1.2. Cơ sở lý luận về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
1.2.2. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
Doanh nghiệp thực hiện CSR sẽ góp phần vào sự phát triển của một quốc gia thông qua việc: (i) Đem lại công bằng cho xã hội; (ii) Bảo vệ môi trường; và (iii) Xóa đói giảm nghèo.
Công bằng cho xã hội là một yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế, có tác động trực tiếp đến lợi ích của doanh nghiệp và kích thích tính năng động, sáng tạo của mỗi cá nhân trong doanh nghiệp. Công bằng giúp doanh nghiệp, tổ chức, quốc gia huy động các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) vào phát triển kinh tế. Các chính sách về CSR trong doanh nghiệp nhƣ bình đẳng giới, bình đẳng giữa lao động cũ và mới sẽ tác động tới người lao động. Người lao động được đối xử công bằng họ sẽ phát huy khả năng lao động, nâng cao năng suất lao động, yêu công việc và tạo ra ngày càng nhiều sản phẩm có chất lƣợng cao. Đối với các nhà đầu tƣ mới, công bằng trong xã hội sẽ tạo niềm tin cho họ, từ đó họ mới chịu bỏ vốn, chấp nhận rủi ro để đầu tƣ cho sản xuất. Nhƣ vậy, việc thực hiện CSR có thể nói nhằm đem lại sự công bằng xã hội góp phần đảm bảo tăng trưởng kinh tế một cách ổn định, lâu dài, theo hướng phát triển của xã hội.
Bảo vệ môi trường và giảm tiêu thụ tài nguyên là hai vấn đề quan trọng trong CSR. CSR luôn nhấn mạnh doanh nghiệp cần có trách nhiệm với môi trường.
Các doanh nghiệp thực hiện tốt CSR luôn là những doanh nghiệp có chính sách bảo vệ môi trường tốt. Điều này góp phần bảo vệ môi trường chung của quốc gia. Trong những năm gần đây, EU và nhiều nước phát triển thắt chặt luật lệ của họ về môi trường và sức khỏe như: có quy định chặt chẽ về dư lượng thuốc trừ sâu độc hại trong thực phẩm và các sản phẩm nông nghiệp; thi hành luật tái chế các thiết bị điện tử đã qua sử dụng, hạn chế sử dụng các chất độc hại trong các sản phẩm điện tử và thắt chặt thẩm định và cấp phép sản phẩm hóa chất. Các đạo luật này nhằm mục
15
đích buộc các doanh nghiệp tăng cường trách nhiệm về môi trường bằng cách xây dựng một quy trình khép kín, từ xử lý và phát triển nguồn tài nguyên, thiết kế sản phẩm, lắp ráp, tiếp thị, tiêu thụ và tái chế. Mục tiêu cuối cùng là giảm sử dụng tài nguyên thiên nhiên và sản xuất chất thải ở mức tối thiểu, ủng hộ sản xuất sạch và tiêu dùng xanh.
Xóa đói giảm nghèo có thể đạt được một phần thông qua chương trình từ thiện do các doanh nghiệp thực hiện. Việc đảm bảo rằng không có một đối tƣợng nào trong xã hội bị tụt hậu trong khi Việt Nam đang đi trên con đường trở thành một quốc gia có mức thu nhập trung bình thì xóa đói giảm nghèo ngày càng trở nên quan trọng. Trong các nhóm đồng bào dân tộc thiểu số, cái nghèo đã ăn sâu bám rễ.
Để giải quyết tình trạng nghèo đói từ lâu đời trong các dân tộc thiểu số, sự bất bình đẳng và mất cân đối trong thu nhập cũng nhƣ khả năng tiếp cận các cơ hội và dịch vụ cần đƣợc giải quyết thông qua một hệ thống an sinh xã hội toàn diện và hòa nhập, cùng với một chương trình mục tiêu và tập trung về xóa đói giảm nghèo.
Trong điều kiện nguồn lực của Nhà nước còn hạn hẹp hiện nay, nhiều doanh nghiệp tham gia thực hiện các chương trình trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR) góp phần xóa đói giảm nghèo, đem lại một cuộc sống tươi đẹp hơn cho những người dân có hoàn cảnh khó khăn, cũng nhƣ trong xây dựng chính sách với sự tham gia của các ban ngành có liên quan là rất cần thiết và có ý nghĩa thiết thực lớn.
