Đảm bảo chất luợng

Một phần của tài liệu Tái thiết kế quy trình kiểm soát chất lượng vải nguyên liệu cho một đối tượng nghiên cứu (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHẤT LƯỢNG

2.3. Một số phuơng pháp kiểm soát chất luợng [8]

2.3.3. Đảm bảo chất luợng

Sau khi lý luận và kỹ thuật kiểm tra chất lượng ra đời, các phương pháp thống kê đã đạt được những kết quả to lớn trong việc xác định và loại bỏ các nguyên nhân gây biến động trong các quá trình sản xuất, chỉ rõ được mối quan hệ nhân quả và độ chuẩn xác hoạt động kiểm tra bằng cách đưa vào áp dụng kiểm tra lấy mẫu thay cho việc kiểm tra 100%

sản phẩm. Tuy nhiên, để đạt được mục tiêu của quản lý chất lượng là thỏa mãn người tiêu dùng thì đó chưa phải là điều kiện đủ. Nó đòi hỏi không chỉ áp dụng các phương pháp này vào sản xuất, mà còn áp dụng cho các quá trình xảy ra trước và sau quá trình sản xuất như:

Khảo sát thị trường, thiết kế, lập kế hoạch, mua hàng, đóng gói, lưu kho vận chuyển, phân

phối và các dịch vụ sau bán hàng.

Mọi hoạt động trên đều phải có kế hoạch, hệ thống để đảm bảo các yêu cầu đã định ra với chất lượng của sản phẩm. Điều này sẽ giúp tiết kiệm trong sản xuất và đồng thời thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là một ví dụ điển hình, cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn sơ bộ thế nào là hệ thống đảm bảo chất lượng.

2.3.4. Quản lý chất lượng toàn diện

TQM được định nghĩa là một dạng quản lý chất lượng chiến lược, phương pháp quản lý của tổ chức, định hướng vào chất lượng, dựa trên sự tham gia của mọi thành viên và nhằm đem lại sự thành công dài hạn thông qua sự thỏa mãn khách hàng, lợi ích cho mọi thành viên công ty và lợi ích cho toàn xã hội.

Mục tiêu của TQM là cải tiến chất lượng sản phẩm và thỏa mãn khách hàng tốt nhất.

Đặc điểm nổi bật của TQM so với các phương pháp quản lý chất lượng trước đây là sẽ cưng cấp một hệ thống toàn diện cho công tác quản lý, cải tiến mọi khía cạnh có liên quan đến chất lượng và huy động sự tham gia của mọi bộ phận và mọi cá nhân để đạt được mục tiêu chất lượng đã đề ra.

Các đặc điểm chưng của TQM trong quá trình kiểm tra thực tế hiện nay tại các công ty có thể tóm tắt như sau:

- Chất lượng định hướng bởi khách hàng - Vai trò lãnh đạo trong công ty

- Cải tiến chất lượng liên tục - Tính nhất thể, hệ thống

- Sự tham gia của mọi cấp, mọi bộ phận, mọi nhân viên 2.3.5. Các công cụ sử dụng để kiểm soát chất lượng [9]

SQC là kỹ thuật áp dụng phương pháp thống kê để thu thập, trình bày, phân tích dữ liệu một cách đúng đắn, chính xác, kịp thời nhằm theo dõi, kiểm soát, cải tiến các quá trình hoạt động của một đơn vị, một tổ chức bằng cách giảm tính biến động của nó.

Để thu thập được dữ liệu, cần xác định rõ các mục tiêu, phân vùng dữ liệu, đảm bảo độ tin cậy của dữ liệu và xác định các phương pháp ghi nhận dữ liệu thích hợp. Sau đây, sẽ giới thiệu 7 công cụ thống kê cơ bản (Hình 2.2) thường dùng trong kỹ thuật SQC

Hình 2.2 Bảy công cụ quản lỷ chẩt lượng cơ bản

Phiếu kiểm tra: Là một biểu mẫu đã in sẵn những yêu cầu kiểm tra để có thể ghi vào dễ dàng và rõ rệt. Dùng để ghi chép dữ liệu, tạo một hình ảnh đầy đủ về các sự kiện, dữ liệu. Có các loại phiếu như check sheet, data sheet, check list.

Biểu đồ Pareto: Là biểu đồ cột theo thứ tự độ lớn giảm dần của các sai lỗi hoặc của các nguyên nhân gây sai lỗi, từ đó xét ưu tiên những hành động khắc phục, ngăn ngừa. Quy tắc Pareto 80/20 được dùng để đánh giá những phàn nàn của khách hàng, chi phí bảo hành, các khuyết tật chất lượng. Chẳng hạn, 80% các phàn nàn của khách hàng là kết quả từ 20%

các bộ phận cấu thành sản phẩm, 80% các khuyết tật chất luợng là kết quả do 20% các công đoạn của quá trình gây nên.

Lưu ý: nên phân tích Pareto theo quan điểm khách hàng. Tránh xem những khuyết tật dễ nhận dạng là vấn đề quan trọng (the vital few), về mặt kỹ thuật, không phải lúc nào cũng bỏ qua “nhiều vấn đề không quan trọng (the trivital many)”.

Biểu đồ tần số - Histogram: Là biểu đồ cột dùng để đo tần số xuất hiện một vấn đề nào đó, cho thấy rõ hình ảnh sự thay đổi, biến động của một tập dữ liệu. Có 3 điểm cần lưu ý là giá trị trung tâm, độ rộng và hình dạng của biểu đồ tần số.

