Tăng trưởng của rừng trồng Bời lời đỏ

Một phần của tài liệu KLTN (1) (Trang 60 - 66)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

4.4 Tăng trưởng của rừng trồng Bời lời đỏ

4.4.1 Tăng trưởng hàng năm về đường kính tại vị trí 1,3 m

Kết quả của việc nghiên cứu lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính thân cây tại vị trí 1,3 m của cây Bời lời đỏ tại khu vực nghiên cứu được trình bày như sau:

Bảng: 4.26 Lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính (iD) trên đất đỏ

Tuổi (năm) 2 3 4 5 6 7

iDtn (cm) 1,92 2,94 1,51 1,83 0,65 -1,05

iDlt (cm) 2,05 2,62 1,71 1,15 0,82 0,61

Object 102

Hình: 4.28 Lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính (iD) trên đất đỏ Từ kết quả bảng 4.26 và hình 4.28 cho thấy, đường tăng trưởng về đường kính thực nghiệm có sự biến động qua các năm. Tuy nhiên, ở tuổi 7 lượng tăng trưởng này không phù hợp với quy luật sinh trưởng do giới hạn về thời gian cũng như phạm vi địa lí khi nghiên cứu nên đề tài chưa tổng hợp được số liệu đại diện cho các dạng điều kiện lập địa, mật độ trồng cũng như kĩ thuật trồng. Ở đường tăng trưởng lý thuyết về đường kính, từ tuổi 2 đến tuổi 3 tăng (từ 2,05 cm đến 2,62 cm/năm) nhưng từ tuổi 3 đến tuổi 7, tăng trưởng chậm dần qua các năm (từ 2,62 cm xuống 0,61 cm/năm). Dựa vào số liệu thực nghiệm và số liệu lý thuyết cho thấy, tăng trưởng về đường kính từ tuổi 2 đến tuổi 3 là giai đoạn tăng mạnh mạnh nhất, từ tưởi 3 đến tuổi 5 có sự giảm nhẹ, từ tuổi 5 đến tuổi 7 có xu hướng giảm mạnh theo thời gian.

Bảng: 4.27 Lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính (iD) trên đất xám

Tuổi (năm) 2 3 4 5 6 7

iDtn (cm) 2,12 1,08 1,72 3,35 -0,72 0,41

iDlt (cm) 2,08 2,09 1,41 1,11 0,96 0,84

Object 105

Hình: 4.29 Lượng tăng trưởng hàng năm về đường kính (iD) trên đất xám Từ kết quả bảng số liệu 4.27 và hình 4.29 cho thấy, đường tăng trưởng thực nghiệm của đường kính biến động qua các năm có sự biến đổi. Tăng ở giai đoạn từ tuổi 2 đến tuổi 5, trong đó từ tuổi 4 đến tuổi 5 tăng trưởng mạnh nhất (1,72 cm đến 3,35 cm/năm). Sau tuổi 5 lượng tăng trưởng chậm dần đến tuổi 7. Ở đường tăng trưởng lý thuyết, lượng tăng trưởng tăng nhẹ từ tuổi 2 đến tuổi 3, sau tuổi 3 có xu hướng tăng trưởng chậm đến tuổi 7. Dựa vào số liệu thực nghiệm và số liệu lý thuyết cho thấy, lượng tăng trưởng có xu hướng tăng từ tuổi 2 đến tuổi 5, những tăng mạnh nhất ở tuổi 4 và tuổi 5, sau đó tăng trưởng có xu hướng chậm lại đến tuổi 7.

Như vậy, phân tích bảng số liệu và hình cho thấy, ở trên đất đỏ cây Bời lời đỏ có lượng tăng trưởng đường kính ổn định qua các năm, trên đất xám lượng tăng trưởng chỉ tăng mạnh ở giai đoạn từ tuổi 4 đến tuổi 5. Nhìn chung, trên đất xám lượng tăng trưởng về đường kính cao hơn trên đất đỏ.

4.4.2 Tăng trưởng hàng năm về chiều cao vút ngọn

Kết quả nghiên cứu về tăng trưởng hàng năm về về chiều cao của cây Bời lời đỏ được trồng trên hai loại đất được trình bày như sau:

Bảng: 4.28 Lượng tăng trưởng hàng năm về chiều cao (iH) trên đất đỏ

Tuổi (năm) 2 3 4 5 6 7

iHtn (m) 2,12 1,71 1,07 1,92 1,15 -2,07

iHlt (m) 2,16 1,67 1,27 0,95 0,74 0,58

Object 107

Hình: 4.30 Lượng tăng trưởng hàng năm về chiều cao (iH) trên đất đỏ Từ kết quả bảng 4.28 và hình 4.30 cho thấy, đường tăng trưởng thực nghiệm về chiều cao giảm từ tuổi 2 đến tuổi 4 (2,12 m xuống 1,07 m/năm), từ tuổi 4 đến tuổi 5 tăng (từ 1,07 đến 1,92 m/năm) sau đó có xu hướng giảm theo tuổi. Ở đường phân bố lý thuyết, lượng tăng trưởng về chiều cao có xu hướng tăng chậm dần từ tuổi 2 đến tuổi 7 (2,16 xuống 0,58 m/năm). Dựa vào số liệu thực nghiệm và số liệu lý thuyết cho thấy, lượng tăng trưởng về chiều cao có xu hướng ổn định từ tuổi 2 đến tuổi 5, sau đó có xu hướng giảm theo tuổi.