1.2.2.2. Lợi ích đối với doanh nghiệp
Trong cộng đồng doanh nghiệp, việc ủng hộ thực hiện CSR vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều, nhƣng không thể phủ nhận rằng ngày càng có nhiều doanh nghiệp quan tâm và thực hiện CSR. Thực tế chỉ ra rằng lợi nhuận là yếu tố quyết định cho sự tồn tại của tất cả các doanh nghiệp nhƣng doanh nghiệp chỉ có đƣợc lợi nhuận từ xã hội nơi họ hoạt động nên việc cân bằng, dung hòa đƣợc lợi ích giữa các nhà đầu tƣ với lợi ích của xã hội là cần thiết. Nhƣ vậy, việc thực thi CSR tốt đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp nhƣ:
- Nâng cao hình ảnh của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho các bên có liên quan về CSR;
16
- Giảm chi phí quản lý và các yêu cầu xã hội khác nhau;
- Nâng cao cơ hội đạt đƣợc lợi thế cạnh tranh, thu hút nhiều khách hàng hơn;
- Giúp các doanh nghiệp chủ động hơn trong việc xâm nhập vào các thị trường mới có yêu cầu cao về CSR;
- Chiếm được vị thế tốt hơn trong thị trường lao động và thể hiện cam kết rõ ràng về các chuẩn mực và xã hội giúp cho doanh nghiệp dễ dàng thu hút đƣợc nhân viên tốt, có kỹ năng và trình độ chuyên môn cao;
- Gia tăng lòng trung thành và cam kết của người lao động đối với doanh nghiệp;
- Tăng năng suất lao động, tối ƣu hóa hiệu quả quản lý của doanh nghiệp;
- Tạo đƣợc mối quan hệ tốt hơn với khách hàng và có đƣợc khách hàng trung thành với doanh nghiệp.
Lợi ích mà CSR đem lại cho doanh nghiệp là rất lớn, nó giúp tăng đơn đặt hàng từ những đơn vị mua hàng đòi hỏi các tiêu chuẩn về CSR, còn về lâu dài sẽ cải thiện quan hệ trong công việc, cắt giảm chi phí, tăng năng suất lao động, giảm tỷ lệ nhân viên nghỉ, bỏ việc, giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo nhân viên mới, tăng doanh thu, tăng giá trị, thương hiệu, và thêm cơ hội tiếp cận những thị trường mới.
CSR đối với phát triển kinh tế trên địa bàn có thể tạo ra thị trường việc làm tốt và ổn định. Những điều này giúp làm tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp.
1.2.2.3. Lợi ích của việc thực hiện trách nhiệm xã hội đối với người lao động
Một nội dung không thể thiếu của CSR là đáp ứng sự kỳ vọng của người lao động trong doanh nghiệp. Người lao động luôn mong muốn có được môi trường làm việc tốt thể hiện ở các khía cạnh: điều kiện lao động an toàn, chăm sóc sức khoẻ người lao động, chế độ làm việc đảm bảo lợi ích và quyền lợi của người lao động... Được làm việc trong một môi trường mà ở đó, pháp luật lao động được tuân thủ, những quy định pháp luật của nước sở tại đối với quyền và lợi ích của người lao động sẽ được thực hiện nghiêm túc, qua đó tạo ra được động lực cho người lao động cống hiến nhiều hơn trong công việc. Điều đáng quan tâm là doanh nghiệp khi
17
cam kết thực hiện CSR, các vấn đề nhƣ lao động cƣỡng bức, sử dụng lao động trẻ em, quấy nhiễu và lạm dụng lao động, phân biệt đối xử... sẽ bị hạn chế và đào thải.
Doanh nghiệp thực hiện tốt CSR, đồng nghĩa với việc người lao động được trả lương tương xứng với sự đóng góp của mình vào kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Chế độ thu nhập và tiền lương đảm bảo cuộc sống của người lao động, giúp tái sản xuất sức lao động.
Vấn đề an toàn và sức khỏe người lao động được doanh nghiệp chú trọng đầu tƣ, chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học sẽ đƣợc thực hiện, qua đó tạo ra môi trường làm việc an toàn, chế độ làm việc hợp lý cho người lao động... Người lao động đƣợc tự do lập và tham gia các tổ chức đoàn thể (Công đoàn, thỏa ƣớc lao động tập thể...). Đây là những tổ chức đại diện cho tiếng nói, nguyện vọng của người lao động, luôn đấu tranh bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.