tiện, cơ sở hạ tầng tốt giúp khách hàng dễ dàng tìm đến với công ty, tạo điều kiện phát triển kinh doanh mở rộng thị trường

3.1.2: Điểm yếu ( Weaknesses )

a) Vấn đề về năng lực tài chính

Trượt thầu vì yêu cầu của khách hàng nằm ngoài khả năng của công ty do các nguyên nhân công ty có số vốn không đủ lớn để đáp ứng yêu cầu về vốn của

công trình lớn, thêm vào đó là sự đọng vốn trong các công trình đang trong giai đoạn thi công làm cho công ty không huy động đủ vốn để nhận một công trình khác

b) Vấn đề chất lượng sản phẩm

Hoạt động nhập trang thiết bị, nguyên vật liệu chưa được kế hoạch hóa làm cho vật tư có thể bị thiếu hụt hoặc nhập về không đúng thời gian gây lãng phí.

Vấn đề quản lý và dự trữ vật tư, nguyên vật liệu, máy móc thiết bị chưa chặt chẽ dẫn đến tình trạng mất mát, thiếu hụt nguyên vật liệu mà chưa có biện pháp xử lý kịp thời.

Một số công trình đòi hỏi những máy móc thiết bị đặc biệt mà công ty không có.

Sản phẩm mới đủ tiêu chí tầm trung ở thị trường Việt Nam nếu muốn tiến xa phải đủ các điều kiện chất lượng về sản phẩm như là áp dụng tiêu chuẩn xây dựng Châu Âu Eurocode 2 và PCI thiết kế kết cấu các công trình xây dựng

c) Vấn đề về đội ngũ cán bộ công nhân viên

Công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm đúng mức.

Trong hoạt động, vẫn chưa phân rõ về trách nhiệm và quyền hạn nên chưa phát huy hết vai trò của các thành viên đôi khi còn có sự chồng chéo và ganh đua trong đội ngũ cán bộ công nhân viên.

Trượt thầu trong khi công ty có khả năng đáp ứng các nhu cầu là do :

Hoạt động marketing chưa được quan tâm một cách thỏa đáng làm cho việc nắm bắt thông tin thị trường và nhu cầu khách hàng còn chậm

Công tác chuẩn bị đấu thầu chưa tốt

Còn ít kinh nghiệm trong việc tính toán giá bỏ thầu, chưa tính toán được mức giá hợp lý để đảm bảo thắng thầu

Chưa áp dụng hệ thống quản lý các bước trong công tác đấu thầu làm cho các công việc trong quá trình tham gia đấu thầu bị rối loạn, chồng chéo không đem lại kết quả cao

Do chủ yếu đội ngũ nòng cốt là nguồn lực trẻ cho nên công ty vẫn còn thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ, có kinh nghiệm trong đấu thầu, am hiểu về luật pháp.

Sự đánh giá của một số chủ đầu tư, các tổ chức giám sát, thiết kế còn hạn chế và mang tính chủ quan gây ra sự mất công bằng giữa các nhà thầu, mất công bằng trong kết quả đấu thầu.

3.1.3) Cơ hội (Opportunities )

Sắp tới, khi Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) có hiệu lực, các doanh nghiệp xây dựng Việt Nam sẽ có thêm nhiều cơ hội mới.

Theo đó, các FTA và thỏa thuận của AEC đều thống nhất cắt giảm thuế nhập khẩu giữa các thành viên xuống còn 0-5%, đồng thời, ngay khi các FTA có hiệu lực thì 90-95% số dòng thuế nhập khẩu được đưa về 0%.

Bên cạnh đó, khuôn khổ pháp lý sẽ ngày càng đơn giản, rõ ràng và dễ dự báo hơn, chuyển giao công nghệ trong hoạt động xây dựng thuận lợi hơn, thuế nhập khẩu giảm mạnh… Từ đó, các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty AIC nói riêng có nhiều cơ hội nhập khẩu kỹ thuật cao, công nghệ tiên tiến, máy móc thiết bị hiện đại và vật liệu chất lượng cao mà các doanh nghiệp Việt Nam chưa chế tạo hoặc sản xuất được.

Ngoài ra Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển cơ sở hạ tầng nên cần rất nhiều nhân lực cho ngành xây dựng đây là một cơ hội lớn cho công ty AIC nếu biết nắm bắt thời cơ này

3.1.4) Thách thức (Threats )

Từ nhiều năm nay, chúng ta vẫn đang phải chứng kiến sự "đổ bộ" rầm rộ của các mặt hàng vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, máy móc công trình đến từ EU, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Hàn Quốc và thậm chí là Trung Quốc. "Đây là một thách thức rất lớn đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng của Việt Nam trong cạnh tranh giữa sản phẩm của Việt Nam với sản phẩm ngoại nhập" - một chuyên gia nhận định.

Ngoài ra, các doanh nghiệp ngành xây dựng Việt Nam có nguy cơ bị mất thị trường nội địa vào tay các doanh nghiệp ASEAN. Lý do là mặc dù các thỏa thuận thương mại chưa hiệu lực nhưng từ nhiều năm qua, hàng hóa gồm vật liệu xây dựng, trang trí nội thất, máy móc công trình của các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Singapore… đã đổ bộ vào Việt Nam ào ạt.

Cùng với đó, trình độ của lao động ngành xây dựng Việt Nam và năng suất lao động thấp. Trong khi đó, cộng đồng AEC cho phép tự do di chuyển lao động có tay nghề nên Việt Nam sẽ phải đối mặt với sự di chuyển lao động.

Nói chung đây là thách thức không chỉ riêng công ty AIC mà còn là thách thức chung của tất cả các doanh nghiệp xây dựng hiện nay yêu cầu sự nhanh nhạy thích ứng với thời cuộc

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh công ty TNHH thương mại và vận tải Quỳnh Giang (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(49 trang)
w