3.1.1 Khái quát về Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn.
Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn đƣợc thành lập vào tháng 6/2012 theo Quyết định số 398/QĐ-UBND ngày 08/6/2012 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc kiện toàn lại mô hình của Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn; có chức năng triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng;
phòng, chống các bệnh xã hội; an toàn vệ sinh thực phẩm; chăm sóc sức khỏe sinh sản và truyền thông giáo dục sức khỏe trên địa bàn huyện. Đồng thời quản lý các trạm Y tế xã, thị trấn trong toàn huyện, thực hiện công tác chuyên môn kỹ thuật là chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe nhân dân.
Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn địa chỉ Phố Phú Vinh - Thị trấn Phát Diệm - Huyện Kim Sơn - Tỉnh Ninh Bình.
* Cơ cấu tổ chức của đơn vị gồm:
Hình 3.1: Cơ cấu tổ chức Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn BAN LÃNH ĐẠO TRUNG TÂM
PHÒNG CHỨC NĂNG CÁC KHOA CHUYÊN MÔN 27 TRẠM Y TẾ
XÃ, THỊ TRẤN
Phòng Hành chính tổng hợp
Phòng Kế hoạch nghiệp vụ - Truyền thông GDSK
Khoa Kiểm soát dịch bệnh – HIV/
AIDS
Khoa Y tế công cộng
Khoa Xét nghiệm
Khoa ATTP -DD
Khoa CSSK SS
Khoa Điều trị Metha done
3.1.2. Tình hình nhân lực của trung tâm
Con người là yếu tố quan trọng nhất tạo nên thành công của một tổ chức, doanh nghiệp và Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn cũng không phải một ngoại lệ. Với đội ngũ nhân viên đa phần từng công tác nhiều năm, Trung tâm luôn hoàn thành xuất sắc những nhiệm vụ đƣợc giao cho và những mục tiêu đặt ra. Quan trọng hơn, ban lãnh đạo đơn vị đã cố gắng tạo ra môi trường làm việc chuyên nghiệp, thân thiện để các nhân viên phát huy tối đa năng lực bản thân, có cơ hội phát triển nghề nghiệp. Nỗ lực xây dựng hình ảnh đơn vị thân thiện, trách nhiệm gắn với một môi trường làm việc năng động, hiện đại, cùng chế độ đãi ngộ về lương, thưởng, đào tạo phát triển, đảm bảo đội ngũ cán bộ công nhân viên đồng đều, vững về chuyên môn nghiệp vụ.
Qua 7 năm hình thành và phát triển, đội ngũ cán bộ công nhân viên của đơn vị đã không ngừng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Bảng 3.1: Tình hình lao động của đơn vị giai đoạn 2016 - 2018
Đơn vị tính: người
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So Sánh (%)
SL Tỷ lệ
%
SL Tỷ lệ
%
SL Tỷ lệ
%
17/16 18/17
Tổng lao động 164 100 183 100 174 100 111,6 95,1 1.Theo giới tính
Nam 50 30,5 57 31,1 55 31,6 114 96,5
Nữ 114 69,5 126 68,9 119 68,4 110,5 94,4 2.Theo độ tuổi
Dưới 30 22 13,4 43 23,5 39 22,4 195,5 90,7 Từ 30-50 116 70,7 113 61,7 113 64,9 97,4 100 Trên 50 26 15,9 27 14,8 22 22,7 103,8 81,5 3.Theo trình độ
Trên ĐH và ĐH 37 22,6 41 22,4 52 29,9 110,8 126,8 CĐ và TC 127 78,4 142 78,6 122 70,1 111,8 85,9
(Nguồn: Phòng Kế hoạch – Tổng hợp Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn)
Qua bảng 3.1, có thể thấy đƣợc sự biến động về nhân lực của Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn qua từng năm, cụ thể:
Cơ cấu về giới tính:
Năm 2016 tổng số cán bộ nhân viên là 164 người, trong đó có 50 người cán bộ là nam giới chiếm 30,5%, 114 cán bộ nữ chiếm 69,5%. Số cán bộ là nữ giới chiếm tỷ lệ cao hơn trong đơn vị.
- Năm 2017 tổng số cán bộ nhân viên là 183 người, trong đó cán bộ nam là 57 người chiếm tỷ lệ 31,1%, 126 cán bộ nữ chiếm tỷ lệ 68,9% .Tổng số cán bộ nhân viên trong năm 2017 tăng 19 người (tăng 11,6%), trong đó cán bộ nam tăng 7 người (tăng 42,7%), cán bộ nữ tăng 12 người (tăng 57,3%). Số cán bộ nữ vẫn chiếm tỷ lệ cao hơn số cán bộ nam.