Bảng: 4.29 Lượng tăng trưởng hàng năm về chiều cao (iH) trên đất xám

Tuổi (năm) 2 3 4 5 6 7

iHtn (m) 2,1 0,7 1,2 1,8 -0,6 2,1

iHlt (m) 1,9 1,4 1,1 0,8 0,6 0,5

Object 109

Hình: 4.31 Lượng tăng trưởng hàng năm về chiều cao (iH) trên đất xám Từ kết quả bảng số liệu 4.29 và hình 4.31 cho thấy, đường thực nghiệm biến đổi không theo quy luật qua các năm. Ở đường tăng trưởng lý thuyết, lượng tăng trưởng về chiều cao giảm dần từ tuổi 2 đến tuổi 7 (từ 1,9 đến 0,5 cm/năm). Dựa vào số liệu thực nghiệm và lý thuyết cho thấy lượng tăng trưởng ổn định từ tuổi 2 đến tuổi 5, từ tuổi 5 đến tuổi 7 giảm dần theo tuổi.

Như vậy, phân tích bảng số liệu và hình cho thấy, lượng tăng trưởng về chiều cao ở đất đỏ phát triển ổn định qua các năm và lượng tăng trưởng hàng năm về chiều cao lớn hơn ở đất xám.

4.3.3 Tăng trưởng hàng năm về thể tích

Kết quả nghiên cứu về tăng trưởng hàng năm về thể tích cây Bời lời đỏ trồng bằng hạt trên hai loại đất được trình bày như sau:

Bảng: 4.30 Lượng tăng trưởng hàng năm về thể tích (iV) trên đất đỏ

Tuổi (năm) 2 3 4 5 6 7

iVtn (m3) 0,0004 0,0044 0,0057 0,0136 0,0087 -0,0139 iVlt (m3) 0,0006 0,0047 0,0061 0,0064 0,0062 0,0059

Object 111

Hình: 4.32 Lượng tăng trưởng hàng năm về thể tích (iV) trên đất đỏ

Từ kết quả bảng số liệu 4.30 và hình 4.32 cho thấy, đường tăng trưởng hàng năm thực nghiệm về thể tích cây Bời lời đỏ tăng từ tuổi 2 đến tuổi 5 (từ 0,0004 đến 0,00136 m3/năm). Sau đó lượng tăng trưởng giảm đến tuổi 7. Lượng tăng trưởng ở tuổi 7 không phù hợp với quy luật sinh trưởng, là do giới hạn về thời gian, phạm vi nghiên cứu nên đề tài chưa tổng hợp được các số liệu đại diện cho các điều kiện lập địa, mật độ trồng dẫn đến tự chênh lệch ở tuổi 7. Còn ở đường tăng trưởng lý thuyết, tăng dần từ tuổi 2 đến tuổi 5 (từ 0,0006 đến 0,0064 m3/năm), sau đó giảm nhẹ đến tuổi 7. Dự vào số liệu thực nghiệm và số liệu lý thuyết cho thấy lượng tăng trưởng về thể tích tăng ổn định từ tuổi 2 đến tuổi 5, từ tuổi 5 đến tuổi 7 có xu hướng giảm dần.

Bảng: 4.31 Lượng tăng trưởng hàng năm về thể tích (iV) trên đất xám

Tuổi (năm) 2 3 4 5 6 7

iVtn (m3) 0,0005 0,0009 0,0032 0,0144 -0,0048 0,008 iVlt (m3) 0,0007 0,0025 0,0035 0,0045 0,0055 0,0065

Object 113

Hình: 4.33 Lượng tăng trưởng hàng năm về thể tích (iV) trên đất xám Từ kết quả bảng số liệu 4.31 và hình 4.33 cho thấy, đường tăng trưởng thực nghiệm tăng từ tuổi 2 đến tuổi 5 (0,0005 đến 0,0144 m3/năm). Sau đó giảm đến tuổi 7. Tuy nhiên, ở tuổi 6 lượng tăng trưởng không theo quy luật sinh trưởng, giới hạn về thời gian cũng như phạm vi nghiên cứu nên đề tài chưa tổng hợp được số liệu trên từng điều kiện lập địa, mật độ trồng cũng như kĩ thuật canh tác dẫn đến sự chệnh lệch giữa số tuổi 6. Ở đường phân bố lý thuyết cho thấy, lượng tăng trưởng về đường thể tích tăng dần từ tuổi 2 đến tuổi 7 (0,0007 đến 0,0065 m3/năm).

Như vậy, phân tích bảng số liệu và các hình cho thấy, thể tích của cây Bời lời đỏ trên đất đỏ tăng trưởng mạnh hơn trên đất xám. Từ đó có thể kết luận, cây Bời lời đỏ thích nghi với đất đỏ hơn đất xám, lượng tăng trưởng hàng năm trên đất đỏ lớn hơn trên đất xám.

Một phần của tài liệu KLTN (1) (Trang 60 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(83 trang)
w