CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ ĐỊNH GIÁ AIC VIỆT NAM
3.3 Một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty
a) Nâng cao năng lực tài chính
Vấn đề năng lực tài chính là bài toán khó cho mọi doanh nghiệp và công ty cũng không nằm ngoài số đó. Hiện tại công ty đang tăng cường huy động nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng và từ thị trường tài chính , ngoài việc dùng nguồn vốn đó đầu tư cho lĩnh vực chính là xây lắp thì công ty cũng đã mở rộng đầu tư sang
lĩnh vực khác như: kinh doanh bất động sản, sản xuất kinh doanh các sản phẩm phụ như trụ điện , cống , kinh doanh xăng dầu , cung cấp bê tông tươi ...điều này sẽ giúp công ty tăng khả năng quay vòng vốn lưu động, và có khoản dư thừa để trợ giúp cho ngành xây lắp. Biện pháp này sẽ giúp công ty tăng được năng lực cạnh tranh so với nhiều doanh nghiệp xây dựng khác. Công ty có thể tạo vốn một cách hợp lý bằng cách phát triển sản xuất kinh doanh mua bán vật liệu xây dựng và tham gia nhiều lĩnh vực khác có khả năng quay vòng vốn nhanh hơn, phải sử dụng nguyên tắc “lấy ngắn nuôi dài “ nhằm mở rộng thị trường, và nâng cao được tiềm lực tài chính cho công ty. Ngoài ra công ty cũng phải không ngừng duy trì, củng cố mối quan hệ với các tổ chức tín dụng, ngân hàng để nhận được sự bảo lãnh, ủng hộ của họ khi tham dự thầu.
Đối với những tài sản dưới dạng máy móc thiết bị đã khấu hao hết, không còn giá trị sử dụng, làm giảm năng suất và chất lượng công trình thì tiến hành thanh lý nhằm thu hồi vốn đầu tư, giảm chi phí bảo quản và sửa chữa bảo dưỡng. Điều này vừa giúp công ty có vốn để đầu tư mới, lại vừa giảm được chi phí, hạ giá thành tăng năng lực cạnh tranh cho công ty.
Một biện pháp nữa đó là công ty có thể huy động nguồn vốn từ trong nội bộ công ty bằng một lãi suất thích hợp, đây là nguồn vốn khá ổn định cho công ty. Tuy nhiên, để hoạt động huy động vốn đạt được hiệu quả thì ngoài mức lãi suất phù hợp công ty nên có những biện pháp tuyên truyền thuyết phục toàn bộ cán bộ công nhân viên về lợi ích của việc cho công ty vay vốn. Điều này sẽ giúp công ty nâng cao năng lực tài chính, tạo sức bật trong cạnh tranh, tăng hiệu quả hoạt động cho công ty và đồng nghĩa với thu nhập của lao động trong công ty cũng tăng.
b) Nâng cao chất lượng sản phẩm
Là một doanh nghiệp xây lắp, sản phẩm là các công trình xây dựng có giá trị cao , tuổi thọ công trình dài .Công ty luôn nhận thức được chỉ có đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt thì mới đáp ứng được các tiêu chí về chất lượng công trình và cạnh tranh lâu dài được trên thương trường với các công ty khác. Chính vì vậy thời gian qua công ty đã dùng rất nhiều biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm của mình như: đã thành lập một tổ giám sát có chức năng, nhiệm vụ cụ thể riêng.
Có nhiệm vụ giám sát kiểm tra chất lượng các yếu tố đầu vào từ khâu thu mua đến
bảo quản cất giữ nhằm có được nguyên vật liệu đạt chất lượng, đảm bảo phục vụ kịp thời cho tiến độ thi công, giảm thiểu đến mức tối đa mức hao hụt nguyên vật liệu, kiểm tra chất lượng, kỹ thuật nhằm tránh tình trạng "rút lõi công trình" làm giảm chất lượng sản phẩm và gây tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp.
