Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy xử lý chất thải rắn sử dụng Công nghệ lò đốt BFB có khả năng thu hồi vốn cao bằng các hình thức: (i) Thu phí xử lý rác thải theo quy định, và (ii) Sản xuất điện năng. Ngoài ra, dự án còn có thể có thêm các nguồn thu tài chính khác như: kinh doanh nguyên liệu tái chế, v…v.
3.1. Doanh thu từ phí dịch vụ xử lý rác thải
- Doanh thu từ phí xử lý rác thải là một trong những nguồn thu chính của dự án, phụ thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh được chuyển tới nhà máy và công suất vận hành xử lý rác thải của nhà máy.
- Mức giá dịch vụ xử lý được hiểu là mức giá phải trả cho Nhà đầu tư để xử lý chất thải rắn, nó khác với chi phí thực tế mà Nhà đầu tư chi trả cho công tác quản lý, vận hành hệ thống xử lý.
- Mức giá dịch vụ xử lý chất thải của dự án được tính toán theo đơn vị USD/tấn tại đầu vào của nhà máy xử lý. Chi phí này không bao gồm chi phí thu gom và vận chuyển chất thải từ điểm phát sinh tới nhà máy xử lý.
Mức giá dịch vụ xử lý: 21 USD/1 tấn Kịch bản thu phí:
+ Năm đầu tiên: 20 USD/1 tấn chất thải rắn sinh hoạt
+ Các năm tiếp theo, mỗi năm tăng phí 1 lần, mỗi lần tăng bằng tỷ lệ lạm phát (dự kiến tỷ lệ lạm phát trung bình trong vòng đời dự án là 5%/năm).
Các nguyên tắc xác định mức giá dịch vụ xử lý
Việc xác định mức giá dịch vụ xử lý chất thải được xác định dựa vào một số nguyên tắc sau:
+ Mức giá dịch vụ xử lý phải được tính đúng, tính đủ các yếu tố chi phí để quản lý, vận hành nhà máy (chi phí vật tư trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung);
+ Mức giá dịch vụ xử lý phải được tính toán bao gồm chi phí chung (chi phí văn phòng, đào tạo, phí, lệ phí, bảo hiểm công trình, bảo dưỡng máy, chi phí vật liệu, công cụ);
+ Mức giá dịch vụ xử lý phải được tính toán bao gồm chi phí duy tu, đại tu các máy móc, thiết bị, hạ tầng kỹ thuật trong nhà máy trong suốt vòng đời của dự án;
+ Mức giá dịch vụ xử lý phải được tính toán bao gồm chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng;
Ngoài các chi phí trực tiếp để quản lý và vận hành toàn bộ nhà máy trên thì mức giá dịch vụ xử lý chất thải cần phải được tính toán bao gồm các chi phí sau:
+ Khấu hao tài sản cố định;
+ Trả lãi vay ngân hàng;
+ Lợi nhuận của Nhà đầu tư.
Tham khảo các mức giá dịch vụ xử lý
* Mức giá dịch vụ xử lý theo định mức của Bộ Xây dựng
Quyết định số 322/QĐ-BXD ngày 6/4/2012 của Bộ Xây dựng về việc công bố suất vốn đầu tư xây dựng và mức chi phí xử lý CTR sinh hoạt quy định mức chi phí xử lý CTR sinh hoạt cụ thể như sau:
Thuyết minh:
- Mức giá dịch vụ xử lý CTR sinh hoạt là khoản kinh phí tính cho một đơn vị công suất xử lý (01 tấn/ngày) nhằm đảm bảo bù đắp các khoản chi phí có liên quan đến quá trình đầu tư và vận hành cơ sở xử lý CTR sinh hoạt với mức lợi nhuận hợp lý;
- Mức giá dịch vụ xử lý được xác định cho các dự án đầu tư cơ sở xử lý CTR sinh hoạt sử dụng công nghệ, thiết bị được nghiên cứu, chế tạo trong nước;
- Mức giá dịch vụ xử lý được xác định trên cơ sở tính toán các chi phí có liên quan đến quá trình đầu tư, xây dựng, vận hành, có tính đến việc thu hồi chi phí từ việc tiêu thụ một số sản phẩm của quá trình chế biến;
- Mức giá dịch vụ xử lý được xác định theo mặt bằng giá tại thời điểm quý I/2012.
Định mức mức giá dịch vụ xử lý:
Bảng 8. Mức giá dịch vụ xử lý theo định mức Bộ Xây dựng ST
T Công nghệ xử lý Công suất xử lý (tấn/ngày)
Mức chi phí (triệu đồng/tấn)
Mức chi phí (USD/tấn) 1 Chế biến phân vi sinh
Compost
100 - 300 0,27 – 0,22 12,9 – 10,5 300 - 500 0,22 – 0,16 10,5 – 7,6 2 Chế biến thành viên
nhiên liệu 50 – 100 0,24 – 0,18 11,4 – 8,6
3 Công nghệ đốt 50 – 300 0,41 – 0,32 19,5 – 15,2
4 Trung bình 0,25 11,9
* Tham khảo mức giá dịch vụ xử lý tại các địa phương ở Việt Nam
Bảng 9. Mức giá dịch vụ xử lý tham khảo tại một số địa phương năm 2013 Địa phương
Đơn giá xử lý Công nghệ phân Compost
(VNĐ/tấn)
Đơn giá xử lý Công nghệ tái chế
(VNĐ/tấn)
Đơn giá xử lý Công nghệ đốt (VNĐ/tấn) Hà Nội (nhà máy
Xuân Sơn)
330.000 – 378.000
Hà Nam 190.000 340.000
Bình Phước 37.800 37.800 37.800
Vĩnh Long 240.000 240.000
TP. Hồ Chí Minh 340.000 340.000 340.000
Cà Mau 351.000
Kiên Giang 320.000
3.2. Doanh thu từ bán điện
Doanh thu từ bán điện được tính toán dựa trên sản lượng điện hàng năm hòa vào lưới điện và giá mua thỏa thuận với EVN (không tính lượng điện năng sử dụng nội bộ dự kiến chiếm 10%).
Giá bán điện dự kiến là 10,05 UScents/kwh, tương đương 2.114 VNĐ/kWh (Theo quy định trong thông tư số 32/2015/TT-BCT quy định về phát triển dự án và hợp đồng mua bán điện mẫu áp dụng cho các dự án phát điện sử dụng chất thải rắn).
Khối lượng điện năng phát sinh dự kiến 1418-22 MW cho nhà máy công suất 1.000 tấn/ngày và 79-11 MW cho nhà máy công suất 500 tấn/ngày.