Chương 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUÂN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thành phố Hà Giang
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội thành phố Hà Giang
Tốc độ tăng trưởng GDP hàng năm của Thành phố Hà Giang đều tăng.
Tốc độ tăng giá trị gia tăng nền kinh tế năm 2015 đạt 13,74% so với năm 2014, trong đó dịch vụ tăng 14,29%, Công nghiệp - xây dựng tăng 12,67%, nông lâm nghiệp thủy sản tăng 10,61%. Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (giá hiện hành) đạt 3.917,5 tỷ đồng đạt 103,1% KH, tăng 20,6% so với cùng kỳ. Cơ cấu các ngành kinh tế: Thương mại-dịch vụ chiếm 71,14%; Công nghiệp - xây dựng chiếm 24,32%; Nông lâm nghiệp, thủy sản chiếm 4,54%.
Tổng giá trị sản xuất các ngành kinh tế (giá HH) ước thực hiện 9 tháng đầu năm 2014 là 2.457,5 tỷ đồng đạt 78,37% kế hoạch (KH) năm tăng 29,3 % so cùng kỳ năm trước.
Cơ cấu kinh tế của thành phố Hà Giang trong những năm qua có sự chuyển dịch tích cực và chú trọng phát triển theo hướng tăng tỷ trọng ngành công nghiệp – xây dựng và lấy ngành thương mại – dịch vụ - du lịch làm mũi nhọn. Cơ cấu các ngành kinh tế của Thành phố Hà Giang qua các năm được thể hiện cụ thể trong bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Cơ cấu ngành kinh tế thành phố Hà Giang
Cơ cấu ngành Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2015
Nông, lâm nghiệp & TS 5,44 5,34 5,11 7,09
Công nghiệp – Xây dựng 24,12 23,9 24,17 18,29
Dịch vụ 70,44 70,76 70,72 74,62
Tổng 100 100 100 100
Nguồn: Báo cáo tổng kết công tác điều hành thành phố Hà Giang (2015) Trong những năm qua, Thành phố đã thực hiện khá tốt việc thu hút vốn đầu tư, khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế tham gia kinh doanh thương mại - du lịch - dịch vụ.
Theo số liệu từ Niên giám thống kê năm 2013 của thành phố, tổng giá trị của ngành sản xuất nông nghiệp năm 2013 đạt 115.372 triệu đồng (trong đó trồng trọt đạt 64.300,9 triệu đồng và chăn nuôi đạt 51.071,1 triệu đồng). Toàn thành phố có 2.110,51 ha trồng cây các loại, trong đó diện tích trồng cây hàng năm là 1.574,9 ha (bao gồm: cây lương thực, các loại cây lấy củ, rau, đậu...) và 535,72 ha trồng cây lâu năm (bao gồm cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm...).
Trồng trọt: Năm 2013, tổng sản lượng lương thực có hạt toàn thành phố đạt 4.485,75 tấn, tập trung chủ yếu ở các xã như Phương Độ, Phương Thiện, Ngọc Đường với năng suất lúa trung bình đạt 55,7 tạ/ha.
Chăn nuôi - thú y: Tổng đàn gia súc trên địa bàn thành phố tính đến 1/10/2013 có 16.441 con, trong đó đàn trâu là 2.572 con; đàn bò là 204 con; đàn lợn là 13.075 con; đàn dê là 590 con. Đàn gia cẩm, toàn thành phố có 65.643 con. Việc phát triển chăn nuôi chỉ tập trung chủ yếu ở trên địa bàn các xã Ngọc Đường, Phương Độ và xã Phương Thiện, đây là những xã có diện tích đất tự nhiên lớn, phụ phẩm nông nghiệp rất rồi rào nên rất thuận lợi cho việc phát triển chăn nuôi.
Lâm nghiệp: Tính đến ngày 31/12/2013 toàn thành phố có 8.837 ha rừng, trong đó diện tích rừng tự nhiên là 7.631,2 ha, diện tích rừng trồng là 1.205,9 ha.
Năm 2013, thành phố đã tiến hành trồng 500 cây xanh đường phố. Trồng mới
diện tích 242,5 ha rừng; chăm sóc rừng trồng, bảo vệ khoanh nuôi phục hồi rừng triển khai đạt hiệu quả góp phần quan trọng nâng tỷ lệ che phủ rừng đạt 63,12%.
Thủy sản: Năm 2013, sản lượng thủy sản của thành phố đạt 89,76 tấn (trong đó nuôi trồng là 88,92 tấn, khai thác là 0,84 tấn), tổng giá trị sản xuất thủy sản đạt 3.516 triệu đồng.
