Đặc thù trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp trong ngành xây dựng

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của Tổng công ty cơ điện xây dựng công ty cổ phần ( AGRIMECO ) (Trang 37 - 40)

1.4.1. Ngành xây dựng có tác động rất lớn đến môi trường

Quá trình hoạt động của các dự án xây dựng luôn tạo ra những ảnh hưởng đối với môi trường tự nhiên (đất, không khí, nước, thảm động thực vật). Ngành xây dựng là một trong những ngành gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong một thời gian rất dài và cho đến nay vẫn chƣa có các biện pháp khắc phục triệt để, quyết liệt. Cùng với quá trình hiện đại hoá và công nghiệp hoá luôn đi kèm là các

28

hoạt động xây dựng, hệ quả của quá trình xây dựng thậm chí còn dẫn đến sự suy giảm hệ sinh thái, sự tuyệt chủng của một số loài sinh vật do bị mất môi trường sinh sống. Đây là những vấn đề nhức nhối luôn song hành cùng lịch sử phát triển của ngành xây dựng cho đến nay vẫn chưa có phương án khắc phục triệt để.

Bên cạnh việc xả khí thải vào môi trường của các nhà máy sản xuất vật liệu xây dựng, bụi từ các công trường xây dựng, các mỏ khai thác nguyên vật liệu phục vụ trong ngành làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường cũng như cuộc sống của cộng đồng dân cƣ lân cận.

Từ bản chất hoạt động của lĩnh vực xây dựng, CSR đối với môi trường, cộng đồng dân cƣ sẽ là yếu tố quan trọng cần đƣợc các doanh nghiệp quan tâm.

1.4.2. Ngành xây dựng sử dụng số lượng lớn lao động ở các cấp bậc trình độ khác nhau

Ngành xây dựng có lực lƣợng nhân công vô cùng lớn theo thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và xã hội năm 2015 có hơn 4 triệu người tham gia trong ngành xây dựng, nhƣng cũng tỷ lệ thuận với đó là các doanh nghiệp trong ngành không thực hiện tốt các chính sách đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Cũng nhƣ các ngành kinh tế khác, công nhân xây dựng chiếm tỷ lệ lớn nhất trong lực lƣợng lao động. Trong khi các bộ phận còn lại đƣợc đánh giá là có thu nhập tương đối tốt thì công nhân xây dựng luôn phải làm việc trong môi trường làm việc độc hại, nặng nhọc và có thu nhập không tương xứng với sức lực bỏ ra.

Công tác thi công trong ngành xây dựng phụ thuộc rất lớn vào nguồn vốn, có những giai đoạn công tác thi công đình trệ do chủ đầu tƣ thiếu vốn nhƣng cũng có giai đoạn dự án cần đẩy nhanh tiến độ đòi hỏi các nhà thầu tăng ca, tăng giờ làm. Vì vậy, công nhân xây dựng thường không có một chế độ làm việc ổn định và phải chấp nhận việc làm thêm, tăng ca, tăng giờ làm trong khi các chế độ đãi ngộ không đƣợc đảm bảo, thậm chí nhiều doanh nghiệp còn xả ra tình trạng chậm thanh toán lương kéo dài.

29

1.4.3. Ngành xây dựng hoạt động có tính chất mùa vụ và phụ thuộc vào môi trường tự nhiên

Quá trình thi công từ khi khởi công cho đến khi hoàn thành công trình và bàn giao, đưa vào sử dụng thường kéo dài. Thời gian hoàn thành phụ thuộc quy mô và tính chất phức tạp về kỹ thuật của từng công trình cụ thể. Quá trình thi công đƣợc chia thành nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn thi công lại chia thành nhiều công việc khác nhau. Các công việc chủ yếu diễn ra ngoài trời nên chịu tác động rất lớn của các yếu tố môi trường tự nhiên như mưa, nắng, lũ lụt… đòi hỏi các doanh nghiệp bố trí công việc để giảm thiểu sự ảnh hưởng của nó.

Đặc điểm này dẫn đến các vấn đề CSR trong lĩnh vực xây dựng nhƣ CSR đối với người lao động, trách nhiệm của doanh nghiệp phát sinh khi công nhân phải làm thêm giờ hay thay đổi giờ làm việc để hoàn thảnh tiến độ.

1.4.4. Ngành xây dựng là ngành thâm dụng vốn

Đặc điểm của các doanh nghiệp ngành xây dựng thường thi công khối lượng lớn, giá trị lớn, thời gian thi công dài, kỳ tính giá sản phẩm không phải là hàng tháng nhƣ các loại hình doanh nghiệp khác, mà đƣợc xác định tùy theo đặc điểm kỹ thuật của từng công trình, điều này thể hiện qua phương thức thanh toán giữa hai bên nhà thầu và khách hàng. Vì thời gian sản xuất dài, và thường khách hàng chỉ tạm ứng một phần số tiền của công trình thi công nên các doanh nghiệp xây dựng cần vốn dài hạn với khối lƣợng lớn. Điều này mang lại nhiều rủi ro tài chính cho doanh nghiệp. Việc vay dài hạn khiến chi phí sử dụng vốn lớn hơn. Hơn nữa, việc chỉ đƣợc thanh toán sau khi công trình hoàn thành cũng làm giảm khả năng thanh toán của doanh nghiệp trong giai đoạn sản xuất sản phẩm. Thêm vào đó, thời gian thi công dài cũng có tác động đến rủi ro mất vốn của doanh nghiệp do phải chịu ảnh hưởng của hao mòn TSCĐ hữu hình và vô hình, trượt giá .

Từ đặc điểm này, một khía cạnh CSR mà doanh nghiệp xây dựng tiềm ẩn nhiều nguy cơ sai phạm là trách nhiệm pháp lý liên quan đến thực hiện các nghĩa vụ tài chính với nhà nước hay trách nhiệm đối với khách hàng.

30

Một phần của tài liệu Trách nhiệm xã hội của Tổng công ty cơ điện xây dựng công ty cổ phần ( AGRIMECO ) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)