Biểu đồ kiểm soát - Control chart: Là dạng biểu đồ có 1 đường tâm chỉ giá trị trung bình của quá trình và 2 đường song song trên và dưới đường tâm chỉ giới hạn kiểm soát trên và dưới của quá trình, giúp dự đoán đánh giá sự ổn định của quá trình, xác định khi

nào cần điều chỉnh, cải tiến quá trình.

Biểu đồ phân tản - Scatter diagram: Là đồ thị biểu diển mối quan hệ giữa 2 loại số liệu (x, y) thông qua hình dạng đám mây điểm của 2 bộ số liệu đó, giúp phân tích, phát hiện quan hệ giữa các đặc tính để tăng cường khả năng kiểm soát quá trình cũng như kiểm tra và phát hiện các vấn đề của quá trình.

Biểu đồ nhân quả - Cause and effect diagram: Giúp phân tích, tìm các nguyên nhân tiềm ẩn và nguyên nhân gốc gây ra sai lỗi, xác định mức độ của các nguyên nhân gây ảnh hưởng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giải quyết vấn đề từ triệu chứng, nguyên nhân đến giải pháp.

Có 2 loại biểu đồ thường dùng: biểu đồ dạng 5M-1E và dạng theo quá trình.

Lưu đồ - Flow chart: Mô tả tiến trình, thứ tự các công việc, các quá trình cần tuân thủ. Từ đó, tạo khả năng hoàn thiện hay thiết kế lại quá trình.

Phối hợp các công cụ SQC: Kiểm soát quá trình là cần thiết vì không có một quá trình hoạt động nào có thể cho ra những sản phẩm giống hệt nhau. Đó là do có những biến động trong quá trình hoạt động. Những biến động này do nhiều nguyên nhân khác nhau.

Có thể phân làm 2 loại nguyên nhân.

Nguyên nhân ngẫu nhiên: do biến đổi ngẫu nhiên vốn có của quá trình. Biến đổi do những nguyên nhân này là tự nhiên, bình thuờng, không gây ra những thay đổi lớn ở sản phẩm.

Nguyên nhân đặc biệt: là sụ khác biệt, do yếu tố nằm ngoài hệ thống gây ra. Thông thuờng, sụ nhận biết về chúng, việc loại bỏ và hiệu chỉnh chúng là trách nhiệm của những nguời trực tiếp tham gia vào quá trình. Nhung đôi khi cần có sụ tham gia của nhà quản lý để truy tìm nguyên nhân này.

Do vậy, các công cụ thống kê thuờng đuợc phối hợp sử dụng để quản lý và cải tiến quá trình, đặc biệt là trong kỹ thuật giải quyết vấn đề chất luợng.

2.3.6. Phân tích SWOT [10]

Khải niệm: Mô hình phân tích SWOT là một công cụ hữu dụng đuợc sử dụng nhằm hiểu rõ Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities) và Thách thức (Threats) trong một công ty hoặc tổ chức kinh doanh. Thông qua phân tích SWOT,

doanh nghiệp sẽ nhìn rõ mục tiêu của mình cũng nhu các yếu tố trong và ngoài tổ chức có thể ảnh huởng tích cục hoặc tiêu cục tới mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra. Trong quá trình xây dụng kế hoạch chiến luợc, phân tích SWOT đóng vai trò là một công cụ căn bản nhất, hiệu quả cao giúp có cái nhìn tổng thể không chỉ về chính doanh nghiệp mà còn những yếu tố luôn ảnh huởng và quyết định tới sụ thành công của doanh nghiệp.

Điểm mạnh (Strengths): Điểm mạnh (duy trì, xây dụng và làm đòn bẩy), là những tố chất nổi trội xác thục và rõ ràng. Bao gồm:

• Trình độ chuyên môn

• Các kỹ năng có liên quan, kinh nghiệm công tác

• Có nền tảng giáo dục tốt

• Có mối quan hệ rộng và vũng chắc

• Có trách nhiệm, sụ tận tâm và niềm dam mê công việc

• Có khả năng phản ứng nhạy bén nhanh đối với công việc

Điểm yếu (Weaknesses): Những yếu tố làm chậm sự phát triển hay cản trở sự phát triển của doanh nghiệp. Những yếu tố này cần đuợc cải thiện và khắc phục để tạo điều kiện phát triển cho doanh nghiệp.

• Những tính cách không phù hợp với công việc, những thói quen làm việc tiêu cục.

• Thiếu kinh nghiệm công tác hoặc kinh nghiêm không thích hợp.

• Thiếu sụ đào tạo chính quy, bài bản.

• Hạn chế về các mối quan hệ.

• Thiếu sụ định huớng hay chua có mục tiêu rõ ràng.

• Kỹ năng nghề nghiệp chua cao

Cơ hội (Opportunities): là những sụ việc bên ngoài không thể kiểm soát đuợc, chúng có thể là những đòn bẩy tiềm năng mang lại nhiều cơ hội thành công, bao gồm:

• Các xu huớng triển vọng.

• Nền kinh tế phát triển bùng nổ.

• Cơ hội nghề nghiệp mới rộng mở.

• Học hỏi đuợc những kỹ năng hay kinh nghiêm mới.

• Sụ xuất hiện của công nghệ mới.

Một phần của tài liệu Tái thiết kế quy trình kiểm soát chất lượng vải nguyên liệu cho một đối tượng nghiên cứu (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)