Giá trị sản phẩm trồng trọt và nuôi trồng thủy sản/đơn vị diện tích đạt 66,35 triệu đồng/năm, tăng 3,5 tr iệu đồng so với năm 2014. Hệ số sử dụng đất 2,12 lần. Tăng cường chỉ đạo các đơn vị tích cực triển khai công tác phòng chống dịch bệnh, đói rét và tổ chức tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm, vì vậy trong vụ đông xuân không xảy ra gia súc bị chết do đói, rét. Trong tháng 3,4/2014 trên địa bàn đã phát sinh bệnh Newcatson và cúm gia cầm H5N1 trên đàn gia cầm với tổng số gia cầm chết và tiêu hủy bắt buộc 1.605 con.
Nông - lâm nghiệp phát triển có tính bền vững đã góp phần bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.
Về công nghiêp – Xây dựng thì theo số liệu từ Niên giám thống kê của thành phố, tính đến năm 2013 trên địa bàn thành phố có 496 cơ sở sản xuất công nghiệp, bao gồm: Công nghiệp khai thác (khai thác quặng, khai thác đá); Công nghiệp chế biến (như sản xuất đồ uống, sản xuất trang phục, sản xuất đồ thủ công mỹ nghệ...); Công nghiệp sản xuất và phân phối điện nước. Theo Báo cáo Tổng kết quốc phòng năm 2013 của thành phố Giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng ước đạt 587,4 tỷ đồng đạt 94,6% KH năm (tăng 18% so cùng kỳ). Công nghiệp-thủ công nghiệp: Duy trì hoạt động 2 làng nghề chế biến chè tại thôn Nà Thác, Khuổi My xã Phương Độ. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 415,8 tỷ đồng, đạt 109,7% KH năm tăng 28,1% so với cùng kỳ năm trước.
Tính đến tháng 9 năm 2014, giá trị sản xuất Công nghiệp – Xây dựng đạt 420 tỷ đồng, đạt 69,72 % KH, tăng 4,2% so với cùng kỳ năm trước. Giá trị sản xuất công nghiệp ước đạt 336,8 tỷ đồng, đạt 79% KH, tăng 3,9% so với cùng
kỳ năm trước. Hiện nay, trên địa bàn thành phố có 868 cơ sở sản xuất CN- TCN đang hoạt động, tăng 13 cơ sở so với năm 2013, các cơ sở đã đầu tư phát triển, đổi mới thiết bị, công nghệ và quy mô sản xuất; nâng cao chất lượng sản phẩm, từng bước chiếm lĩnh thị trường, thu hút và giải quyết việc làm cho người lao động.
Công nghiệp, xây dựng cơ bản đã thúc đẩy kinh tế Thành phố phát triển, từng bước xây dựng Thành phố khang trang sạch, đẹp, bảo đảm tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân trong thời bình, là cơ sở quan trọng cho động viên nguồn lực khi có tình huống xảy ra.
Về Thương mại – du lịch, hoạt động kinh doanh thương mại tiếp tục phát triển đáp ứng tốt nhu cầu mua sắm và tiêu dùng của nhân dân. Năm 2013, theo số liệu từ Niên giám thống kê năm 2013 của thành phố, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố đạt 1.956,4 tỷ đồng; doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống đạt 259.931,3 triệu đồng. Số cơ sở kinh doanh thương mại dịch vụ, khách sạn nhà hàng trên địa bàn thành phố là 3.134 sơ sở, tăng 68 cơ sở so với năm 2012. Tổng số người kinh doanh thương mại dịch vụ, khách sạn nhà hàng trên địa bàn thành phố là 5.005 người, tăng 129 người so với năm 2012 với đầy đủ các loại hình dịch vụ trong đó phát triển mạnh mẽ nhất là dịch vụ vận tải hàng hóa, khách sạn, quán ăn, giải khát, karaoke... Từ đầu năm 2014, đến nay đã có 252 hộ, 4 hợp tác xã đăng ký kinh doanh mới. Các loại hình dịch vụ phát triển mạnh, đặc biệt là dịch vụ hàng hóa, khách sạn, quán ăn, giải khát, karaoke; có 3 nhà nghỉ, 4 siêu thị nhỏ, 30 cơ sở ăn uống kinh doanh mới, nâng số cơ sở dịch vụ ăn uống là 507 cơ sở, 60 khách sạn, nhà nghỉ, 13 cơ sở Karaoke.
Đã lựa chọn 16 nhà hàng, khách sạn, đơn vị vận tải, lữ hành du lịch tham gia đối tác chính thức của Công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn.
