CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ TẠI CÁC BỆNH VIỆN CÔNG LẬP
1.3 Kế toán quản trị trong các bệnh viện công lập
1.3.3. Vận dụng kế toán trong việc kiểm tra đánh giá thực hiện dự toán
Vận dụng kế toán quản trị kiểm tra bằng cách tiến hành so sánh kết quả thực hiện với dự toán được lập. Thông qua kết quả so sánh đó cho thấy sự khác nhau giữa thực hiện và dự toán để từ đó nhà quản trị bệnh viện chủ động có biện pháp để điều chỉnh kịp thời, tránh rơi vào tình trạng dư thừa dẫn đến lãng phí hay bị thiếu hụt kinh phí.
Dự toán, kiểm tra và đánh giá hoạt động tài chính là công cụ chủ yếu để điều hành và quản lý các hoạt động thu - chi tài chính của bệnh viện nhằm đạt các mục
55 tiêu khám chữa bệnh, chương trình, kế hoạch hoạt động đã đề ra. Về mặt thủ tục nó là kiểm tra giữa thu, chi thực tế với thu, chi dự toán để đánh giá, xem xét tiến độ cũng như có cơ sở lập dự toán cho kỳ đến.
1.3.3.1 Kiểm tra công tác thu
Hàng năm BV xây dựng kế hoạch thu tài chính của từng nguồn kinh phí:
NSNN, BHYT, Viện phí trực tiếp, nguồn dịch vụ. Kế hoạch tài chính này được xây dựng dựa vào tình hình thu thực tế của năm trước để làm căn cứ xây dựng kế hoạch cho năm sau.
Sau khi được cơ quan chủ quản giao kế hoạch thu chi tài chính, BV triển khai tổ chức thực hiện việc thu tài chính của đơn vị làm sao thu đúng, thu đủ theo pháp luật của nhà nước, cụ thể:
Nguồn kinh phí Ngân sách nhà nước: nguồn kinh phí thường xuyên: nhận dự toán giao hàng năm của cơ quan chủ quản về việc chi tiền lương và các hoạt động chuyên môn của BV; nguồn kinh phí không thường xuyên: nguồn kinh phí này được cấp chi tiết theo từng danh mục mua sắm, sửa chữa mà đơn vị đã xây dựng kế hoạch tài chính đầu năm, số kinh phí mà đơn vị đề xuất sẽ được cơ quan chủ quản cân đối trong phần ngân sách của tỉnh để cấp cho đơn vị. Đơn vị căn cứ trên từng danh mục mua sắm, sửa chữa cụ thể để triển khai thực hiện.
Nguồn thu sự nghiệp: BV thực hiện thu đúng, thu đủ các nguồn thu BHYT, viện phí trực tiếp, đồng thực hiện tăng mức viện phí theo đúng lộ trình Thông tư 37/2015/TTLT-BYT-BTC đưa ra.
Nguồn thu dịch vụ: mức thu các dịch vụ cho thuê mặt bằng theo giá đấu thầu hàng năm; mức thu của dịch vụ khám chữa bệnh yêu cầu theo đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với các khoản thu từ việc đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức thì cần phải kiểm tra, đối chiếu giữa thông báo, kế hoạch và việc thực hiện.
Vào giữa năm, BV cân đối lại số thực thu trong năm và đối chiếu, so sánh với xây dựng kế hoạch tài chính đầu năm. Nguồn kinh phí không thường xuyên theo từng danh mục nếu có thừa, thiếu cần thay đổi, bổ sung thì làm tờ trình gửi Bộ y tế
56 để xin điều chỉnh danh mục để chuyển từ những mục thừa sang sử dụng cho những khoản kinh phí bị thiếu. Nguồn thu sự nghiệp (BHYT, viện phí trực tiếp, dịch vụ) nếu vượt thu theo xây dựng kế hoạch tài chính thì làm tờ trình bổ sung tăng thêm nguồn thu sự nghiệp để có thể sử dụng, bổ sung nguồn kinh phí hoạt động sử dụng trong năm.
Việc kiểm soát các nguồn thu của BV do Phòng Tài Chính Kế Toán phụ trách, Phòng Tài Chính Kế Toán có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thu viện phí cho đúng, đủ theo đúng quy định về giá viện phí của liên Bộ Tài chính - Bộ Y Tế - Bộ Lao động thương binh và xã hội; và có báo cáo thu hàng tháng, hàng quý.
