Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA THU GOM RÁC SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ MÔ PHỎNG ĐA TÁC TỬ TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG (Trang 42 - 46)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUÂN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Giang

3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Hà Giang là một tỉnh miền núi biên giới ở cực Bắc của Tổ quốc, có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng. Phía Bắc và Tây có đường biên giới giáp với nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa dài 274 km; phía Đông giáp tỉnh Cao Bằng; phía Nam giáp tỉnh Tuyên Quang; phía Tây và Tây nam giáp tỉnh Lào Cai và Yên Bái.

Đến nay Hà Giang có một thành phố trực thuộc tỉnh là thành phố Hà Giang với 5 đơn vị hành chính phường và 4 đơn vị hành chính xã. Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị của tỉnh Hà Giang, nằm ở vị trí trung tâm của tỉnh. Thành phố được thành lập ngày 27 tháng 9 năm 2010 trên cơ sở mở rộng và nâng cấp thị xã Hà Giang.

Thành phố Hà Giang cách biên giới Việt Nam - Trung Quốc 23 km và cách Hà Nội 318 km. Ba phía: Bắc, Tây và Nam giáp với huyện Vị Xuyên, phía Đông giáp huyện Bắc Mê, địa giới hành chính có tọa độ địa lý: từ 22045 đến 22048 vĩ độ Bắc; từ 104047 đến 105003 kinh độ Đông.

Hình 3.1: Bản đồ thành phố Hà Giang

Nguồn : Cổng thông tin điện tử thành phố Hà Giang (2012)

Thành phố Hà Giang là trung tâm kinh tế, chính trị và văn hoá của tỉnh Hà Giang. Hệ thống đường giao thông khá hoàn chỉnh, hiện nay 100% số phường/ xã trong toàn thành phố đã có đường ô tô đến trung tâm phường/xã, hầu hết các thôn bản đều có đường bê tông liên thôn. Quốc lộ số 2 là tuyến đường huyết mạch chạy từ Khu kinh tế cửa khẩu Thanh Thuỷ đến Thủ đô Hà Nội với chiều dài trên 312 km. Ngoài tuyến đường trên, các tuyến đường nội địa khác được khai thông nối liền với các tỉnh vùng kinh tế trọng điểm khu vực phía Bắc.

Thành phố Hà Giang rộng 135,3 km2 trong đó:

- Đất đô thị là 27,97 km2; - Đất ngoại thị là 107,34 km2.

Thành phố Hà Giang được xây dựng trên vùng địa hình tương đối bằng phẳng dưới chân các triền đồi cao, chạy dọc hai bên bờ sông Lô và sông Miện, địa hình bị chia cắt nhiều bởi các khe suối. Hướng dốc chính từ Bắc xuống Nam.

Khu vực này có những dải rừng già xen kẽ những thung lũng tương đối bằng phẳng nằm dọc theo sông, suối. Nằm trong vùng chuyển tiếp của các huyện núi đá vùng cao và các huyện núi đất vùng thấp, địa hình chia cắt phức tạp theo hướng nghiêng dần từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông. Riêng trong ranh giới hành chính thành phố, địa hình chia cắt theo hướng Đông – Tây tạo thành các khu vực chạy theo hướng Bắc – Nam, cụ thể như sau:

Địa hình đồi núi: Tập trung nhiều ở khu vực phía Tây (xã Phương Độ, Phương Thiện), một phần ở xã Ngọc Đường và phường Quang Trung. Địa hình này có độ cao thay đổi từ 100 – 700 m, đồi bát úp hoặc lượn song, hiện phát triển nhiều các cây công nghiệp dài ngày và cây ăn quả.

Địa hình thung lũng: Gồm các dải đất bằng, dốc thoải hoặc lượn sóng ven sông Lô, sông Miện. Các loại đất trên địa hình này được hình thành từ các sản phẩm bồi tụ (phù sa và dốc tụ). Do địa hình khá bằng phẳng có điều kiện

giữ nước và tưới nước nên hầu hết đất đã được khai thác trồng lúa và hoa màu. Địa hình này tập trung nhiều ở xã Phương Độ, Phương Thiện dọc theo Quốc lộ 2 và khu vực giáp ranh phường Ngọc Hà và xã Ngọc Đường.

Như vậy, mặc dù nằm trong khu vực vùng núi cao phía Bắc Tổ quốc, địa hình khu vực thành phố Hà Giang không phức tạp, hiểm trở như các huyện thị khác trong tỉnh. Đây cũng là một trong những thuận lợi của thành phố cho việc canh tác nông – lâm nghiệp nói riêng, phát triển kinh tế - xã hội nói chung so với nhiều địa phương khác trong vùng.

Thành phố Hà Giang thuộc vị trí kiến tạo của khu vực xây dựng công trình thuộc tờ bản đồ địa chất Mã Quan nằm trong miền chuẩn uốn nếp Đông Việt Nam, thuộc một phần của đới sông Lô, sông Hiến và phụ thuộc đới Khao Lộc trong hệ uốn nếp Việt Bắc tiếp giáp với Trung Quốc, cố kết vào Caledoni muộn.

