4.2. Các đặc điểm tự nhiên và xã hội của mô hình
4.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội
Bảng 4.3: Thống kê trình độ học vấn của các hộ được điều tra theo mô hình
Mô hình
Trình độ học vấn
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 ĐH-CĐ
Bời lời xen Sắn 5 2 1 -
Bời lời xen Dứa 4 6 - -
Bời lời xen Cà phê
2 5 1 3
Qua bảng 4.3 mô hình Bời lời xen Sắn chủ yếu là các hộ có trình độ văn hóa cấp 1 là 5/9 hộ chiếm 55,9%, cấp 2 chiếm 22,2%, còn lại ở cấp 3 chiếm 11,2%; ở mô hình Bời lời xen Dứa phần lớn đều tập trung ở trình độ văn hóa cấp 1 và 2; còn ở mô hình Bời lời xen Cà phê các chủ hộ có trình độ học vấn cao hơn tập trung ở cấp 1 và 2 là 7/9 hộ chiếm 77,7%, còn lại ở cấp 3 và ĐH – CĐ là 4/9 hộ chiếm 44,4%.
Như vậy mô hình phân cấp theo trình học vấn của các hộ gia đình đã qua các lớp tạo đạo từ cấp1 đến cấp 3 và các hộ cùng biết được những phương pháp áp dụng kỹ thuật chủ yếu trồng cây thông qua các lớp đào tạo của người hướng dẫn khuyến nông lâm. Các hộ gia đình được cung cấp giống cây Bời lời đỏ áp dụng cho mô hình được thực hiện theo kế hoạch là lâu dài giúp cho các hộ có nguồn kinh tế ổn định… nâng cao đời sống dân trí tại địa phương biết ứng dụng biện pháp khoa học công nghệ cây trồng.
66.67%
22.22%
11.11%
Biểu đồ thể hiện cơ cấu chung theo trình độ học vấn
Cấp 1 Cấp 2 Cấp 3 ĐH-CĐ
Hình 4.9: Biểu đồ thể hiện cơ cấu chung theo trình độ học vấn
Qua hình 4.9. Ta thấy trình độ học vấn của mô hình trong đó người dân học cấp 1 chiếm tỷ lệ lên tới 67% cao nhất trong vùng, cấp 2 chiếm 22%, cấp 3 chiếm 11%, còn đại học cao đẳng không có. Như vậy trình độ văn hóa là cơ sở để các hộ học hỏi kinh nghiệm không chỉ giữa các hộ với nhau mà còn trên phương tiện thông
tin, sách vở. Đặc biệt là các hộ thực hiện mô hình trồng Bời lời đỏ xen Cà phê, Sắn, Dứa khi mà thời đại thông tin các tin tức về giá, phân bón, giống,… luôn là mối quan tâm của các hộ trồng xen cà phê, Sắn, Dứa.
(2) Tiếp cận các nguồn thông tin
Bảng 4.4: Thống kê chuyên môn của các hộ điều tra theo mô hình
Mô hình
Chuyên môn Từ kinh
nghiệm Học hỏi
bà con Phương tiện
thông tin Khuyến nông khuyến lâm
Bời lời xen Sắn 1 6 1 3
Bời lời xen Dứa 3 7 - 1
Bời lời xen Cà phê - 4 2 2
Dựa vào bảng 4.4 nhận thấy phần lớn các mô hình mà các hộ đang canh tác đều tự học hỏi kinh nghiệm sản suất khác, các mô hình chủ yếu các hộ đều học hỏi kinh nghiệm qua bà con được trồng từ lâu đời ở nơi đây nên kỹ thuật trồng và chăm sóc bà con đã nắm rõ, chính vì vậy mà bà con có thể dễ dàng trao đổi kinh nghiệm cho nhau theo mô hình nông lâm kết hợp, còn mô hình xen Cà phê chiếm 55,5%
kinh nghiệm được học hỏi từ bà con, còn lại là được học hỏi từ các phương tiện thông tin và khuyến nông khuyến lâm, do cây cà phê chỉ mới được trồng trên địa bàn cách đây không lâu, kỹ thuật chăm sóc phức tạp nên các hộ không chỉ học hỏi hoàn toàn ở bà con là đủ.
