Tương quan giữa thể tích thân cây theo tuổi (V – A)

Một phần của tài liệu KLTN (1) (Trang 57 - 60)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.3 Sự tương quan của các đại lượng sinh trưởng của cây Bời lời

4.3.4. Tương quan giữa thể tích thân cây theo tuổi (V – A)

4.3.4.1 Xác định hình số thân cây (f1,3) của cây Bời lời đỏ trồng thuần bằng hạt trên 2 loại đất

Hình số thân cây được tính riêng trên hai loại đất. Kết quả hình số thân cây như sau:

f1,3 đất xám: 0,67 f1,3 đất đỏ: 0,61

Hình số trên hai loại đất là do độ thon giữa các cây giải tích khác nhau là do:

Ở tuổi 7 đất xám (ODT lấy số liệu cây giải tích) cây có chiều cao lớn độ thon cao, trong khi đó thì trên đất đỏ (ODT lấy số liệu cây giải tích) cây có chiều cao thấp hơn có dạng hình chóp. Do đó, có sự chênh lệch giữa hình số trên hai loại đất.

4.3.4.2 Tương quan giữa thể tích theo tuổi của cây (V – A)

Thể tích cây là một nhân tố điều tra quan trọng biểu thị một cách tổng quát về sản lượng rừng. Phản ánh lên các yếu tố môi trưởng, biện pháp tác động với tình trạng lâm phần hiện có. Trên cơ sở đó, đề tài đã tiến hành nghiên cứu mối tương quan giữa thể tích cây với tuổi trên từng loại đất.

Bảng: 4.22 Các dạng phương trình tương quan V – A trên đất đỏ

TT Hàm Số hiệu r R2 Sy-x Pa Pb

1 V = (-0,0145015 + 0,0278737*A)^2 (4.31) 0,88 76,9 0,03 0,71 0,02 2 V = (-0,133362 + 0,117471*sqrt(A))^2 (4.32) 0,91 82,1 0,02 0,08 0,01 3 V= (-0,0571355 + 0,118284*ln(A))^2 (4.33) 0,93 85,8 0,02 0,18 0,01 4 V = exp(-9,39367 + 3,23149*ln(A)) (4.34) 0,93 86,4 0,66 0,00 0,01 5 V = (0,221612 - 0,416918/A)^2 (4.35) 0,94 87,5 0,02 0,00 0,01

Sau khi tiến hành một số chỉ tiêu thống như trong bảng 4.22 cho thấy, hàm thử nghiệm 4.33 là phù hợp với quy luật tương quan vì nó có hệ số tương quan cao (r = 0,93), sai số tiêu chuẩn nhỏ (Sy-x = 0,02) và tham số phương trình (Pb < 0,05) ở mức ý nghĩa 0,05. Dễ tính toán và áp dụng trong thực tế, đồng thời phù hợp với quy luật sinh trưởng. Ở đây không chọn các hàm còn lại không phù hợp với quy luật sinh trưởng.

Phương trình cụ thể là: V= (-0,0571355 + 0,118284*ln(A))^2 Kết quả tính cụ thể được trình bày và biểu diễn ở bảng và hình dưới đây:

Bảng: 4.23 Kết quả tính từ phương trình tương quan V– A trên đất đỏ

Tuổi (năm) 2 3 4 5 6 7

Vtn (m3) 0,0004 0,0048 0,0105 0,0241 0,0328 0,0189 Vlt (m3) 0,0006 0,0053 0,0114 0,0178 0,0240 0,0299

Object 97

Hình: 4.26 Quy luật tương quan V – A trên đất đỏ

Từ kết quả bảng 4.23 và hình 4.26 cho thấy, thể tích thân cây có xu hướng tăng dần theo tuổi. Tuy nhiên, thể tích ở tuổi 7 không tuân theo quy luật này do các ô điều tra được lập trên những mật độ, điều kiện lập địa khác nhau và biện pháp canh tác ở mỗi ODT cũng khác nhau. Càng về sau thì tốc độ tăng lên càng nhanh, ở tuổi 2 đến tuổi 3 thể tích cây tăng chậm nhất (0,0044 m3/năm) và nhanh nhất (0,0137 m3/năm) ở tuổi 4 đến 5. Ở tuổi 6 đến tuổi 7, do giới hạn về thời gian và phạm vi điều tra nên đề tài nghiên cứu chưa đáp ứng được tính đại diện cho sự sinh trưởng trên từng dạng lập địa và phương thức canh tác khác nhau.

Bảng: 4.24 Các dạng phương trình tương quan V - A trên đất xám

TT Hàm Số hiệu r R2 Sy-x Pa Pb

1 V = exp(-9,98807 + 3,31213*ln(A)) (4.36) 0,97 94,

8

0,2

3 0,00 0,00 2 V = -0,00129047 + 0,000500525*A^2 (4.37) 0,91 82,8 0,00 0,70 0,01 3 V = exp(-12,1869 + 3,3203*sqrt(A)) (4.38) 0,96

92,

5 0,48 0,00 0,00 4 V = -0,0104447 + 0,00461104*A (4.39) 0,92

84,

5 0,00 0,09 0,01 5 V = (-0,0339431 + 0,0272586*A)^2 (4.40) 0,94 89,1 0,01 0,21 0,01

Sau khi tiến hành một số chỉ tiêu thống như trong bảng 4.24 cho thấy, hàm thử nghiệm 4.37 là phù hợp với quy luật tương quan vì nó có hệ số tương quan cao (r = 0,91), sai số tiêu chuẩn nhỏ (Sy-x) = 0,00) và tham số phương trình (Pb < 0,05) ở mức ý nghĩa 0,05. Dễ tính toán và áp dụng trong thực tế, đồng thời phù hợp với quy luật sinh trưởng. Ở đây không chọn các hàm còn lại vì không phù hợp với quy luật sinh trưởng.

Phương trình cụ thể là: V = -0,00129047 + 0,000500525*A^2

Kết quả tính cụ thể được trình bày và biểu diễn ở bảng và hình dưới đây:

Bảng: 4.25 Kết quả tính từ phương trình tương quan V– A trên đất xám

Tuổi (năm) 2 3 4 5 6 7

Vtn (m3) 0,0005 0,0014 0,0046 0,0190 0,0142 0,0222 Vlt (m3) 0,0007 0,0032 0,0067 0,0112 0,0167 0,0232

Object 99

Hình: 4.27 Quy luật tương quan V – A trên đất xám

Từ kết quả bảng 4.25 và hình 4.27 cho thấy, thể tích thân cây có xu hướng tăng dần theo tuổi, Tuy nhiên, thể tích ở tuổi 6 không tuân theo quy luật này là do các ODT được lập trên các mật độ và điều kiện lập địa khác nhau, biện pháp canh tác ở các ODT cũng khác nhau. Càng về sau thì tốc độ tăng lên càng nhanh, thể tích thân cây tăng mạnh ít nhất (0,0005 m3/năm) ở tuổi 2 đến tuổi 3 và tăng mạnh nhất (0,0144 m3/năm) ở tuổi 4 đến tuổi 5. Đường phân bố thực nghiệm ở tuổi 5 đến tuổi 6 không phù hợp tại vì thời gian và phạm vi điều tra có hạn nên số liệu chưa đại diện cho tình hình sinh trưởng trên tất cả các loại lập địa và phương thức canh tác khác nhau.

Một phần của tài liệu KLTN (1) (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w