Sở dĩ đây được coi là giải pháp ưu tiên hàng đầu là vì như phần phân tích thực trạng của công ty ta thấy khá rõ ràng đó là tình hình doanh thu tuy tăng cao nhưng lợi nhuận ròng lại rất thấp, mặt khác công ty cũng đã tham dự đấu thầu một số công trình nhưng đều thất bại mà nguyên nhân chính là do tình trạng giá vốn hàng bán còn cao, giá dự thầu cao hơn giá dự toán công trình đã được phê duyệt.
Điều này đã làm giảm khả năng tích luỹ, mở rộng sản xuất, giảm đầu tư và năng lực cạnh tranh của công ty. Do vậy, biện pháp hạ thấp giá thành nhưng phải đảm bảo chất lượng sản phẩm sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình trên thương trường.
c) Nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên
- Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý doanh nghiệp : Qua một thời gian đi vào hoạt động thực tế, hệ thống tổ chức quản lý của công ty đã bộc lộ nhiều điểm bất cập và công ty đã có một số thay đổi kịp thời nhằm nâng cao được năng lực cạnh tranh của mình. Tuy tổ chức quản lý theo mô hình tập trung thống nhât từ trên xuống xong mỗi phòng ban và các bộ phận trực tiếp sản xuất trong công ty vẫn có quan hệ mật thiết với nhau, giám sát và giúp đỡ nhau. Trước đây Cty chỉ có một đội xây dựng nên khối lượng công việc nhiều , khó quản lý nên Cty tiến hành thành lập thêm một đội mới nhằm tạo tinh thần thi đua với nhau để tăng năng suất lao động . Giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, cá nhân để tăng cường trách nhiệm và phát huy tính chủ động sáng tạo trong công việc, gắn quyền lợi và trách nhiệm của mỗi cá nhân, mỗi bộ phận trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Cải cách các thủ tục, quy trình tác nghiệp và thực hiện các biện pháp tiết kiệm nhằm giảm các chi phí quản lý sản xuất kinh doanh .
Công ty luôn nhận thấy rằng con người là nhân tố đầu vào vô cùng quan trọng, quyết định đến sự phát triển và khả năng cạnh tranh của công ty. Do vậy đào tạo con người là con đường ngắn nhất để tiếp cận với khoa học kỹ thuật tiến tiến và
nghệ thuật quản lý kinh tế hiện đại. Để nâng cao được chất lượng cán bộ công nhân viên công ty nên thực hiện một số biện pháp sau:
- Lập kế hoạch hàng năm việc thực hiện đào tạo đội ngũ cán bộ công nhân viên theo đúng yêu cầu nhiệm vụ công ty, phải xác định rõ đối tượng, số lượng, bố trí sử dụng sau khoá đào tạo. Ngoài ra công ty có thể mời người về giảng dạy tại công ty cho cán bộ công nhân viên giúp họ vừa tiết kiệm được chi phí thời gian , lại vừa có thể thực hành , điều này rất tốt để nâng cao kiến thức của người lao động.
- Vì công trình thi công bị ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết rất nhiều và có tính thời vụ nên đôi khi thừa lực lượng lao động , khi lại thiếu rất nhiều. Do vậy , Cty phải có kế hoạch tuyển dụng lao động ngắn hạn hoặc thời vụ đối với lao động giản đơn để đáp ứng được tiến độ thi công . Tuy nhiên khi tuyển dụng công ty cũng nên có những tiêu chuẩn nhất định nhằm giảm được chi phí đào tạo, tuyển lao động có tay nghề sẽ góp phần làm tăng năng suất lao động , đảm bảo tiến độ thi công góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho công ty .
- Sàng lọc đội ngũ cán bộ trong bộ máy không còn đủ sức khoẻ, trình độ sang bộ phận giản đơn hoặc cho nghỉ theo chế độ, thay vào đó là những người có đủ thể lực và trí lực có thể vận hành hiệu quả guồng máy công ty trong thời đại mới.