(3) Diện tích canh tác
Bảng 4.5: Thống kê diện tích của các hộ theo mô hình (Đơn vị: ha) Mô hình
Diện tích
< 1 1 - 2 2 - 3
Bời lời xen Sắn 2 8 1
Bời lời xen Dứa 4 5 -
Bời lời xen Cà phê 1 6 -
Dựa theo bảng 4.5 thì diện tích canh tác của người dân đều bé hơn 3 ha, trong đó phần lớn các hộ trồng xen Dứa và Cà phê chủ yếu ở diện tích dưới 2 ha chiếm 100%, đối với các hộ trồng xen Sắn có diện tích canh tác là từ 1 – 3 ha có 8/9 hộ chiếm 88.9% (trong đó từ 2 – 3 ha chiếm 11,1%) còn lại 11,1% trồng trong diện tích nhỏ hơn 1 ha.
So sánh giữa ba loại mô hình: về diện tích trồng Bời lời đỏ trồng xen sắn có diện tích canh tác từ 1 – 3 ha đầy là mô hình được trồng nhiều nhất trong từng hộ do phần lớn diện tích đất canh tách có địa hình đồi núi không có nguồn nước tưới tận dụng nhưng khoảng đất trống Bời lời đỏ trồng xen sắn tăng thêm theo từng năm do các hộ chạy theo giá cả thị trường và tạo thêm thu nhập cho từng hộ trong khi chờ đợi khai thác Bời lời đỏ và diện tích trồng Bời lời đỏ xen Dứa có diện tích canh tác 1 ha Dứa được trồng xen với Bời đỏ trên đất xám bạc màu địa hình đồi núi không có hệ thống tưới nước được tận dụng khoảng đất trống được trồng xen Bời lời đỏ nhằm giảm hạn chế xói mòn đất và cải thiện yếu tố môi trường là chủ yếu, còn về diện tích trồng Bời Bời đỏ trồng xen Cà phê có diện tích từ 1- 2 ha được trồng trên đất đỏ Bazan có địa hình bằng phẳng gần nước tưới khá thuận lợi để phát triển theo mô hình nên các hộ áp dụng để trồng theo mô hình nông lâm kết hợp.
(4) Nguồn lao động
Bảng 4.6: Thống kê nguồn lao động của các hộ theo mô hình
Lao động Gia đình Gia đình + thuê
theo mùa Gia đình + thuê cả năm
Bời lời xen Sắn 7 3 0
Bời lời xen Dứa 9 0 0
Bời lời xen Cà phê 5 6 0
Theo bảng 4.6 ở mô hình xen Dứa chủ yếu là lao động gia đình chiếm 100%;
đối với mô hình xen Sắn chủ yếu là lao động gia đình có 7/9 hộ chiếm 77,7 % và thuê mướn theo mùa có 3/9 hộ chiếm 33,4%; đối với mô hình xen Cà phê có 5/9 hộ chiếm 55,5 % là lao động gia đình, 66,6% là lao động gia đình cộng thuê mướn theo mùa.
Được biết các hộ áp dụng mô hình xen cà phê phải chăm sóc phải thường xuyên nên phân lớn các hộ có diện tích từ 1 ha trở lên thường thuê thêm lao động theo mùa vì đối với cây cà phê rất cần chăm sóc từ việc dãy cỏ, bón phân, phun thuốc, thu hoạch. Cũng giống như cây cà phê cây Sắn tuy dễ chăm sóc hơn nhưng trồng với diện tích lớn thì việc thu hoạch cũng thuê mướn theo mùa. Trong khi đó mô hình xen Dứa dễ trồng, dễ chăm sóc, diện tích nhỏ, mật độ lại không cao nên không tốn công thuê mướn, vì vậy các hộ trong mô hình chỉ tập trung là lao động gia đình.
(5) Vốn sản xuất
Bảng 4.7: Thống kê vốn sản xuất của các hộ theo mô hình
Mô hình Vốn
Thiếu Đủ
Bời lời xen Sắn 2 9
Bời lời xen Dứa 9 0
Bời lời xen Cà phê 4 5
Qua bảng 4.7 có 14/28 hộ thiếu vốn sản xuất, đối với mô hình xen Sắn có 2/9 hộ chiếm 22,2% còn 100% đủ vốn sản xuất, đối với mô hình xen Dứa có 9/9 hộ thiếu vốn 100%, đối với mô hình xen Cà phê có 4/9 hộ chiếm 44,4% thiếu vốn sản xuất còn 55,6% đủ vốn sản xuất.
