Mô hình Bời lời trồng xen Sắn

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nông Lâm kết hợp (Trang 42 - 48)

4.3. Hiệu quả kinh tế của các mô hình

4.3.1. Mô hình Bời lời trồng xen Sắn

Với mô hình trồng Bời lời đỏ xen Sắn, cây trồng Bời lời đỏ là chủ đạo do đó chi phí làm đất ban đầu được tính cho cây Bời lời. Mô hình này đã khắc phục được nhược điểm của canh tác cây sắn độc canh, vì trồng thuần cây sắn thì chi 3 – 4 năm đã làm đất bạc màu và khó thể canh tác tiết tục. Chi phí sản xuất Bời lời đỏ bao gồm đào hố, cây giống, làm cỏ xới gốc hàng năm và cắt cành. Cự ly trồng Bời lời đỏ cây cách cây trong hàng 2,5 m; hàng cách hàng 2,5m. Mật độ trồng 1600 cây/ha.

Với việc trồng kết hợp cây bời lời đã tạo nên việc sử dụng đất khá bền vững, nông dân có thể canh tác lâu dài và có thu nhập ôn định. Việc xới vun gốc được làm cùng với lúc làm cỏ cho Sắn nên chi phí xới vun gốc cho Bời lời đỏ được tính dựa vào Quyết định 38/2005/BNN để tính chi phí xới vun gốc cho 1ha.

Bảng 4.12: Tính các chỉ số CBA của mô trồng Bời lời đỏ xen Sắn

Năm Chi phí

(Ct) Thu Nhập

(Bt) Lợi nhuận

(Bt – Ct) CPV BPV

Năm 1 (2012) 40.850.000 62.000.000 21.150.000 37.477 56.881 Năm 2 (2013) 21.970.000 32.500.000 10.530.000 18.492 27.355 Năm 3 (2014) 19.960.000 27.750.000 7.790.000 15.413 21.428

Năm 4 (2015) 1.580.000 - (1.580.000) 1.119 -

Năm 5 (2016) - - - - -

Năm 6 (2017) - - - - -

Năm 7 (2018) 10.450.000 79.800.000 69.350.000 5.717 43.899 Tổng 94.810.000 202.050.000 192.500.000 78.217 149.563

NPV 72.465

BCR 1,91

(Đvt: Nghìn đồng/ha) Bảng số liệu trên cho thấy, ở mô hình này thì cây Sắn chỉ trồng được từ năm thứ nhất đến năm thứ ba nên được thu nhập từ cây Sắn lợi nhuận mới dương, còn từ năm thứ 4 trở đi cây Bời lời lớn, tán cành rộng không trồng xen được nữa với lại người dân không đầu tư, làm cỏ, tỉa cành… nên chi phí nó âm, đến năm thứ 7 mô hình mới có chi phí dương khi khai thác cây Bời lời đỏ, lợi nhuận cũng dương nên phương thức trồng Bời lời đỏ xen Sắn mới có lãi. Ở địa bàn nghiên cứu người dân chủ yếu tập trung vào mô hình Bời lời đỏ xen Sắn vì mô hình này chi phí đầu tư thấp, không kén đất, không có khả năng tưới nước, dễ chăm sóc, về thị trường tiêu thụ và giá cả nông sản thì cũng ổn định.

4.3.2. Mô hình Bời lời trồng xen Dứa

Với mô hình trồng Bời lời đỏ xen Dứa, cây trồng Bời lời đỏ là chủ đạo do đó chi phí làm đất ban đầu được tính cho cây Bời lời đỏ. Chi phí SX Bời lời bao gồm:

đào hố, cây giống, làm cỏ xới gốc hàng năm và cắt tỉa cành. Cự ly trồng Bời lời đỏ cây cách cây trong hàng 2,5 m; hàng cách hàng 5 m, mật độ trồng 800 cây/ha. Với việc trồng kết cây Bời lời đỏ tạo nên việc sử dụng đất khá bền vững, nhằm hàn chế

xói mòn đất và cải tạo đất vừa bảo vệ môi trường, nông dân có thể canh tác lâu dài và có thu nhập ổn định.

Việc xới vun gốc được làm cùng với lúc làm cỏ cho Dứa nên chi phí xới vun gốc cho Bời lời đỏ được tính dựa vào Quyết định 38/2005/BNN để tính chi phí xới vun gốc cho 1ha. Ánh sáng ảnh hưởng rõ rệt đến năng suất. Trồng dày, khả năng hấp thụ nước thấp vào trong mua khô, cây phát triển chậm không mang lại năng suất thấp, thiếu ánh sáng cây Dứa cho quả nhỏ, không ngọt.

Bảng 4.12: Tính các chỉ số CBA của mô hình Bời Lời trồng xen Dứa.

