CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN NÓI CHUNG VÀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI BỆNH VIỆN K TRUNG ƯƠNG
2.2. Thực trạng công tác kế toán tại Bệnh viện K trung ương
2.2.1 Đặc điểm của bệnh viện K ảnh hưởng đến công tác kế toán
2.2.1.1 Đặc điểm về cơ chế tài chính ảnh hưởng đến kế toán quản trị trong bệnh viện
Cơ chế tài chính trong bệnh viện là một nội dung của chính sách kinh tế - tài chính y tế do Bộ Y tế chủ trương, với trọng tâm là sử dụng các nguồn lực đầu tư cho ngành y tế để cung cấp các dịch vụ y tế một cách hiệu quả và công bằng. Tính hiệu quả chú trọng đến trình độ trang thiết bị kỹ thuật, phương pháp phân phối nguồn lực, hiệu lực quản lý hành chính và chất lượng dịch vụ y tế cung cấp cho nhân dân. Tính công bằng đòi hỏi cung cấp dịch vụ y tế bằng nhau cho những người có mức độ bệnh tật như nhau, thoả mãn nhu cầu khám chữa bệnh của mọi người khi ốm đau theo một mặt bằng chi phí nhất định mà không đòi hỏi khả năng chi trả của người bệnh là điều kiện tiên quyết.
Cơ chế tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với các bệnh viện nhất là trong giai đoạn tự chủ tài chính như hiện nay.
Các phòng
chức năng Các khoa lâm sàng
Các Phó Giám đốc, Phụ trách cơ sở
Các khoa cận lâm sàng
Viện NCPCUT
70 Cụ thể với bệnh viện K trung ương:
Thứ nhất: Đối với hoạt động khám chữa bệnh, trong điều kiện tự chủ tài chính theo lộ trình: Đến năm 2015 mức giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp;
đến năm 2016 mức giá tính đủ chi phí tiền lương, chi phí trực tiếp và chi phí quản lý (chưa tính chi phí khấu hao tài sản cố định); đến năm 2018 mức giá tính đủ chi phí, tích lũy hợp lý.Đối với giá dịch vụ công không sử dụng NSNN thì bệnh viện tự xác định theo nguyên tắc thị trường. Việc xây dựng giá, phí dịch vụ khám chữa bệnh theo nguyên tắc thị trường, đảm bảo sự cạnh tranh giữa các bệnh viện là yêu cầu tất yếu.
Thứ hai: Cơ chế tài chính đảm bảo quyền tự chủ của bệnh viện K trung ương đối với vấn đề biên chế, bộ máy và tiền lương. Bệnh viện toàn quyền chủ động trong việc xây dựng bộ máy hoạt động, tuyển chọn lao động trên nguyên tắc hiệu quả và tiết kiệm. Tiền lương tăng thêm trên cơ sở thực hiện cơ chế tài chính tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo Nghị định số 43 và Nghị định số 85 của Chính phủ. Theo đó, bệnh viện K trung ương không khống chế mức tiền lương tăng thêm. Ngoài các khoản tiền lương nêu trên, viên chức trong các bệnh viện còn được vận dụng các quy định của Nhà nước để bổ sung thu nhập như: Tiền bồi dưỡng họp, tiền bồi dưỡng cho người chủ trì hoặc tham gia đóng góp xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, đề án, đề tài, thù lao báo cáo viên hoặc giảng viên kiêm nhiệm, tiền hỗ trợ ăn trưa,.... Đối với những người giỏi, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao thì khoản thu nhập ngoài lương này lớn hơn nhiều so với tiền lương theo bậc trong chức danh nghề nghiệp.