Xét trên tổng thể giữa các mô hình thì các hộ trồng xen Dứa thiếu vốn sản xuất, do sản phẩm bán hàng năm ít, đất trồng không hiệu quả, cây Dứa chỉ mang tính chất cải tạo, chống xói mòn đất dốc; còn đối với 2 mô hình trồng xen Sắn và Cà phê đều đủ vốn sản xuất do các sản phẩm bán hàng năm nhiều, cũng đều có giá trị tương đối cao. Bên cạnh đó việc đầu tư cho việc trồng xen Sắn và Dứa chi phí đầu tư thấp hơn so với đầu tư trồng xen với Cà phê lại tốn một chi phí lớn về giống, phân, thuốc, công… nên các hộ không có điều kiện thường không thể triển khai mô hình này.
Nguồn vốn là đầu vào không thể thiếu trong tất cả các hoạt động sản xuất nói chung và quá trình trồng Bời Lời đỏ xen canh hòa màu nói riềng. Trồng Bời lời đỏ quy mô đỏi hỏi vốn ban đầu lớn thời gian thu hồi vốn dài, với tâm lý sợ rủi ro của người dân nên việc mở rộng quy mô trồng Bời còn nhiều hạn chế. Chính quyền địa phương phải tạo mọi điều kiện thuận lợi để người dân vay vốn với lãi suất ưu đãi việc trồng Bời lời.
(6) Chi phí đầu tư cho mô hình
Chi phí đầu tư ban đầu cho mỗi mô hình giống và lượng phân khác nhau:
Bảng 4.8: Chi phí đầu tư về giống cho mỗi mô hình
(Đvt: đồng/ha)
Mô hình Hạng mục Đơn vị
tính Đơn
giá Cây/ha Thành tiền Tổng Bời lời
xen Sắn Giống Bời lời đỏ Cây 900 1.600 1.440.000 7.940.000
Giống Sắn Cây 500 13.000 6.500.000
Bời lời Giống Bời lời đỏ Cây 900 800 720.000 16.720.000
xen Dứa Giống Dứa Cây 1.000 16.000 16.000.000 Bời lời
xen Cà phê
Giống Bời lời đỏ Cây 900 1.100 990.000
4.290.000 Giống Cà phê Cây 3.000 1.100 3.300.000
Ghi chú: Tính cho thời điểm hiện tại năm 2018 (Nguồn: số liệu điều tra) So sánh giữa 3 mô hình về mức độ đầu tư vốn cho giống thì mô hình có chi phí giống thấp nhất là mô hình xen Cà phê 4,2 triệu; mô hình có chi phí giống cao nhất là mô hình trồng xen Dứa lên tới 16,7 triệu cao gấp 3,9 lần so với mô hình xen Cà phê, nguyên nhân là do chi phí đầu tư cho cây Dứa tuy giá mỗi cây giống rất nhỏ nhưng trồng với mật độ dày nên thường số lượng cây giống rất lớn.
Bảng 4.9: Chi phí đầu tư cho phân bón và thuốc ở mỗi mô hình trên ha.
