CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG CƠ SỞ VẬT CHẤT KỸ THUẬT PHỤC VỤ TUYẾN DU LỊCH TRÊN SÔNG HÀN TP ĐÀ NẴNG
3.2. Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng ,cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ tuyến
3.2.1. Định hướng xây dựng cơ sở hạ tầng
Qua thống kê, khảo sát thực tế, tiềm năng du lịch, và cơ chế chính sách phát triển du lịch đường sông của TP.Đà Nẵng cũng như của Việt Nam. Tác giả chú trọng đề xuất xây dựng, cải tạo các bến cảng phục vụ tuyến du lịch sông Hàn của TP. Đà Nẵng đoạn từ cửa sông Hàn đổ ra biển (chân cầu Thuận Phước) đến khu vực cầu Đỏ ( sông cầu Đỏ) nhằm phát triển tuyến du lịch đường sông của TP Đà Nẵng.
* Bến Cảng I: Cảng Sông Hàn (Trước tòa nhà Novotel)
(Nguồn: Tác giả thực hiện 2018)
- Vị trí: Tọa độ 16°04'41.9"B 108°13'27.5"Đ. Nằm ở 36 Bạch Đằng, Hải Châu, Đà Nẵng (Vị trí trước tòa nhà Novotel)
- Cảng I nằm ở vị trí cảng sông Hàn cũ, dù đã được cải tạo, đầu tư xây dựng thành cảng thuyền du lịch năm 2015, nhưng cần xây dựng bổ xung thêm các yếu tố cảnh quan, hệ thống cây xanh, để đảm bảo yếu tố về thẩm mỹ.
- Đồng thời xây dựng kết hợp hệ thống khu mua sắm đặc sản, sản phẩm du lịch, cây ATM.
- Cải tạo, nâng cấp số lượng, chất lượng hệ thống nhà vệ sinh công cộng, xây dựng hệ thống cầu thang lên xuống thuyền để đảm bảo sự an toàn cho khách du lịch.
* Bến Cảng II: Cảng Trần Thị Lý (Dưới chân cầu Trần Thị Lý)
(Nguồn: Tác giả thực hiện 2018)
- Vị trí: Tọa độ 16°03'03.0"B 108°13'30.8"Đ. Nằm ở chân cầu Trần Thị Lý
- Nếu Cảng I nằm ở vị trí trung tâm gần tòa nhà hành chính thành phố là điểm đón khách , thì khu vực Cảng II là khu vực nằm ở một vị trí đắt địa, gần các điểm tham quan như: Bảo tàng điêu khắc ChămPa, Nhà thờ con Gà, hay Chùa An Long,…Kết hợp với các điểm vui chơi giải trí như: Helio Center, Công viên Châu Á Asia Park,..
Và các trung tâm văn hóa thể thao như Trung tâm văn hóa thành phố Đà Nẵng, Cung thể thao Tiên Sơn.
- Việc xây dựng phát triển Cảng 2, góp phần làm đa dạng sản phẩm du lịch đường sông, khách du lịch khi đi du thuyền trên sông Hàn không còn chỉ gò bó một vòng trên thuyền mà còn có thể kết hợp tham quan các điểm du lịch trên đất liền. Góp phát phát triển các điểm du lịch, tham quan, giải trí dọc hai bên bờ sông Hàn.
* Bến Cảng III: Cảng Chương Dương (Gần Cầu Tiên Sơn)
(Nguồn: Tác giả thực hiện 2018)
- Vị trí: Tọa độ 16°03'03.0"B 108°13'30.8"Đ. Nằm trên đường Chương Dương, Khuê Mỹ, Ngũ Hành Sơn, Đà Nẵng.
- Cảng III nằm ở một vị trí chuyển tiếp đặc biệt, nằm ở ngã 4 sông (giữa sông Hàn, sông Toa Đô, sông Cẩm Lệ và gần nhánh sông Cổ Cò)
- Việc xây dựng, phát triển Cảng III trở thành một cảng chuyển tiếp, để kết hợp với các điểm du lịch khác như Biển Mỹ Khê, Phòng trưng bày Hoàng Sa, Chùa Linh Ứng Sơn Trà, hay xa hơn nữa là Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn là một điểm vô cùng thuận lợi.
- Đồng thời không chỉ phát triển du lịch đây còn có thể phát triển một khu vực cảng dân sinh, hỗ trợ việc phát triển vận tải đường sông, làm đa dạng các loại hình giao thông của thành phố Đà Nẵng.
* Bến Cảng IV: Cảng Cẩm Lệ (Dưới chân cầu Cẩm Lệ)
(Nguồn: Tác giả thực hiện 2018)
- Vị trí: Tọa độ 16°00'19.1"B 108°12'16.9"Đ, Hoàng Đạo Thành, Hòa Vang, Đà Nẵng.
- Khu vực Cảng IV là khu vực nằm dưới chân cầu Cẩm Lệ phần giáp giới với khu vực Hòa Xuân, đây là khu rất thích hợp để xây dựng cảng sông, giúp kết nối tuyến du lịch đường sông từ cửa sông Hàn (Cầu Thuận Phước) với khu vực cầu Đỏ.
- Việc xây dựng Cảng IV góp phần làm đa dạng cá loại hình du lịch trên trên sông Hàn với các khu du lịch sinh thái như Khu du lịch sinh thái dã ngoại Khuê Trung, và dự án khu du lịch sinh thái Cẩm Lệ, đồng thời kết hợp với các nhà hàng trên sông, các lồng bè nuôi cá, các khu vực vườn rau của người dân nơi đây.
- Góp phần kết nối tuyến du lịch sông hàn với các điểm , khu du lịch như khu du lịch Núi Thần Tài, Hòa Phú Thành,…và các điểm xa hơn như suối nước khoáng Phước Nhơn, Nhà tưởng niệm Bác Nguyễn Bá Thanh, Tượng Đài Mẹ Thứ, Khu du lịch Hồ Phú Ninh, Làng Bích họa Tam Hải,..
- Đồng thời là địa điểm dừng chân ăn uống, nghỉ ngơi, hòa mình vào thiên nhiên của khách du lịch, góp phần tọa công ăn việc làm phát triển dân sinh ở khu vực này.
(Nguồn: Tác giả thực hiện 2018) - Các cảng được xây dựng, cải tạo mới có khoảng cách tương đối gần nhau, phân bố trải dài, đều đặn hai bên bờ và trên tuyến từ cửa sông Hàn đổ ra biển về tới khu vực cầu Đỏ.
+ Khoảng cách toàn tuyến từ khu vực cầu Thuận Phước đến cầu Đỏ là: 13,70 km (8,51 dặm)
+ Khoảng cách từ Cảng I đến Cảng II là: 3,09 km + Khoảng cách từ Cảng II đến Cảng III là: 3,01 km + Khoảng cách từ Cảng III đến cảng IV là: 4,31 km + Khoảng cách từ Cảng I đến cảng IV là: 9,80 km
- Với định định hướng đề xuất xây dựng, cải tạo 4 bến cảng phục vụ tuyến du lịch sông Hàn, nhằm phát huy tối đa tiềm năng phát triển du lịch đường sông của sông Hàn, tận dụng những thuận lợi và những cơ sở hạ tầng vốn có đồng thời xây dựng cải tạo, bổ xung thêm các cơ sở hạ tần mới, hệ thống biển báo, bảng hiệu, hệ thống đường giao thông kết nối các bến cảng. Không chỉ phát triển tuyến du lịch sông Hàn, mà còn phát triển tuyến giao thông đường thủy của Tp Đà Nẵng, kết hợp phát triển dân sinh trên địa bàn thành phố.