Và để chọn được đúng người làm tốt vị trí này cần có kế hoạch tuyển chọn thông qua các kỳ sát hạch kiến thức trong công ty hoặc thi tuyển công khai trên mọi thông tin đại chúng nhằm thu hút và chọn được nhân tài thực sự.
- Đào tạo tin học, ngoại ngữ cho các cán bộ
- Xây dựng chế độ lương , thưởng hợp lý .Đây là công cụ để kích thích người lao động làm việc hăng say , làm việc với năng suất cao hơn , thu hút nhân tài và duy trì họ gắn bó lâu dài với công ty .
d) Phát triển văn hóa doanh nghiệp
"Doanh nghiệp chỉ có thể nhận ra khi có bản sắc riêng và tạo được hình ảnh đẹp trong con mắt người tiêu dùng và xã hội", chính vì vậy doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một bản sắc văn hoá riêng. Lãnh đạo công ty cần phải tăng cường giáo dục nhân viên về văn hoá của doanh nghiệp mình từ cách trang phục nhân viên, cách trang trí, bày biện trong công ty, thái độ cách ứng xử với khách hàng, chất lượng hàng hoá dịch vụ đến uy tín, danh tiếng, thương hiệu của công ty. Giúp
họ thấy được nét riêng của công ty mình, làm họ thêm yêu mến và cống hiến sự sáng tạo, nhiệt tình, hợp tác trong sản xuất để đạt được hiệu quả cao nhất . Củng cố và tăng cường mối quan hệ ngoại giao với các cơ quan ban ngành , đây cũng là yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả SXKD của công ty , từ đó nâng cao vị thế của công ty trên thị trường
3.3.2 Về phía nhà nước
a) Hoàn thiện hệ thống pháp luật
Để hội nhập tốt hơn vào kinh tế khu vực và toàn cầu thì Chính phủ nên hoàn thiện hơn nữa các văn bản pháp luật như: luật chống bán phá giá, luật cạnh tranh , luật quy định về bản quyền, luật đấu thầu , luật đầu tư ...cho phù hơp với luật quốc tế trên sân chơi WTO. Đối với các văn bản dưới luật, các nghị định, thông tư hướng dẫn phải kịp thời với thời điểm của luật, tránh tình trạng luật đã có hiệu lực mà văn bản hướng dẫn vẫn chưa có. Điều này sẽ gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong việc thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh cạnh tranh của mình .
Bên cạnh luật pháp thì Nhà nước cũng cần hoàn thiện các chính sách kinh tế như: chính sách tài chính, chính sách thương mại, chính sách cạnh tranh, hàng rào thương mại...nhằm tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các công ty trong nền kinh tế thị trường đầy sôi động. Ví dụ : để giúp doanh nghiệp giảm bớt khó khăn khi nền kinh tế thế giới suy thoái thì Nhà nước ban hành chính sách tài chính ưu đãi cho các doanh nghiệp vay lãi suất thấp, thời gian kéo dài hoặc giãn thuế , giảm thuế phải nộp … từ đó sẽ tạo điều kiện cho các công ty có thể tích lũy lượng vốn cần thiết để cũng cố hoạt động SXKD , vượt qua được những khó khăn , thử thách và có điều kiện tham gia thi công các công trình .
b) Đẩy mạnh thủ tục cải cách hành chính
Từ lâu nay thủ tục hành chính của các cơ quan công quyền của Việt Nam khá rườm rà gây khó khăn cản trở cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước. Chính vì vậy Nhà nước cần phải đẩy mạnh cải cách hành chính, bãi bỏ những thủ tục, những khâu không cần thiết trong quá trình xét duyệt đầu tư, áp thuế hải quan, thông quan hàng hoá, đăng ký kinh doanh...thực hiện cơ chế một cửa nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí, lao động và mang lại niềm tin cho các nhà đầu tư. Đồng thời