(Đvt: đồng/ha)
Mô hình Hạng mục Đơn vị tính Đơn giá Khối lượng Thành tiên
Bời lời đỏ xen Sắn
Phân vi sinh Kg 4.000 0 0
Phân chuồng Tấn 700.000 1 700.000
Phân NPK Kg 13.000 0 0
Thuốc BVTV 0 0
Tổng 700.000
Bời lời đỏ xen Dứa
Phân vi sinh Kg 4.000 0 0
Phân chuồng Tấn 700.000 0,5 350.000
Phân NPK Kg 13.000 0 0
Thuốc BVTV 0 0
Tổng 350.000
Bời lời đỏ xen Cà phê
Phân vi sinh Kg 4.000 500 2.000.000
Phân chuồng Tấn 700.000 2 1.400.000
Phân NPK Kg 13.000 500 6.500.000
Thuốc BVTV 1.000.000
Tổng 11.950.000
Ghi chú: Tính theo giá trị ở thời điểm hiện tại năm 2018 (Nguồn: số liệu điều tra) Tính trên cùng một diện tích đất, mỗi loại cây trồng khác nhau cần một lượng phân bón khác nhau. Theo bảng 4.9 giữa 3 mô hình đều có chung cây Bời lời đỏ, nhưng lượng phân bón giữa 3 mô hình có sự khác nhau rõ rệt. Đối với 2 mô hình xen Sắn và Dứa chi phí đầu từ ít nó không kén đất, không đòi hỏi chất dinh dưỡng cao nên người không đầu tư lượng phân bón nhiều; còn cây Cà phê rất kén đất, cần hấp thụ chất dinh dưỡng cao trong các năm nên người đầu tư lượng phân
bón nhiều. Áp dụng biện kĩ thuật trong việc bón phân cây hợp lý để tăng năng xuất của mô hình có nhiều hiệu quả cao trong mô 3 mô hình
(7) Giá cả thị trường
Bảng 4.10: Thống kê giá bán của Bời lời đỏ, Sắn, Dứa, Cà phê, Dứa từ năm (2012-2018)
(Đơn vị: nghìn đồng)
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
Bời lời đỏ 27.000 30.000 25.000 20.000 18.000 20.000 25.000
Sắn 2.000 2.500 3.000 3.500 2.700 4.000 5.000
Dứa 4.000 5.000 4.500 6.000 6.000 5.000 7.000
Cà phê 38.000 35.000 39.000 38.000 32.000 39.000 40.000 (Nguồn: Số liệu điều tra)
Trong những năm gầy đây hầu như giá thị trường thay đổi trong từng các năm nên việc lựa chọn giống cây trồng luôn là người dân quyết định đến từng mô hình do chạy theo giá cả thị trường nên cần có những biện pháp để phát triển bền vững của giá trị của cây Bời lời, cần áp dụng khoa học kỹ thuật mô hình nông lâm kết hợp tăng năm suất cây trồng không chạy theo giá thị trường, khuyến khích người tham gia các lớp dạy, học hỏi vào mô hình trồng Bời lời đỏ xen canh. Vì vậy nông dân có thể tận dụng đất đại canh tác các loại cây nông nghiệp truyền theo phương thức mô hình nông lâm kết hợp trồng rừng thâm canh cây Bời lời đỏ được bố trí trồng trong các nương rẫy của nông dân miền núi như cây Bời lời đỏ trồng xen Sắn, Dứa, Cà phê, mang lại thu nhập cao cho hộ gia đình và luôn đảm bảo giá cả khi thị trường thay đổi vừa đảm bảo tính ổn định kinh tế cho nông hộ.
So sánh giữa ba loài loại mô hình: về thị trường tiêu thụ và giá nông sản thì Cà phê được coi là loại cây được coi là có thị trường đầu ra ôn định nhất, nhưng địa hình đất đai lại hàn chế, xa nguồn nước tưới nên nhiều hộ đầu tư một diện tích nhất định.
Dứa tuy giá cả ổn định nhưng người dần trồng chủ yếu trên đối tượng đất dốc không trồng được các cây hoa màu khác, để cải tạo đất, chống xói mòn,…nên dân người dân trồng một diện tích nhất định; Sắn trong mấy năm gần đầy giá cả tướng đối ổn định lại không kén đất, dễ chăm sóc nên nhiều hộ không ngần ngại đầu tư một diện lớn để trồng xen sắn; con Dứa thì giá cả luôn ổn định theo các năm do
diện tích trồng nhỏ chủ yếu được trồng trên đất xám bạc màu, khó khăn trong việc tưới nước nên năng xuất thấp, chưa đáp ứng về giá cả thị trường tiêu thụ trong vùng sản xuất nên cần có giải pháp mở rộng của mô hình.
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 45000
Biểu đồ biến thiên về giá bán nông sản năm 2012 - 2018
Bời lời đỏ Sắn Dứa Cà phê
Giá cả
Hình 4.10: Biểu đồ biến thiên về giá nông sản năm 2012-2018
Giá là một trong những yếu tố quan trọng quyết định việc lựa chọn mô hình của người dân cho đầu tư loại cây trồng gì theo nhu câu của thị trường, đa phần
người dân thường chạy theo xu hướng của thị trường những sản phẩm nào tiêu thụ mạnh giá cả cao là lựa chọn hàng đầu của các hộ dân nên giá cả là yếu tố quan trọng. Qua hình 4.10 ta thấy có sự biến động mạnh mẽ giữa giá bán qua các năm của Bời lời đỏ và Cà phê, còn Sắn và Dứa thì có mức giá ổn định hơn qua các năm.