Thực tế, khi bệnh viện được giao quyền tự chủ tài chính, sẽ có nhiều thuận lợi nhất định. Thứ nhất là bệnh viện sẽ huy động được nguồn vốn dồi dào của xã hội để đầu tư cho hệ thống bệnh viện. Hiện nay, bệnh viện K trung ương đang làm tốt việc hợp tác lắp đặt sử dụng các máy liên doanh liên kết từ nguồn Xã hội hóa. Thứ hai là giúp đổi mới phương thức quản lý bệnh viện, làm cho cơ chế quản lý minh bạch hơn, khoa học hơn và được giám sát chặt chẽ hơn. Do khi chuyển sang hoạt động theo cơ chế “lời ăn lỗ chịu”, đồng nghĩa với việc bệnh viện sẽ không còn phải
“ngửa tay” xin bao cấp nữa nhưng đồng thời Nhà nước sẽ giảm bớt được đáng kể
71 các khoản chi về đầu tư cho bệnh viện buộc bệnh viện cần có phương thức quản lý hiệu quả hơn để tự nuôi sống mình.
Với cơ chế tài chính trong giai đoạn thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm như hiện nay. Để kiểm soát và quản trị hiệu quả, xây dựng giá dịch vụ khám chữa bệnh đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường, quản lý hiệu quả hoạt động của bộ máy và biên chế lao động thì công tác kế toán quản trị như xây dựng định mức, lập dự toán nguồn thu, chi phí, áp dụng biện pháp tính giá dịch vụ khám chữa bệnh phù hợp, và phân tích thông tin chi phí phải phù hợp với đặc điểm cơ chế tài chính nhằm mục đích phục vụ cho việc ra quyết định của các cấp lãnh đạo trong bệnh viện.
2.2.1.2 Đặc điểm về chức năng nhiệm vụ bệnh viện công ảnh hưởng đến kế toán quản trị trong bệnh viện
Đặc điểm về hoạt động dịch vụ khám chữa bệnh
Các bệnh viện nói chung và bệnh viện công lập nói riêng có nhiệm vụ chủ yếu là nhiệm vụ khám, chữa bệnh cho các đối tượng bệnh nhân. Cụ thể: Thực hiện khám, chữa bệnh, giải quyết cấp cứu, tiếp nhận điều trị nội trú và ngoại trú bệnh nhân, tham gia khám sức khoẻ định kỳ và giám định pháp y khi được cơ quan có thẩm quyền trưng cầu, phục hồi chức năng và thẩm mỹ cho bệnh nhân thuộc phạm vi chuyên môn,... Các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu trong các bệnh viện bao gồm:
- Khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Là hình thức khám, chữa bệnh mà người bệnh (đã tham gia đóng góp bảo hiểm y tế) sẽ được bảo hiểm y tế thanh toán các chi phí khám chữa bệnh. Việc thanh toán này được bảo hiểm y tế thanh toán cho các bệnh viện mỗi quý một lần vào thời điểm cuối quý. Đây là một trong giải pháp tài chính quan trọng của xã hội hoá công tác chăm sóc sức khoẻ. Bảo hiểm y tế là cơ chế chi trả tiến bộ, văn minh đã được thế giới khẳng định.
- Khám, chữa bệnh cho các đối tượng chính sách, bệnh nhân nghèo
Đây là hình thức khám, chữa bệnh dành cho các đối tượng bệnh nhân là gia đình chính sách (gia đình thương binh liệt sỹ, có công với cách mạng), người nghèo,
72 người cận nghèo, người tàn tật, người cao tuổi, trẻ em, người dân ở vùng miền núi, các dân tộc thiểu số ở vùng sâu, vùng xa. Người bệnh thuộc diện khám, chữa bệnh này sẽ được hỗ trợ một phần hoặc toàn bộ kinh phí khám chữa bệnh. Đây là một hình thức khám, chữa bệnh mang tính nhân văn cao.