Hoạt động Du lịch cơ bản đáp ứng nhu cầu của du khách. Tính đến 10/11/2013 số khách đến du lịch ước đạt 108.472 lượt người, tăng 14.093 lượt người so với năm 2012; doanh thu du lịch ước đạt 70,5 tỷ đồng, tăng 16,2 tỷ
đồng so với năm 2012. Trong vòng 9 tháng đầu năm 2014, khách tham quan du lịch trên địa bàn ước đạt 88.470 lượt người tăng 11.074 lượt người so với cùng kỳ năm trước, doanh thu ước 57,73 tỷ đồng, tăng 11,3 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Khách du lịch tập trung đông vào các ngày lễ, ngày nghỉ cuối tuần trong đó khách trong nước ước đạt 83.255 lượt người, khách nước ngoài 25.217 lượt người.
Thành phố Hà Giang có tổng diện tích 135,3189 km2, bao gồm 8 phường/xã. Theo số liệu từ niên giám thống kê năm 2013 của thành phố tính đến 31/12/2013 tổng dân số của toàn thành phố là 52.135 người, trong đó dân số nội thị (5 phường) là 39.700 người, chiếm 76,2% dân số toàn thành phố; dân số ngoại thị (3 xã) là 12.435 người, chiếm 23,8%. Tỷ lệ nam giới và nữ giới của thành phố tương đối đồng đều, số nam giới là 25.551 người và số nữ giới là 26.584 người.
Bảng 3.2: Dân số và mật độ dân số các phường/xã của thành phố Hà Giang
STT Phường/xã Diện tích (Km2)
Dân số (người)
Mật độ dân số (người/km2)
1 Phường Trần Phú 2,7656 8.296 2.999
2 Phường Minh Khai 5,8685 11.912 2.033
3 Phường Nguyễn Trãi 4,2854 10.209 2.382
4 Phường Ngọc Hà 3,8192 4.608 1.207
5 Phường Quang Trung 11,237 4.677 416
6 Xã Ngọc Đường 29,9693 3.473 116
7 Xã Phương Thiện 32,7496 3.984 122
8 Xã Phương Độ 44,6243 4.978 108
Toàn thành phố 135,3189 52.135
Nguồn: Cục Thông kê Hà Giang (2014) Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên hàng năm của thành phố tương đối ổn định không có sự biến động nhiều giữa các năm. Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên trung bình là 1,305%/năm. Về dân tộc, ở thành phố Hà Giang có 22 sắc
tộc khác nhau trong đó người Kinh chiếm 55,7% và người Tày chiếm 22%, 22,3% còn lại là các dân tộc khác như dân tộc Mông, Dao, Nùng, Hoa, Hán...
Về nguồn lao động, thành phố có nguồn lao động rất dồi dào. Trong những năm qua lực lượng lao động của thành phố được tăng lên đáng kế. Năm 2014 toàn thành phố ước tính có 18.808 lao động làm việc làm việc trong tất cả các loại hình kinh tế bao gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế ngoài nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong 3 năm trở lại đây, nền kinh tế đang trong thời kỳ khó khăn chung do đó nó cũng ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề lao động và việc làm của thành phố. Năm 2014, số lao động làm việc trong loại hình kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài giảm đi mạnh mẽ, từ 334 lao động làm việc trong lĩnh vực này năm 2013 giảm xuống chỉ còn 3 lao động làm việc trong lĩnh vực này năm 2014.
Bảng 3.3: Số lao động phân theo các loại hình kinh tế
Đơn vị: Người Lao động phân theo các loại hình kinh tế Năm 2013 Năm 2014
Kinh tế nhà nước 733 799
Kinh tế ngoài nhà nước 18.424 18.001
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài 334 8
Tổng 19.491 18.808
Nguồn: Cục Thống kê Hà Giang (2014) Được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp chính quyền, bằng nhiều biện pháp tuyên truyền, động viên, hỗ trợ cho vay vốn giải quyết việc làm mà tình trạng thiếu việc làm và thất nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Giang trong những năm qua đã được cải thiện đáng kể. Năm 2013, sở Lao động – Thương binh – Xã hội và các cơ sở đào tạo nghề trên địa bàn tổ chức đào tạo nghề ngắn hạn và tập huấn, tạo việc làm mới cho 1.625 lao động, tăng 125 lao động so với năm 2011.
Công tác giáo dục – đào tạo của tỉnh tương đối tốt. Tính đến hết năm 2013, toàn thành phố có 15 trường mầm non, 24 trường trung học phổ thông với 272 lớp học. Toàn thành phố 611 cán bộ giáo viên công tác ở tất cả các cấp học với số lượng học sinh là 7.030 em. Năm học 2014 - 2015 thành lập Trường THCS chất lượng cao Lê Quí Đôn, nâng tổng số trường học trên địa bàn thành phố là 35 trường học. Tổng số có 11.649 học sinh, tăng 697 học sinh so với năm học trước.