4.2.3. Phân tích đánh giá SWOT của mô hình trồng Bời lời xen canh Bảng 4.11: Phân tích SWOT của mô hình trồng Bời lời xen canh.
Bời lời- Cà phê Bời lời – Sắn Bời lời – Dứa
Thuậ n lợi
- Hạn chế thoát hơi nước của hệ thống trong mua khô
- Che bóng cho cây Cà phê
- Chắn gió cho cây Cà phê
- Cải tạo tăng độ phì của đất
- Hạn chế được cỏ dại xâm lấn Bời lời - Hạn chế xói mòn đất
- Che phủ, cải tạo đất, giảm xới mòn đất
- Kiếm thêm thu nhập
- Hạn chế cỏ dại
- Khoảng cách trồng Bời lời mở tán rộng
- Che phủ, cải tạo đất, giảm xói mòn đất.
- Ngắn dòng chảy đất bị rửa trôi.
- Cải thiện môi trương
Khó Khăn
- Không thuận tiện cho việc kéo ống tưới, trải bạt hái Cà Phê - Tốn công khai thác Bời lời hơn vì phải hạn chế tối thiểu việc làm cho cành và cây Bời lời đổ ngã vào cây Cà phê
- Tốn công cắt tỉa cành Bời lời
- Mùa khô khắc nghiệt kéo dài, lượng mưa ít dẫn đến thiếu nước,
- Chi phí vận chuyển cao vì mô hình làm ở trên nương rẫy là những nơi xa nhà - Sinh khối nói chung và năng suất vỏ nói riêng là thấp
- Đất xám bạc màu, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán thiếu nước - Đất đai bị xói mòn vào mùa mưa
- Trình độ dân trí của đồng bào thấp chưa
- Chi phí vận chuyển cao vì mô hình làm ở trên nương rẫy, đất trên đồi dốc là những nơi xa nhà
- Đường đi lại khó khăn - Sinh khối nói chung và năng suất vỏ nói riêng là thấp
- Đất xám bạc màu, khí hậu khắc nghiệt, hạn hán thiếu nước
- Giá cả thị trường không ổn định
hạn hán
- Trình độ dân trí của đồng bào bà con còn thấp, thiếu lao động lành nghề, cán bộ khoa học – kỹ thuật - Cơ sở hạ tầng kém phát triển đặc biệt là giao thông vận tải, các nhà chế biến, … - Nông dân chưa liền kết với công ty
- Giá cả thị trường không ổn định.
áp dụng đúng theo quy trình kỹ thuật - Giá cả thị trường không ổn định
Cơ hội
- Tạo tiểu khí hậu trong vườn Cà phê nên giảm được lượng nước tưới Cà phê - Tạo cơ hội việc làm
- Cải tạo đất nhờ sự phân huỷ là Bời lời rụng xuống
- Bảo vệ đất chống xói mòn
- Cải tạo đất, dễ thoát nước.
- Che phủ, chống xói mòn đất
Nguy cơ
- Bị các loài cây khác có giá trị cao hơn thay thế: Sầu riêng, Bơ, Điều...
- Việc khai thác Bời lời sớm, tái canh lại nương rẫy sớm có thể làm cho đất không kịp phục hồi
- Khai thác Bời lời sớm, tái canh tác nương rẫy sớm có thể làm cho đất đồi dốc rửa trôi không kịp phục hồi.
Nhìn chung về mặt thuận lợi của các mô hình Bời lời đỏ trồng xen hoa màu nó tạo ra công việc làm và nguồn thu tiền mặt khá thường xuyên cho người dân, có thể hình thành tổ hợp kinh tế khép kín: trồng trọt, chế biến vỏ, gỗ, dịch vụ,... là cơ hội để phát triển nông nghiệp và nông thôn. Ngoài ra, có chính sách hỗ trợ, khuyến khích người dân trong sản xuất lâm nghiệp đưa vào chương trình trồng rừng như hỗ trợ giống, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật sản xuất, hỗ trợ phát triển lâm