1.3.3.2 Kiểm tra công tác chi
Tiết kiệm chi là yêu cầu cần thiết đối với bất cứ một bệnh viện có thu nào trong điều kiện hiện nay. Tiết kiệm chi làm giảm chi phí không cần thiết, tăng thu để có điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho người lao động để từ đó nâng cao tinh thần làm việc và phục vụ người bệnh. đồng thời theo Số:
37/2015/TTLT-BYT-BTC từ 01/03/2016 các chi phí liên quan đến chi phí trực tiếp (thuốc men, tiền điện, tiền nước…) và các khoản phục cấp đặc thù sẽ được tính vào nguồn viện phí, đến ngày 01/01/2017 tiền lương cũng sẽ được tính vào nguồn viện phí, theo thông tư mới này hướng tới việc tự chủ tài chính, với xu hướng như hiện này buộc các bệnh viện công phải đưa ra các chính sách để quản lý chi nguồn chi sao cho hợp lý.
Kiểm soát chi là việc phân tích tình hình chi thực tế so với dự toán để đảm bảo chi đúng theo dự toán đã phê duyệt và để cân đối thực hiện mục tiêu chi, tránh tình trạng có mục chi thì quá nhiều dẫn đến lãng phí hoặc mục chi thì quá ít do thiếu hụt kinh phí. đồng thời phải xác định rõ nội dung, nguyên nhân làm thay đổi dự toán, nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện chi không đúng với tổng dự toán và dự toán chi tiết đã được phê duyệt.
Các khoản chi được lập kế hoạch định mức chi hàng năm theo từng nhóm mục chi trên cơ sở tình hình tài chính của năm trước.
57 Để thực hiện tốt các khoản chi không sai mục đích thì BV phải có định mức chi từng tháng, quý. Các khoản chi được Phòng Tài Chính Kế Toán xem xét chi cho đúng mục chi theo bảng kế hoạch đề ra.
Những khoản chi đã xây dựng theo kế hoạch đầu năm không sử dụng đến thì phải điều chỉnh qua mục chi khác cho hợp lý, hạn chế tình trạng dư thừa kinh phí cuối năm.
Giám sát các khoản chi: BV xây dựng tiêu chuẩn, định mức và chế độ chi tiêu nội bộ căn cứ trên cơ sở định mức kinh tế kỹ thuật và chế độ chi tiêu tài chính hiện hành của Nhà nước để đảm bảo hoạt động thường xuyên cho phù hợp với hoạt động đặc thù của bệnh viện, đồng thời tăng cường công tác quản lý, sử dụng tiết kiệm, có hiệu quả trong phạm vi nguồn tài chính cuả mình.
Hiện bệnh viện công lập nói chung chưa tự tính giá thành các dịch vụ khám chữa bệnh mà chỉ áp giá theo bảng giá do nhà nước quy định, tuy nhiên cũng đã nhen nhóm việc tập hợp các chi phí để phục vụ cho việc tính giá thành.
Các chi phí bao gồm chi phí trực tiếp và chi phí gián tiếp như sau:
Chi phí trực tiếp bao gồm các chi phí nhân công trực tiếp (Chi phí lương cho bác sĩ, y tá, điều dưỡng, kế toán,…), chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Chi phí thuốc, vật tư y tế, hóa chất,…)…vv.
Chi phí gián tiếp bao gồm các chi phí như: Khấu hao tài sản cố định, chi phí marketing, vệ sinh môi trường, phòng cháy chữa cháy...vv.
1.3.3.3 Đánh giá tình hình hoạt động giữa thực hiện và dự toán
Dự toán, kiểm tra và đánh giá hoạt động tài chính là công cụ chủ yếu để điều hành và quản lý các hoạt động thu, chi tài chính của bệnh viện nhằm đạt các mục tiêu khám chữa bệnh, chương trình, kế hoạch hoạt động đã đề ra. Về mặt thực hiện thì nó là kiểm soát giữa chi thực tế với chi dự toán để đánh giá, xem xét cũng như có cơ sở lập dự toán cho kỳ tiếp theo.
Nội dung chủ yếu của việc đánh giá là:
- Đánh giá và tính toán hiệu quả của các hoạt động khám chữa bệnh, và các họat động dịch vụ khác.
58 - Kiểm tra và giám sát tình hình thực hiện các chỉ tiêu so với kế hoạch, dự toán và so với các năm trước.
- Xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố, phát hiện tiềm năng và đề ra biện pháp khai thác hiệu quả.