Tài nguyên du lịch nhân văn

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tuyến du lịch trên sông hàn TP đà nẵng (Trang 27 - 32)

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN SÔNG HÀN

2.1. Đôi nét về Tp Đà Nẵng

2.1.4. Tài nguyên du lịch nhân văn

* Dân cư - dân tộc

Trong lịch sử dân tộc, Đà Nẵng được biết đến không chỉ là một thành phố cảng lớn nhất miền Trung Việt Nam, mà còn là một địa danh gắn liền với công cuộc mở mang bờ cõi Đại Việt từ nhiều thế kỉ trước. Dấu vết của một cửa ngõ giao lưu quốc tế gắn liền với xứ Đàng Trong vẫn còn, và trong dư bạ của lịch sử, đây là một tiền đồn quan trọng trong công cuộc chống ngoại xâm của hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ.

Trải qua diễn trình lịch sử, Đà Nẵng là nơi quần tụ của cư dân nhiều địa phương khác đến; là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước; dẫu chưa hình thành nét đặc trưng rõ rệt như một số nơi nhưng người Đà Nẵng vẫn có tính cách riêng và ngày càng được khẳng định cùng tiến trình phát triển đô thị

của thành phố: đó là bản tính chất phác, ngay thẳng, sống đơn giản, thân thiện và cầu tiến. Đặc điểm tính cách này đã tạo nên cho vùng đất Đà thành một sức sống mạnh mẽ, tươi trẻ.

* Di tích lịch sử-văn hóa

Đà Nẵng là nơi giao lưu và hội tụ những nét văn hóa của nhiều vùng miền trong cả nước nên nơi đây có nhiều công trình về di tích lịch sử - văn hóa bao gồm hệ thống di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia; hệ thống bảo tàng; hệ thống cơ sở tín ngưỡng;

những làng nghề truyền thống; những khu vui chơi - giải trí. Tính đến năm 2017 cụ thể như:

Bảng 1: Các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia của TP Đà Nẵng

STT Các di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia 1 Thành Điện hải

2 Nghĩa trũng Phước Ninh 3 Đình Nại Nam

4 Đình Hải Châu 5 Đình Bồ Bản 6 Bia chùa Long Thủ 7 Mộ Ông Ích Khiêm 8 Nghĩa trũng Khuê Trung 9 Đình Quá Giáng

10 Di tích K20 11 Đình Tuý Loan

[Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng 2017].

Bảng 2: Hệ thống các bảo tàng của TP Đà Nẵng

STT Các bảo tàng

1 Bảo tàng Đà Nẵng

2 Bảo tàng Hải dương học Đà Nẵng

3 Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh quân khu 5 4 Bảo tàng Đồng Đình

5 Bảo tàng văn hóa Phật giáo

6 Bảo tàng nghệ thuật điêu khắc Chăm 7 Bảo tàng mỹ thuật Đà Nẵng

[Nguồn: Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng 2017].

* Các công trình kiến trúc đặc sắc

Là thành phố trẻ, năng động, Đà Nẵng gây ấn tượng mạnh với các công trình kiến trúc độc đáo, mang tầm quốc gia và khu vực. Có thể kể tên các công trình tiêu biểu sau:

- Trung tâm văn hóa Đà Nẵng; Tượng Phật Bà ở chùa Linh Ứng (bán đảo Sơn Trà, quận Sơn Trà); Cung Thể Thao Tiên Sơn; Cầu sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý; Bệnh viện Ung thư Đà Nẵng; Tòa nhà khu tổ chức hội chợ; Trung tâm hoạt động của CLB Bơi lội Đà Nẵng; Công trình tòa nhà hành chính thành phố.

* Lễ hội

Lễ hội đã hiện diện trong đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại từ bao đời nay, lễ hội đã ăn sâu trong tâm thức người dân Việt Nam nói chung, người dân Đà Nẵng nói riêng. Các lễ hội lớn được tổ chức hằng năm tại Đà Nẵng như lễ hội Quán Thế Âm (19/2 âm lịch), lễ hội Cầu Ngư (tháng 2 âm lịch), lễ hội Đình làng Túy Loan, An Hải, lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (cuộc thi trình diễn pháo hoa quốc tế - DIFC diễn ra vào 30/4 hàng năm)...

* Làng nghề truyền thống

Trong lịch sử, dù có nhiều làng nghề truyền thống ở Đà Nẵng như làng đá mỹ nghệ Non Nước, làng dệt chiếu Cẩm Nê, làng khô mè Cẩm Lệ, làng nước mắm Nam Ô… Nhưng hiện nay, làng đá mỹ nghệ Non Nước là làng nghề duy nhất không chỉ đơn thuần là sản xuất, mà đã được khai thác trong hoạt động du lịch văn hóa, góp phần nâng cao giá trị kinh tế, duy trì sự tồn tại và phát triển của làng nghề Đà Nẵng, đồng thời tạo được dấu ấn sản phẩm du lịch đặc trưng cho thành phố.

* Nghệ thuật biểu diễn truyền thống

Dù hiện đại và văn minh, nhưng Đà Nẵng chưa bao giờ là một dòng chảy văn hóa tách khỏi đất mẹ Quảng Nam - cái nôi cho mọi dấu ấn trong văn hóa vật chất và tinh thần của người dân Đà thành. Loại hình nghệ thuật văn hóa tuồng là một trong những báu vật của vùng đất xứ Quảng, đã nổi danh với với những nghệ sĩ và soạn giả nổi tiếng như Nguyễn Hiển Dĩnh, Nguyễn Nho Túy, Tống Phước Phổ... Đây là một trong những tài nguyên văn hóa hết sức độc đáo của thành phố Đà Nẵng. Tuồng ở đây đã hình thành cho mình phong cách riêng biệt như các nhà chuyên môn nhận xét là thiên về biểu diễn nội tâm.

* Các dạng tài nguyên văn hóa khác

- Bên cạnh các biểu hiện phong phú về tài nguyên văn hóa được kể ở trên Đà Nẵng còn được biết đến là nơi có nhiều đặc sản ăn uống ấn tượng, bắt mắt có thể kể tên như chả bò, nem tré, nước mắm Nam Ô, bánh khô mè Cẩm Lệ, bánh tráng cuốn thịt heo, mì Quảng, bánh xèo, bánh đập, và đặc biệt là các loại hải sản như tôm, cua, ghẹ, nghêu, hào sữa, mực ở dạng tươi sống và phơi khô.

- Bên cạnh đó, góp phần vào sự phong phú, đa dạng của văn hóa xứ Đà thành là các biểu hiện độc đáo trong văn hóa của một bộ phận người dân tộc thiểu số ở đây như người Cơ tu (cư trú chủ yếu ở Huyên Hòa Vang)

(Nguồn: tác giả thực hiện 2017)

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tuyến du lịch trên sông hàn TP đà nẵng (Trang 27 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)