- Khám, chữa bệnh dịch vụ
Là hình thức khám, chữa bệnh mà người bệnh phải chi trả toàn bộ các chi phí cho việc khám, chữa bệnh theo đơn giá thu của bệnh viện. Hiện nay, đơn giá thu này được các bệnh viện tự tính toán và xác định, thường cao hơn so với hình thức khám, chữa bệnh thông thường. Chính vì vậy, người bệnh sẽ được hưởng chất lượng dịch vụ cao hơn. Trường hợp bệnh nhân có thẻ bảo hiểm y tế có nguyện vọng được khám, chữa bệnh theo hình thức dịch vụ thì người bệnh sẽ chỉ phải trả cho bệnh viện phần chênh lệch giữa giá thu khám, chữa bệnh theo yêu cầu với giá khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, phần còn lại bảo hiểm y tế sẽ tiến hành quyết toán và chi trả cho các bệnh viện vào cuối mỗi quý.
Đặc điểm hoạt động này ảnh hưởng đến kế toán quản trị như việc xác định phương pháp để tính giá dịch vụ khám chữa bệnh, lập dự toán chi phí cho hoạt động khám chữa bệnh, định mức chi phí về vật tư y tế tiêu hao cho một ca bệnh/ca mổ/ca điều trị, phân bổ chi phí chung cho ca điều trị khám chữa bệnh, xác định giá của dịch vụ khám chữa bệnh tự nguyện, khám Giáo sư,....
Đặc điểm về hoạt động dịch vụ đào tạo
Bệnh viện chính là cơ sở thực hành để đào tạo cán Bộ Y tế. Các thành viên trong bệnh viện phải mẫu mực trong thực hiện quy chế bệnh viện và quy định kỹ thuật bệnh viện. Đào tạo cán bộ trong ngành y tế là một việc rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân trong các cơ sở y tế, hơn thế nữa thực hành trong lĩnh vực y tế là thực hành trên bệnh nhân nên công tác đào tạo này yêu cầu rất nghiêm ngặt trong xử lý các tình huống bệnh tật trên từng người bệnh. Từng nhân viên y tế trong cơ sở phải tuyệt đối thực hiện đúng quy trình kỹ thuật bệnh viện, điều này sẽ có tác dụng trong việc khám chữa bệnh và giảng dạy tốt.
Đặc điểm này ảnh hưởng đến kế toán quản trị như việc lập dự toán và định
73 mức cho một khóa đào tạo/học viên, xác định giá thành cho một khóa đào tạo,....
Đặc điểm về hoạt động nghiên cứu khoa học
Bệnh viện là nơi thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào việc khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe người bệnh. Nghiên cứu khoa học có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển chất lượng chuyên môn của bệnh viện. Sản phẩm của các đề tài nghiên cứu khoa học có nhiều nội dung thiết thực, có ý nghĩa thực tiễn và khoa học cao sẽ góp phần giải quyết tốt mục tiêu nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc và điều trị người bệnh.
Đặc điểm này ảnh hưởng đến kế toán quản trị chi phí như lập dự toán cho mỗi đề tài nghiên cứu khoa học, định mức chi cho mỗi đề tài/người tham gia nghiên cứu, xác định phương pháp tính giá theo đơn đặt hàng cho mỗi đề tài nghiên cứu,...
Từ đặc điểm hoạt động của bệnh viện và trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính, các nhà quản trị bệnh viện cần chú ý nhiều hơn đến việc tăng cường hệ thống kế toán quản trị để giúp công tác quản lý với các thông tin và sự phản hồi cần thiết để tạo ra giá trị cho tổ chức. Sự thay đổi về tư duy cũng như về cơ chế chính sách quản lý khi mà cơ chế tự chủ tài chính càng ngày càng được tăng cường, đòi hỏi cần có các thông tin quản trị chi phí thích hợp, đáng tin cậy để các nhà quản trị trong các bệnh viện ra các quyết định có tính chiến lược cũng như trong các quyết định tác nghiệp hàng ngày cho phù hợp. Về cơ bản, các nội dung kế toán quản trị hoạt động trong các bệnh viện luôn lấy dự toán làm cơ sở, bên cạnh đó cũng cần xây dựng định mức chi phí, xác định phương pháp tính giá dịch vụ khám chữa bệnh sao cho đạt hiệu quả tối ưu về chi phí.