Nước dưới đất ở đây chủ yếu tồn tại và lưu thông trong các lớp trầm tích bở rời lòng sông: Cát, sạn lẫn cuội sỏi, lẫn ít tảng và á sét và lớp trầm tích hỗn hợp bở rời. Bề dày của tầng chứa nước hàng chục mét. Động thái của nước dưới lòng đất chưa được nghiên cứu đầy đủ.

Về điều kiện khí tượng, khu vực thành phố Hà Giang nằm trong tỉnh Hà Giang nên có các điểm tương đồng về thời tiết, khí hậu của tỉnh. Hà Giang là tỉnh miền núi nên khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, lạnh rõ rệt so với vùng thấp và trung du kề cận. Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa và là vùng núi cao, khí hậu Hà Giang về cơ bản mang những đặc điểm của vùng núi Việt Bắc – Hoàng Liên Sơn, song cũng có những đặc điểm riêng, mát và lạnh hơn các tỉnh miền Đông Bắc, nhưng ấm hơn các tỉnh miền Tây Bắc.

Nhiệt độ trung bình cả năm khoảng 21oC – 23oC, biên độ nhiệt trong năm có sự dao động trên 10oC và trong ngày cũng từ 6oC – 7oC. Mùa nóng nhiệt độ cao tuyệt đối lên đến 40oC (tháng 6,7), ngược lại mùa lạnh nhiệt độ thấp tuyệt đối là 2,2oC (tháng 1).

Chế độ mưa ở Hà Giang khá phong phú, bình quân hàng năm vào khoảng 2300 – 2400 mm. Hà Giang là một trong những vùng có độ ẩm cao và duy trì hầu như các mùa trong năm. Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn, đặc biệt ở ranh giới giữa mùa mưa và mùa khô cũng không rõ rệt. Lượng mây trung bình khoảng 7,5/10, tập trung cao nhất là cuối mùa đông lên tới 8 – 9/10 và tương đối ít nắng. Cả năm có 1427 giờ nắng, tháng nhiều nhất chỉ đạt 181 giờ, tháng ít nhất 74 giờ. Nơi đây thường xuyên có hiện tượng mưa phùn, sương mù và sương muối.

Độ ẩm bình quân hàng năm ở Hà Giang đạt 85% và sự dao động cũng không lớn. Thời điểm cao nhất (tháng 6,7,8) vào khoảng 87 – 88%, thời điểm thấp nhất (tháng 1,2,3) cũng vào khoảng 81%: Đặc biệt ở đây ranh giới giữa mùa khô và mùa mưa không rõ rệt.

Các hướng gió ở Hà Giang phụ thuộc vào địa hình thung lũng. Thung lũng sông Lô quanh năm hầu như chỉ có một hướng gió Đông Nam với tần suất vượt quá 50%. Nhìn chung gió yếu, tốc độ trung bình vào khoảng 1 – 1,5m/s. Đây cũng là nơi có số ngày going cao, tới 103 ngày/năm, có hiện tượng mưa phùn, sương mù nhiều nhưng đặc biệt ít sương muối. Nét nổi bật của khí hậu Hà Giang là độ ẩm cao, mưa nhiều kéo dài, nhiệt độ mát và lạnh, đều có ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Về điều kiện thủy văn, thành phố Hà Giang chịu ảnh hưởng chủ yếu của chế độ thuỷ văn của hệ thống các sông, suối tự nhiên, trong đó sông Lô, sông Miện là lớn nhất:

Sông Lô: Bắt nguồn từ Vân Nam Trung Quốc ở độ cao trên 1.000m, vào địa phận Hà Giang tại Thanh Thuỷ, chảy qua Thành phố về Tuyên Quang, tới Việt Trì, Phú Thọ đổ vào sông Hồng. Sông Lô chảy qua địa phận tỉnh Hà Giang dài 155km, đoạn chảy qua thành phố dài gần 12 km. Tại trạm thuỷ văn Thành phố mực nước mùa cạn: 96,74m; mùa lũ: 101m 104m. Lưu lượng trung bình 156m3/s, lưu lượng cao nhất mùa lũ là 1.760m3/s, lưu lượng thấp

nhất mùa kiệt là 105m3/s. Tốc độ dòng chảy lớn nhất mùa lũ là 1,29m/s, tốc độ dòng chảy nhỏ nhất mùa kiệt là 0,17m/s.

Sông Miện: Bắt nguồn từ Bát Đại Sơn, có độ uốn khúc lớn, lòng dốc, từ huyện Quản Bạ, qua dãy núi Đại Sơn, Cán Tỷ (hai bên bờ vách núi đá dốc mạnh, lòng suối sâu), xuống đến thị trấn Quản Bạ, qua các dãy núi đất lòng sông được bồi láng đỡ sâu hơn, nhưng dễ bị xói lở, hai bên bờ do độ dốc các sườn núi lớn, đất đá dễ trượt, rửa trôi. Tới thành phố Hà Giang, đổ vào sông Lô tại phường Trần Phú, chiều dài sông khoảng 58km, đoạn qua thành phố khoảng 9km, diện tích lưu vực khoảng 1.173km2.

Đặc điểm của các sông, suối ở đây là lòng hẹp, khá dốc, trong điều kiện mưa lớn và tập trung dễ tạo nên dòng chảy mạnh, gây lũ lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất.

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA THU GOM RÁC SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ MÔ PHỎNG ĐA TÁC TỬ TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w