Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trên sông Hàn

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tuyến du lịch trên sông hàn TP đà nẵng (Trang 37 - 40)

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ DU LỊCH TRÊN SÔNG HÀN

2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng ,cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch trên sông Hàn

2.3.1. Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch trên sông Hàn

Trong phát triển du lịch đường sông, cơ sở hạ tầng bao gồm: hệ thống cảng, bến tàu du lịch, hệ thống cầu đường, hệ thống giao thông liên kết với đường sông và các sở hạ tầng khác như hệ thống biển báo, bờ kẻ bảo vệ, thông tin liên lạc. Hiện nay, dọc theo các tuyến du lịch sông Hàn đã xây dựng được mạng lưới hạ tầng giao thông phục

vụ cho du lịch đường sông. [Nguồn: 5]

2.3.1.1. Các cảng, bến phục vụ tàu du lịch [Nguồn: 5]

Các cảng, bến phục vụ tàu du lịch là các cảng, bến thủy nội địa có đủ điều kiện theo quy định, dùng để đón, trả khách du lịch và thực hiện các dịch vụ khác, bao gồm cảng, bến đậu trong đất liền và tại các điểm tham quan du lịch.

Trên sông Hàn dọc các tuyến du lịch có 10 bến như sau : Cầu cảng Thuỷ sản, Cầu Cảng Biên phòng, Khu cảng Đà Nẵng cũ (từ bến 1->6), Cầu cảng Huyền Ban, Cầu số 7, số 8, Các cảng thuộc nhà máy Sông Thu cũ, bến tàu tại khu vực Âu Thọ Quang, bến DHC và bến phụ cạnh DHC. Các bến thủy nội địa này có chất lượng hạ tầng tương đối tốt, số lượng các bến nhiều, một số bến đã được khai thác và có thể đưa vào khai thác ngay. Đặc điểm phân bố của các bến này phân bố xen kẻ hai bên bờ Đông – Tây của sông Hàn, tuy nhiên ở bờ Tây vẫn chiếm số lượng lớn hơn. Bến cầu Ủy Ban là bến mới được trang bị hiện đại, còn các bến khác mặc dù đã đạt các tiêu chuẩn về chất lượng để đưa vào khai thác du lịch đường sông, tuy nhiên, các bến này vẫn mang tính vận chuyển, chưa tạo được nét đặc sắc riêng cho sông Hàn. ]

2.3.1.2. Hệ thống cầu đường [Nguồn: 5]

Hệ thống cầu đường bộ trên sông Hàn có 06 cầu đường bộ, tính từ cửa biển về phía thượng nguồn sông bao gồm: cầu Thuận Phước, cầu Sông Hàn, cầu Rồng, cầu Trần Thị Lý, cầu Nguyễn Văn Trỗi và cầu Tiên Sơn.

Bảng 5. Hệ thống cầu đường bộ trên sông Hàn Đơn vị (m)

STT Cầu Vị trí Dài Rộng

Khoang thông thuyền

Tĩnh không

1 Thuận

Phước

Ở cửa sông Hàn nối phường Thuận Phước và phường Nại Hiên Đồng

1850 18 100 27,5

2 Sông Hàn

Nối trung tâm thành phố bãi biển Mỹ Khê (Đường Bạch Đằng – Trần Hưng Đạo)

487,7 13 50 9,0

3 Rồng Nối Đường Bạch Đằng –

Trần Hưng Đạo 666 37,5 50 7,0

4 Trần Thị Lý

Nối Đường Ngô Quyền –

2/9 731 34,5 50 7,0

5 Nguyễn Văn Trỗi

Nối Đường Ngô Quyền –

2/9 500 10,5 30 7,0

6 Tiên Sơn Nối Đường Lê Văn Hiến

– 2/9 529,1 25 50 7,0

[Nguồn. Sở Giao thông vận tải thành phố Đà Nẵng và khảo sát 2016]

Hệ thống cầu đường bộ trên sông Hàn có chất lượng tốt, hầu hết các cầu đều mới được xậy dựng trừ cầu Nguyễn Văn Trỗi (được tu sửa lại năm 2016). Cầu sông Hàn được khánh thành sớm nhất năm 2000, cầu Rồng mới nhất vào năm 2013. Các cầu đều có khoang thông thuyền rộng, không tĩnh cao phù hợp cho các tàu du lịch. Hệ thống cầu đường bộ trên sông Hàn bên cạnh phục vụ cho hoat động giao thông, thì các cây cầu cũng mang giá trị cảnh quan, tạo được điểm nhấn và điểm đến đẹp thú vị cho du lịch đường sông và du lịch thành phố Đà Nẵng. Trong đó tiêu biểu là cầu Rồng, Sông Hàn, Thuận Phước và Trần Thị Lý. Mỗi cây cầu đều mang vẻ đẹp riêng, tạo nên sự đa dạng phong phú hấp dẫn riêng.

