1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển khái niệm trách nhiệm xã hội của
Thuật ngữ Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) đƣợc tác giả Howard Rothmann Bowen đề cập chính thức lần đầu tiên năm 1953 trong cuốn sách “Trách nhiệm xã hội của doanh nhân” (Social Responsibilities of the Businessmen) nhằm mục đích tuyên truyền và kêu gọi người quản lý tài sản không làm tổn hại đến các quyền và lợi ích của người khác, kêu gọi lòng từ thiện nhằm bồi hoàn những thiệt hại do các doanh nghiệp làm tổn hại cho xã hội (Bowen, 1953).
Đến nay, thuật ngữ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp đã và đang đƣợc hiểu theo nhiều cách khác nhau. Một số học giả cho rằng “CSR liên quan đến những quyết định và hành động đƣợc thực hiện mà ít nhất cũng vƣợt trên những lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, là những nguyên tắc điều chỉnh mối quan hệ giữa doanh nghiệp và xã hội” (Davis, 1960).
Năm 1973, Keith Davis đề cập “CSR là sự quan tâm và phản ứng của doanh nghiệp với các vấn đề vƣợt ra ngoài việc thỏa mãn những yêu cầu pháp lý, kinh tế, công nghệ”. Với khái niệm này, ông đã phát triển mô hình với 5 đề xuất, mô tả lý do, cách thức và nghĩa vụ mà doanh nghiệp phải tuân thủ để có các hành động bảo vệ và cải thiện sự phồn thịnh của xã hội cũng nhƣ của doanh nghiệp. Tuy nhiên mô hình này còn khá mơ hồ làm cho các doanh nghiệp khó thực hiện.
Theo Sethi (1975), “trách nhiệm xã hội hàm ý nâng hành vi của doanh nghiệp lên một mức phù hợp với các quy phạm, giá trị và kỳ vọng xã hội đang phổ biến”. Sau khi chỉ ra vai trò chủ yếu của mọi doanh nghiệp là tạo ra lợi nhuận bằng cách bán sản phẩm và dịch vụ cho xã hội, Sethi khẳng định “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm sự mong đợi của xã hội về kinh tế, luật pháp, đạo đức và lòng từ thiện đối với các tổ chức tại một thời điểm nhất định”.
Còn Carroll (1979) lại cho rằng “Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp là những nghĩa vụ một doanh nghiệp phải thực hiện đối với xã hội nhằm đạt đƣợc nhiều nhất những tác động tích cực và giảm tối thiểu các tác động tiêu cực đối với xã hội”.
12
Quan điểm của Carroll về CSR thể hiện cụ thể trong mô hình kim tự tháp ở các khía cạnh sau: (i) Trách nhiệm kinh tế thể hiện qua hiệu quả và tăng trưởng, là điều kiện tiên quyết bởi doanh nghiệp được thành lập trước hết từ động cơ tìm kiếm lợi nhuận của doanh nhân. Hơn thế, doanh nghiệp là các tế bào kinh tế căn bản của xã hội. Vì vậy, chức năng kinh doanh luôn phải đƣợc đặt lên hàng đầu. Các trách nhiệm còn lại đều phải dựa trên ý thức trách nhiệm kinh tế của doanh nghiệp. (ii) Trách nhiệm tuân thủ pháp luật chính là một phần của bản “khế ƣớc” giữa doanh nghiệp và xã hội. Nhà nước có trách nhiệm “mã hóa” các quy tắc xã hội, đạo đức vào văn bản luật, để doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu kinh tế trong khuôn khổ đó một cách công bằng và đáp ứng đƣợc các chuẩn mực và giá trị cơ bản mà xã hội mong đợi ở họ.
Trách nhiệm kinh tế và pháp lý là hai bộ phận cơ bản, không thể thiếu của CSR. (iii) Trách nhiệm đạo đức là những quy tắc, giá trị đƣợc xã hội chấp nhận nhƣng chƣa được “mã hóa” vào văn bản luật. Thông thường, luật pháp chỉ có thể đi sau để phản ánh các thay đổi trong các quy tắc ứng xử xã hội vốn luôn mới. Hơn nữa, trong đạo đức xã hội luôn tồn tại những khoảng “xám”, đúng - sai không rõ ràng; mà khi các cuộc tranh luận trong xã hội chƣa ngã ngũ, chúng chƣa thể đƣợc cụ thể hóa vào luật.
(iv) Trách nhiệm từ thiện thể hiện ở các hoạt động mang tính từ thiện mà doanh nghiệp thực hiện đối với cộng đồng hoàn toàn không có tính vụ lợi trong đó.
Hình 1.1: Mô hình kim tự tháp về CSR
(Nguồn: Carroll, 1979)
13
Năm 2003, “Nhóm nghiên cứu phát triển kinh tế tƣ nhân” thuộc Ngân hàng thế giới (WB) đã đƣa ra khái niệm “Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những hoạt động nhằm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên gia đình họ, cho cộng đồng và toàn xã hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng nhƣ phát triển chung của xã hội” (World Bank, 2003). Khái niệm CSR này đƣợc chấp nhận và sử dụng rộng rãi nhất hiện nay. Và năm 2004, Maignan và Ferrell lại đƣa ra một khái niệm súc tích về CSR: “Một doanh nghiệp có trách nhiệm xã hội khi quyết định và hoạt động của nó nhằm tạo ra và cân bằng các lợi ích khác nhau của những cá nhân và tổ chức liên quan”(Maignan và Ferrell, 2004).
Như vậy, có thể thấy CSR là một phạm trù phức tạp và được biểu đạt dưới nhiều hình thức diễn đạt ngôn từ có khác nhau. Song về cơ bản nội hàm phản ánh của CSR đều có điểm chung là bên cạnh những lợi ích phát triển riêng của từng doanh nghiệp phù hợp với pháp luật hiện hành thì đều phải gắn kết với lợi ích phát triển chung của cộng đồng xã hội. CSR phải gắn liền với vấn đề phát triển bền vững là yêu cầu khách quan cấp thiết có tính toàn cầu của sự phát triển hiện nay. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng gay gắt bộc các doanh nghiệp không làm tròn bổn phận, trách nhiệm trước cộng đồng, xã hội thì các doanh nghiệp mới phát triển bền vững, bên cạnh đó phải luôn tuân thủ không chỉ những chuẩn mực về bảo đảm sản xuất - kinh doanh, phải có lợi nhuận mà cả những chuẩn mực về bảo vệ môi trường thiên nhiên, môi trường lao động, về thực hiện bình đẳng giới, an toàn lao động, quyền lợi lao động, quyền lợi đào tạo và phát triển của nhân viên, góp phần phát triển xã hội, bao gồm cả các hoạt động thực hiện an sinh xã hội nhƣ nhân đạo, từ thiện…
Nhìn chung, nội hàm của CSR bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tƣợng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người sản xuất, tiếp thị, tiêu dùng đến các nhà cung ứng nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, từ đội ngũ cán bộ, nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp. Trong đó, CSR có trách nhiệm về bảo vệ tài nguyên, môi trường
14
mà thực chất là trách nhiệm chung với lợi ích cộng đồng xã hội bao gồm hoạt động nhân đạo, từ thiện, hoạt động đóng góp cho sự phát triển chung của đất nước...