( Đvt: nghìn đồng/ha)

Năm Chi Phí

(Ct) Thu nhập

(Bt) Lợi nhuận

(Bt-Ct) CPV BPV

Năm 1 (2012) 65.240.000 - (65.240.000) 59,830 -

Năm 2 (2013) 22.400.000 25.000.000 2.600.000 18.854 21.042 Năm 3 (2014) 16.280.000 19.465.000 3.185.000 12.571 15.031 Năm 4 (2015) 8.740.000 15.500.000 6.760.000 6.192 10.981 Năm 5 (2016) 5.130.000 16.800.000 11.670.000 3.334 10.919 Năm 6 (2017) 6.030.000 18.500.000 12.470.000 3.595 11.031 Năm 7 (2018) 14.180.000 34.590.000 20.410.000 7.757 18.922 Tổng 138.000.000 129.855.000 57.095.000 112.156 87.925

NPV 35.622

BCR 0.78

Bảng số liệu trên cho thấy, ở mô hình Bời lời đỏ trồng xen Dứa thì từ năm thứ 2 trở đi mô hình mới bắt đầu thu nhập từ cây Dứa nên chi phí và lợi nhuận chỉ tính cho cây Dứa nhưng lợi nhuận lại không cao, đến năm thứ 7 thì mô hình mới thu cả cây Bời lời đỏ. Mô hình này mặc dù thua lỗ nhưng người dân vẫn trồng để tận dụng khoảng đất trống khi cây Bời lời đỏ chưa khép tán, trồng trên đối tượng địa hình đất dốc, đất dễ dàng xói mòn, không trồng được các cây hoa màu khác, không có khả năng tưới nước, dễ chăm sóc, nhằm giảm đất bị rửa trôi, để tăng độ che phủ, cải tạo đất, chống xói mòn và phát triển bền vững về môi trường.

4.3.3. Mô hình Bời lời trồng xen Cà phê

Trong mô hình Bời lời đỏ trồng xen vườn Cà phê, chi phí làm đất ban đầu được tính cho cây Cà phê vì cây Cà phê là cây chủ đạo. Chi phí SX Bời lời chỉ bao gồm: đào hố, cây giống, làm cỏ xới gốc hàng năm và cắt tỉa cành. Mật độ trồng Bời

lời ban đầu là 1100 cây/ha (3 x 3 m) thì đến năm thứ 4 và thứ 5 Bời lời đã đảm bảo độ che bóng cho Cà phê, rồi tiến hành tỉa thưa 50% giảm mật độ xuống còn 550 cây/ha (3 x 6 m). Việc làm cỏ xới vun gốc hàng năm thường được làm cùng Cà phê.

Do đó việc tính công làm cỏ, xới gốc sẽ dựa vào Quyết định 38/2005/BNN để tính chi phí làm cỏ, xới gốc hết bao nhiêu công/ha.

Bảng 4.13: Tính các chỉ số CBA của mô hình Bời Lời trồng xen Cà phê

Năm Chi phí

(Ct) Thu nhập

(Bt) Lợi nhuận

(Bt-Ct) CPV BPV

Năm 1 (2012) 61.350.000 - (61.350.000) 56.065 -

Năm 2 (2013) 50.240.000 - (50.240.000) 42.286 -

Năm 3 (2014) 18.250.000 8.350.000 (9.900.000) 14.092 6.448 Năm 4 (2015) 9.140.000 36.400.000 27.260.000 6.475 25.787 Năm 5 (2016) 7.090.000 73.000.000 65.910.000 4.608 47.445 Năm 6 (2017) 6.690.000 133.000.000 126.310.000 3.989 79.304 Năm 7 (2018) 12.280.000 265.000.000 252.720.000 6.718 144.964

Tổng 165.040.000 515.750.000 350.710.000 134.45

2 303.947

NPV 268.065

BCR 2,26

(Đvt: nghìn đồng/ha)

Bảng số liệu trên cho thấy, ở mô hình Bời lời đỏ trồng xen Cà phê hai năm đầu Cà phê chưa thu hoạch nên thu nhập nó âm đến năm thứ 3 trở đi Cà phê thu hoạch lợi nhuận mới bắt đầu dương nhưng năm 3 thu nhập thấp nên lợi nhuận vẫn âm, từ năm thứ 4 trở đi Cà phê thu nhập cao, lợi nhuận bắt đầu dương đến năm thứ 7 mới thu cả cây Bời lời đỏ nên phương thức trồng Bời lời đỏ xen Cà phê mới có lãi, do chi phí đầu tư cây Cà phê cao nên BCR nó mới thấp.

