Kiểm chứng mô hình

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA THU GOM RÁC SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ MÔ PHỎNG ĐA TÁC TỬ TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG (Trang 72 - 79)

Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUÂN

3.3. Ứng dụng mô hình đa tác tử tối ưu hóa thu gom rác tại thành phố Hà Giang

3.3.6. Kiểm chứng mô hình

Để kiếm chứng tính đúng đắn của mô hình tối ưu ta có đồ thị :

Hình 3.11: Đồ thị thể tích thu gom rác của mô hình thực tế và mô hình tối ưu

Nhìn vào đồ thị có 2 đường màu xanh và màu đỏ : đường màu đỏ biểu diễn thể tích rác trung bình trong một ngày theo số liệu thống kê thực tế, đường màu xanh biểu diễn thể tích rác trung bình trong mô hình tối ưu. Khi đường màu xanh tiệm cận với đường màu đỏ thể tích rác thu được ở mô hình và thực tế là tương đương nhau hay nói cách khác là hiệu quả thu gom rác của mô hình và thực tế tương đương nhau. Khi hiệu quả mô hình tương đương với thực tế mà các chỉ số khác được tối ưu so với thực tế, ta có thể kết luận mô hình là đúng đắn và kết quả mô hình có tể chấp nhận được.

3.4. Đánh giá tính khả thi của hệ thống thu gom rác được tối ưu hóa bằng mô hình, mô phỏng Đa Tác Tử

Tính khả thi của mô hình và mô phỏng Đa Tác tử trong tối ưu thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Hà Giang được đánh giá như sau:

Công nghệ thông tin đang phát triển với tốc độ cao, ngày càng được ứng dụng nhiều trong các lĩnh vực khoa học khác nhau. Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý môi trường đảm bảo tính chính xác, tính toán khoa học, logic trong thời gian ngắn. Mô hình và mô phỏng Đa tác tử trong tối ưu

thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Hà Giang cho phép chúng ta thử nghiệm nhiều kịch bản cho kết quả trong thời gian ngắn.

Mô hình và mô phỏng Đa tác tử trong tối ưu thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Hà Giang đảm bảo tính mới và khả thi cao. Do việc xây dựng mô hình Đa tác tử chưa được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực môi trường nói chung và quản lý CTRSH nói riêng. Mặt khác, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào các lĩnh vực quản lý là xu hướng chung của toàn thế giới để thúc đẩy sự phát triển.

Mô hình và mô phỏng trên được xây dựng dựa trên số liệu thực tế được thu gom từ Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Giang. Mô phỏng sát thực tế công tác thu gom RTSH trên địa bàn thành phố Hà Giang. Kết quả thu được là các chỉ số đều được tối ưu, tuy hiệu quả tối ưu chưa cao. Sở dĩ hiệu quả tối ưu chưa cao do điều kiện nghiên cứu của khóa luận tốt nghiệp, chỉ có thể nghiên cứu trong phạm vi nhỏ như hệ thống thu gom RTSH trên địa bàn thành phố Hà Giang (trục đường chính ít, lượng rác và số điểm tập kết không cao).

Mô hình và mô phỏng Đa tác tử trong tối ưu thu gom rác thải sinh hoạt tại thành phố Hà Giang chưa đem lại hiệu quả cao nhưng đây được coi mà mô hình thử nghiệm cơ sở để dựa vào nó chúng ta toàn toàn có thể giải quyết các bài toán khác trong quản lý CTRSH ở các địa phương khác có phạm vi lớn hơn và hệ thống phức tạp hơn.

Trong quản lý CTRSH nói chung và hệ thống thu gom, vận chuyển rác nói riêng có rất nhiều bài toán tối ưu có thể sử dụng mô hình và mô phỏng Đa Tác Tử như: tối ưu đường đi của các xe thu gom, tối ưu hóa điểm tập kết rác, giảm số điểm tập kết rác, tối ưu hóa chi phí thu gom và vận chuyển, v.v… Vì vậy ngoài mở rộng về phạm vi, dựa vào cơ sở mô hình đã được xây dựng tại thành phố Hà Giang, chúng ta cũng có thể xây dựng các mô hình tối ưu với các thực thể khác đem lại hiệu quả thực tế.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

 Thành phố Hà Giang là một tỉnh thuộc vùng núi phía bắc, có vị trí chiến lược quan trọng. Thành phố là trung tâm văn hóa, chính trị của toàn tỉnh Hà Giang. Hà Giang thành phố có diện tích tương đối nhỏ 135,3 km2, xây dựng trên vùng địa hình tương đối bằng phẳng. Với khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang đặc điểm của vùng Việt Bắc- Hoàng Liên Sơn, một mùa lạnh rõ rệt, lượng mưa nhiều, độ ẩm cao duy trì quanh năm. Thành phố Hà Giang có 2 con sống chính là sông Lô và sông Miện. Thành phố Hà Giang đang trên đà tăng trưởng kinh tế, giá trị tăng trưởng năm 2015 đạt 13,74% so với năm 2014. Cơ cấu kinh tế có chiêu hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ. Về xã hội, toàn thành phố Hà Giang có tổng cộng 52.135 người đăng kí thường chú với tốc độ gia tăng dân số hằng năm tương đối ổn định. Thành phố có 22 dân tộc với nguồn lực lao động dồi dào. Công tác giáo dục đào tạo và y tế đều được quan tâm đúng mức.

 Toàn bộ rác thải sinh hoạt của thành phố được công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Giang thu gom, vận chuyển và xử lý. Khối lượng rác của thành phố tính đến quý I năm 2016 là 70,38 tấn/ngày. Có sự biến động rác ở các tháng trong năm. Về công tác thu gom của công ty thực hiện dọn vệ sinh toàn thành phố với 150 xe đẩy tay, 2 xe cuốn ép rác hoạt động thường xuyên.