2.3.1.3. Hệ thống giao thông kết nối với sông Hàn [Nguồn: 5]

Trên địa bàn thành phố Đà Nẵng hiện có đủ 4 loại giao thông kết nối thuận lợi với sông Hàn, bao gồm đường bộ, đường biển, đường sắt và đường hàng không.

- Đường bộ: Hệ thống đường nội thị 181,672 km. Đa số đường giao thông là đường bê tông nhựa, chất lượng mặt đường tương đối tốt. Hệ thống đường bộ kết nối với sông Hàn được xây dựng tốt cả về số lượng và chất lượng. Dọc hai bờ sông là

tuyến đường rộng chạy song song, tính từ cửa biển đi về thượng nguồn sông, ở bờ Tây có đường chạy song song là đường Như Nguyệt, Bạch Đằng, Trần Phú, 2 tháng 9. Ở bờ Đông gồm đường Lê Văn Duyệt, Trần Hưng Đạo, Chương Dương. Hệ thống đường bộ còn quy tụ dọc sông Hàn là điểm đầu cuối của các con đường, trong đó ở bờ Tây hơn 30 đường, bờ Đông trên 35 đường. Bên cạnh đó, hệ thống xe bus chạy dọc các tuyến đường với khung giờ ổn định cũng phục vụ tốt cho hoạt động di chuyển. Đồng thời hệ thống đường bộ giúp kết nối thuận các loại hình giao thông khác như đường hàng không hay đường sắt.

- Đường hàng không: Thành phố Đà Nẵng đang khai thác 01 sân bay quốc tế Đà Nẵng, đây là cảng hàng không lớn nhất tại khu vực miền Trung - Tây Nguyên và lớn thứ ba của Việt Nam, là điểm đi - đến của hơn 150 chuyến bay trong nước và quốc tế.

Sân bay quốc tế Đà Nẵng nằm ở quận Hải Châu, cách trung tâm thành phố Đà Nẵng, cách sông Hàn khoảng 3km.

- Đường sắt: Ga Đà Nẵng là một trong những nhà ga lớn của miền Trung cũng như cả nước, đây là nơi vận chuyển hàng hóa, hành khách khối lượng lớn. Ga Đà Nẵng cách Cảng sông Hàn – cảng hành khách chính của thành phố Đà Nẵng khoảng 4km đi theo đường bộ.

- Đường biển: Phần hạ lưu của sông Hàn đổ ra cửa biển Đà Nẵng. Hệ thống giao thông bằng đường thủy đến cảng Đà Nẵng thông qua các tuyến luồng chính và luồng nhánh như sau: Bến Tiên Sa Khu, bến Sông Hàn - Thọ Quang Khu, bến Sông Hàn, bến tổng hợp Sơn Trà - Thọ Quang, Khu bến Liên Chiểu Bến xăng dầu. Các bến này đều có thể kết nối với sông Hàn.

Như vậy, hệ giao thông kết nối với sông Hàn thuận lợi cho việc vận chuyển khách đến Đà Nẵng, đến các địa điểm phục vụ du lịch đường sông trên sông Hàn cả về chất lượng, số lượng, sự thuận tiện và hiệu quả kinh tế du lịch.

2.3.1.4. Các sơ sở hạ tầng khác [Nguồn: 5]

Dọc tuyến sông Hàn các cơ sở hạ tầng khác cũng được trang bị tốt, bao gồm được hệ thống các báo hiệu, các đường kè bảo vệ hai bên bờ sông.

Trên tuyến sông Hàn các báo hiệu được trang bị chủ yếu là phao và đăng tiêu, hiện trên sông có 8 phao báo hiệu và 4 đăng tiêu (4 phao tại chân cầu Nguyễn Văn

Vùng 3 Hải Quang). Các báo hiệu này đều có tình trạng sử dụng tốt, màu sắc rõ ràng, vị trí dễ quan sát.

Hầu hết, hai bên bờ sông Hàn đã được kiên cố hoá đường bờ với các tuyến kè dọc 2 bên bờ sông, các tuyến kè chủ yếu dạng cừ bê tông cốt thép hoặc tường góc bê tông cốt thép. Do đó, đường bờ về cơ bản ổn định, hiện nay chỉ còn khu vực bên bờ Tây trong phạm vi từ cầu Trần Thị Lý ÷ cầu Tiên Sơn là còn hoạt động xây dựng có thể ảnh hưởng đến đường bờ của sông

Hệ thống thông tin liên lạc của thành phố Đà Nẵng và khu vực trung tâm dọc theo tuyến sông Hàn được trang bị tốt. Các trạm thông tin nhà mạng hoạt động mạnh, thành phố hỗ trợ internet miễn phí giúp việc trao đổi thông tin thuận lợi.

Một phần của tài liệu Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tuyến du lịch trên sông hàn TP đà nẵng (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)