Mô hình này được người dân trồng trên đất nâu đỏ, có khả năng tưới nước nhưng lại chưa được mở rộng vì nguồn vốn còn hạn chế của nông hộ chưa đầu tư vào nhiều mô hình này, địa hình đất đai bằng phẳng còn hạn chế chủ yếu là địa hình dốc chiếm tỷ lệ cao, xa nguồn nước tưới tạo nguồn khó khăn nên nhiều hộ đầu tư một diện tích nhất định.

Sử dụng các hàm tài chính trong Excel, ta có bảng tổng hợp về một số chỉ số cơ bản về tài chính của các phương thức trồng Bời lời đỏ như sau:

Bảng 4.14: Một số chỉ số kinh tế ở các mô hình trồng Bời lời đỏ

Trồng xen Sắn Trồng xen Dứa Trồng xen Cà phê

CPV (triệu đồng) 78.217 112.156 134.452

BPV (triệu đồng) 149.563 87.925 303.947

NPV (triệu đồng) 72.465 35.622 268.065

BCR 1,91 0,78 2,26

Suất chiết khấu 9 % 9 % 9 %

Kết quả trên cho thấy:

Các mô hình trồng Bời lời đỏ với chu kỳ 7 năm thì 2 mô hình trồng xen Sắn và Cà phê đều có lãi cao, còn trồng xen Dứa thì thua lỗ.

Hai mô hình Bời lời đỏ trồng xen Sắn và Cà phê đều có chỉ số BCR cao hơn mô hình trồng xen Dứa.

Nguyên nhân làm cho các chỉ số ở mô hình Bời lời trồng xen Dứa đều thấp hơn ở 2 mô hình trồng xen Sắn và Cà phê có thể là do:

Mô hình trồng Bời lời đỏ xen sắn chủ yếu trồng trên đất xám bạc màu và đất nâu đỏ địa hình tình tương đối bằng phẳng, độ dốc thấp, một năm trồng Bời lời đỏ xen Sắn, cây Sắn thu hoạch trước còn cây Bời Lời đỏ thu hoạch trong vòng 4 – 7 năm mới thụ hoạch, giá cả phụ thuộc vào thị trường, nên mô hình trồng Bời lời đỏ xen Sắn luôn tạo thu nhập trong năm và cải thiện yếu tố môi trường.

Mô hình trồng Bời lời đỏ xen cà phê chủ yếu trồng trên đất nâu đỏ địa hình bằng phẳng, dễ tưới nước cho cây, 3 năm mới bắt đầu thu hoạch cà phê và cây Bời lời đỏ trong vòng 4 – 7 năm có thể khai thác, giá cả phụ thuộc vào thị trường, mang lại lợi nhuận cao hơn so với hai mô hình trồng xen Sắn và Dứa

Mô hình trồng xen Dứa chủ yếu trồng đất xám bạc màu trên đồi dốc, không trồng được cây hoa màu khác, khả năng sinh trưởng phát triển chậm, không có khả năng tưới nước, nhằm để chống xói mòn, cải tạo đất và cải thiện môi trường

Bị sâu đục thân, sâu ăn lá, bọ trĩ trích hút làm quăn lá thâm trí làm chết khô, trụi lá trong mùa khô

Mô hình trồng xen Dứa các sản phẩm bán hàng năm ít, chủ yếu là sản phẩm từ cây Bời lời đỏ

Bị các cây có giá trị cao hơn canh tranh: Cà phê, Cao su, Hồ tiêu…

Còn ở 2 mô hình trồng xen Sắn và Cà phê thì các sản phẩm bán hàng năm nhiều cũng đều có giá trị tương đối cao, nhất là mô hình trồng xen Cà phê nhưng chi phí đầu tư lại cao nên chỉ số BCR thấp hơn so với cây Sắn chi phí đầu tư thấp.

Như vậy mô hình đều có giá trị thu nhập khác nhau mô hình trồng Bời lời đỏ xen Sắn có thu nhập ổn định và chi phí đầu tư cho mô hình là ở mực trung bình do cây Sắn được trồng xen thu hoạch hàng năm, đối với mô hình Bời lời đỏ xen Dứa thu nhập không cao so với hai mô hình trên, chi phí đầu tư nhiều do mô hình này được trồng trên địa hình dốc đất xám bạc và để nhằm cải thiện các yếu tố môi trường, còn đối với mô hình trồng Bời lời đỏ xen Cà phê mang lại thu nhập cao hơn so với mô hình trồng xen Sắn, Dứa, chi phí đầu tư nhiều, mô hình này được trồng trên đất bằng phẳng và có độ dốc tương đối có hệ thống tươi nước điều tiết được lượng nước trong mùa khô.

Một phần của tài liệu Khoá luận tốt nghiệp nông Lâm kết hợp (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(74 trang)
w