Về công tác xử lý, rác thải sau khi thu gom được vận chuyển về bãi rác thành phố với hình thức xử lý là chôn lấp thủ công. Tuy nhiên do được xây dựng từ năm 1998 nên lượng rác hiện nay đã cao gấp 10 lần công suất thiết kế.

 Mô hình Đa Tác Tử đã được ứng dụng trong bài để tối ưu hóa đường đi thu gom rác theo năng lực của xe cuốn ép rác và thời gian thực. Kết quả đem

lại đã tối ưu được 4,8% tổng quãng đường phải đi và 8,6% tổng quãng đường lãng phí của xe cuốn ép rác.

 Tuy kết quả tối ưu là không cao nhưng với một địa bàn như thành phố Hà Giang với hệ thống đường giao thông không phức tạp và lượng rác không lớn thì đây là kết quả có thể chấp nhận được. Việc xây dựng được mô hình tối ưu cho thành phố Hà Giang tạo cơ sở cho việc xây dựng mô hình ở những địa phương khác có hệ thống thu gom và hệ thống giao thông phức tạp hơn, cũng như là cơ sở để xây dựng mô hình giải quyết các bài toán tối ưu khác trong hệ thống.

2. Kiến nghị

Đây là một mô hình khả thi, là cơ sở để có thể ứng dụng rộng rãi ở nhiều địa phương khác, cũng như trong các bài toán tối ưu khác. Cần có sự đầu tư để có thể phát triển mô hình đạt hiệu quả cao hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tài liệu Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2010),Báo cáo môi trường quốc gia 2010 2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011),Báo cáo môi trường quốc gia 2011 3. Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Giang (2015),Báo cáo cung cấp số

liệu cho đoàn tư vấn ADB.

4. Công ty cổ phần môi trường đô thị Hà Giang (2015), Báo cáo kiểm kê xe tháng 10/2015.

5. Cục thống kê Hà Giang (2014), Niêm giám thống kê tỉnh Hà Giang 2014 6. Cục thống kê Hà Giang (2013), Niêm giám thống kê tỉnh Hà Giang 2013 7. Hoàng Thị Thanh Hà (2013), Đề tài nghiên cứu: Xây dựng mô hình đa tác

tử nhằm giám sát các hệ thống phức tạp phân tán, Đại học Đà Nẵng.

8. Lê Văn Khoa (2010), Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị, NXB Đại học Quốc gia

9. Bùi Tá Long (2008), Giáo trình Mô hình hóa Môi trường, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.

10. Lê Huỳnh Mai, Nguyễn Mai Phong (2009), Xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường, kinh nghiệm quốc tế và những đề xuất với Việt Nam,Tạp chí Tài nguyên và môi trường, kì 1 tháng 3/2009, số 5, trang 12.

11. Nguyễn Xuân Thành (2010), Giáo trình công nghệ sinh học trong xử lý môi trường, NXB Lao động- Xã hội.

12. Quách Văn Trưởng, Đoàn Văn Ban (2008),Công nghệ đa tác tử di động và ứng dụng để thương lượng trong thương mại điện tử, Tạp chí Khoa học và Công nghệ, số 1 tháng 2/2008, trang 45.

13. Nguyễn Trung Việt, Trần Thị Mỹ Diệu (2007), Giáo trình quản lý chất thải rắn sinh hoạt, Công ty môi trường Tầm nhìn xanh.

Tài liệu Tiếng Anh

1. Swapan Das, Bidyut Kr. Bhayttacharyya (2015), Optimization of municipal solid waste collection and transportation routes, Indian Institute of Engineering Science and Technology, Shibpur.

2. Volker Grimm and Steven F. Railsback (2005) Individual – based modeling and ecology.

3. Volker Grimm, Uta Berger, Fim Bastiansen, Sigrunn Eliassen, Vincent Ginot, Jarl Girse, John Goss- Custard, Tamara Grand, Simone K.Heinz, Geir Huse, Andreas Huth, Jane U. Jepsen , Christian Jorgersen, Wolf M.

Mooij, Birgit Miiler, Guy Pe’er, Cyril Pion, Steven F. Railsback, Andrew M .Robbins, Eva Rossmanith, Nagia Ruger, Espen Strand, Sami Souissi, Richard A. Stillman, Rume Vabo, Ute Visser, and Donald L. DeAngelis (2006), A standard protocol for describing indivirual - based and agent – based models

4. Volker Grimm, Uta Berger, Donald L. DeAngelis, J. Gary Polhill, Jarl Giske and Steven F. Railsback (2010), The old protocol: A review and first update

5. Le Page C., Bazile D., Becu N., Bommel P., Bousquet F., Etienne M., Mathevet R., Souchère V., Trébuil G., Weber J.(2013) ,Simulating social complexity: a handbook

6. Lin Pagham & Michael Winikoff (2004), Developing Intelligent Agent Systems. RMIT University, Melbourne, Australia.

7. John Wiley Sons,(2007), Developing Multi-agent Systems with JADE, 8. George Tchobanoglous,Frank Kreith,(1993), Handbook of soilid waste

management,McGrall-Hill.

Một phần của tài liệu TỐI ƯU HÓA THU GOM RÁC SỬ DỤNG MÔ HÌNH VÀ MÔ PHỎNG ĐA TÁC TỬ TẠI THÀNH PHỐ HÀ GIANG, TỈNH HÀ GIANG (Trang 72 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(79 trang)
w