Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện công lập

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƯƠNG (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP

1.2. Đặc điểm của các bệnh viện công lập tại Việt Nam

1.2.3 Chức năng, nhiệm vụ của Bệnh viện công lập

Hoạt động khám chữa bệnh, là hoạt động chủ yếu gồm hoạt động khám chữa bệnh cho bệnh nhân có bảo hiểm y tế, bệnh nhân không có bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo yêu cầu. Hoạt động điều trị bệnh bao gồm hoạt động điều trị nội trú và ngoại trú cho bệnh nhân.

45 Sơ đồ 1.3: Mô tả hoạt động khám và điều trị tại bệnh viện

Nguồn: Huỳnh Thị Hồng Hạnh (2014) (1) Tiếp nhận bệnh nhân đến khám hoặc chuyển phòng cấp cứu.

(2) và (3) Chuyển bệnh nhân đến các khoa điều trị nội trú sau khi được khám hoặc cấp cứu.

(4) và (5) Chỉ định bệnh nhân điều trị ngoại trú.

(7)

(3)

(1)

Dược, vật tư, y

tế hóa chất

(2)

(6)

(8)

Tiếp nhận bệnh nhân

(4) (5)

Phòng cấp cứu Phòng

khám

Bệnh nhân xuất viện Các

khoa điều trị nội

trú

LÂM SÀNG

Hồi sức cấp cứu Phẫu thuật

CẬN LÂM SÀNG Chuẩn đoán hình

ảnh Xét nghiệm

Thăm dò chức năng Bệnh nhân điều

trị ngoại trú

46 (6) Chỉ định bệnh nhân thực hiện các dịch vụ kỹ thuật (DVKT), phẫu thuật,…

(7) Cung cấp thuốc, vật tư y tế (VTYT), hóa chất cho các khoa/phòng để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

(8) Bệnh nhân được xuất viện và hoàn thành các thủ tục thanh toán ra viện.

Hoạt động đào tạo trong bệnh viện, bao gồm:

- Đào tạo liên tục, chuyển giao kỹ thuật cho cán Bộ Y tế.

- Đào tạo luân vòng cho bác sĩ, điều dưỡng mới tốt nghiệp.

- Đào tạo cấp chứng chỉ hành nghề.

- Đào tạo chuyên khoa định hướng cho bác sĩ, điều dưỡng.

- Từng bước triển khai các loại hình đào tạo dài hạn, có bằng cấp chính quy.

Hoạt động nghiên cứu khoa học, trong thời gian qua khoa học và công nghệ thuộc lĩnh vực y tế đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng, kết quả được ứng dụng thành công trong chuẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh ở người như: ghép đa tạng, ứng dụng tế bào gốc trong điều trị, phẫu thuật nội soi, chuẩn đoán hình ảnh, can thiệp mạch, sản xuất vaccine phòng bệnh ở người, phẫu thuật nội soi tuyến giáp,...

Chỉ đạo tuyến: Hệ thống bệnh viện được tổ chức theo tuyến kỹ thuật. Tuyến trên có trách nhiệm chỉ đạo kỹ thuật cho tuyến dưới. Công tác chỉ đạo tuyến cũng được xem như là một công việc cần thiết và thường xuyên của các bệnh viện công.

Đặc biệt là các bệnh viện tuyến Trung ương, tuyến tỉnh và thành phố. Vì khi các tuyến dưới như tuyến huyện, tuyến cơ sở được nâng cao về trình độ chuyên môn kỹ thuật cho cán Bộ Y tế và trang thiết bị thì cũng chính là tăng cường thêm khả năng tiếp cận dịch vụ y tế công của người dân. Khi người dân được tiếp cận dịch vụ y tế công từ tuyến cơ sở thì chi phí cho y tế sẽ giảm đi và giảm được cả tình trạng quá tải của các bệnh viện tuyến trên.

Phòng bệnh (Y tế dự phòng): Song song với khám chữa bệnh, phòng bệnh cũng là nhiệm vụ quan trọng của bệnh viện công. Tuyên truyền phòng bệnh cho người dân là công tác cần thiết, nó sẽ làm giảm tỷ lệ mắc bệnh trong dân, giảm chi phí cho y tế, góp phần ngăn chặn lây lan và thiệt hại do dịch bệnh trong trường hợp phát sinh bằng hình thức tuyên truyền tới toàn thể cán bộ, người nhà bệnh nhân tại

47 bệnh viện những thông tin về dịch bệnh, cách phòng tránh và thực hiện kịp thời các chỉ đạo, thông báo của Bộ Y tế và các dịch bệnh đang hoành hành.

Hợp tác quốc tế: Để tiếp thu kiến thức kỹ thuật hiện đại, bệnh viện mở rộng quan hệ hợp tác với các nước trên thế giới và khu vực để tiếp thu kỹ thuật tiên tiến, ứng dụng vào công tác khám chữa bệnh và nghiên cứu khoa học, đào tạo. Ngày nay, việc hội nhập quốc tế, tăng cường hợp tác quốc tế chính là con đường dẫn đến hiện đại hóa y tế. Người dân có thể được hưởng những dịch vụ kỹ thuật y tế cao, phát hiện sớm các bệnh lý khó, giảm tỷ lệ tử vong. Cụ thể như: Tổ chức các buổi báo cáo, trao đổi chuyên môn với các chuyên gia hàng đầu về các lĩnh vực phẫu thuật tim mạch, phẫu thuật thần kinh, ghép tạng, ... tới từ các nền y học phát triển như Pháp, Mỹ, Đài Loan, Hàn Quốc, ... dự án vay vốn KFW mua trang thiết bị y tế, dự án xử lý nước thải, dự án telemedicine đã đi vào thực tiễn hoạt động.

Có thể thấy rằng, công tác hợp tác quốc tế được chú trọng đúng mức đã giúp tăng cường mối quan hệ với các đồng nghiệp và bạn bè trên thế giới, phát huy thế mạnh của từng bệnh viện trong việc đi đầu trong hợp tác và phát triển các kỹ thuật tiên tiến, hiện đại cũng như tăng cường năng lực chuyên môn và trang thiết bị cơ sở vật chất.

Quản lý kinh tế trong bệnh viện: Thực hiện nghiêm chỉnh Nghị định 85, các quy định của Nhà nước về thu, chi ngân sách của bệnh viện, từng bước tổ chức thực hiện việc hạch toán chi phí về khám chữa bệnh trong bệnh viện, nhất là trong tình hình hiện nay là tự chủ và tự chịu trách nhiệm về tài chính.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG HỆ THỐNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƯƠNG (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(171 trang)