- Năm 2018 tổng số cán bộ nhân viên là 174 người, giảm 4,9% so với năm 2017. Trong đó cán bộ nam là 55 người chiếm tỷ lệ 31,6% (giảm 2 người (22,2%) so với năm 2017), cán bộ nữ là 119 người chiếm tỷ lệ 68,4% ( giảm 7 người (77,8%) so với năm 2017).
Về cơ cấu độ tuổi:
- Năm 2016, số lao động trẻ dưới 30 tuổi là 22 người chiếm 13,4%; năm 2017 là 43 người chiếm 23,5%; năm 2018 là 39 người chiếm 22,4%. Số lượng cán bộ trẻ tăng nhanh là nhờ các chính sách thu hút nhân lực, tạo điều kiện để các cán bộ trẻ trở về công tác, phục vụ tại quê hương.
- Số lao động từ 30-50 tuổi năm 2016 là 116 người chiếm 70,7%, năm 2017 là 113 người chiếm 61,7%, năm 2018 là 113 người chiếm 64,9%. Lực lƣợng lao động trong độ tuổi này không có biến động nhiểu, đây là lực lƣợng
nòng cốt, dày dặn kinh nghiệm, đảm đương những nhiệm vụ quan trọng của đơn vị.
- Số lao động trên 50 tuổi năm 2016 là 26 người chiếm 15,9%; năm 2017 là 27 người chiếm 14,8%; năm 2018 là 22 người chiếm 22,7%. Cán bộ trong độ tuổi này rất giàu kinh nghiệm, chủ yếu giữ các chức vụ quan trọng trong đơn vị, dẫn dắt và truyền đạt lại các kinh nghiệm cho đội ngũ cán bộ trẻ.
Cơ cấu về trình độ học vấn:
- Số lao động có trình độ trên đại học và đại học năm 2016 là 37 người chiếm 22,6%, năm 2017 là 41 người chiếm 22,4%, năm 2018 là 52 người chiếm 29,9%. Trình độ của cán bộ nhân viên trong đơn vị tăng lên rõ rệt nhờ sự tạo điều kiện của ban lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn: cử đi học nâng cao chuyên môn, tổ chức các khóa tập huấn tại cơ sở…
- Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2016 là 127 người chiếm 78.4%, năm 2017 là 142 người chiếm 78,6%, năm 2018 là 122 người chiếm 70,1%.
3.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhân lực tại Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn
C c yếu tố bên ngoài ảnh hưởng tới công t c quản lý nhân lực:
Hoạt động quản lý nhân lực trong tổ chức sẽ có rất nhiểu yếu tố môi trường tác động đến. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay có rất nhiều các nhân tố bên ngoài có tác động gây ảnh hưởng lớn tới công tác quản trị nhân lực trong tổ chức. Cụ thể nhƣ:
- Môi trường kinh tế xã hội: huyện Kim Sơn có diện tích 207km2 với số dân 172.399 người. Với diện tích rộng lớn và mật độ dân số tương đối đông gây nên sức ép không nhỏ trong việc cung cấp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho người dân. Việc số lượng nhân viên y tế có hạn nhưng phải đảm đương
công việc trên một diện tích rộng và số dân đông nhƣ thế đã đặt ra cho ban lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Kim Sơn phải cân nhắc thật kĩ lƣợng trong các hoạt động, công việc để đạt đƣợc hiệu quả lớn nhất.
- Nhu cầu về đời sống vật chất, tinh thần người lao động ngày càng tăng lên, bên cạnh đó tình trạng lạm phát kéo dài và đang có sự tăng lên trong khi thu nhập, tiền lương của người lao động lại tăng rất ít. Chính vì vậy, Trung tâm phải đối mặt với khó khăn làm sao vẫn có thể đảm bảo cuộc sống cho anh em cán bộ nhân viên trong khi quỹ lương của đơn vị bị khống chế bởi các cơ chế và chính sách mà Nhà nước quy định.
- Một tổ chức dù lớn hay nhỏ, hoạt động vì lợi nhuận hay vì mục tiêu công ích đều chịu tác động của yếu tố văn hóa xã hội. Nền văn hóa xã hội của mỗi quốc gia có ảnh hưởng nhất định đến tâm tư, nguyện vọng và hành động của con người trong cuộc sống. Do vậy, để hoạt động có hiệu quả, Trung tâm cần nghiên cứu các vấn đề: lối sống, khuynh hướng tiêu dùng và tiết kiệm, hành vi tiêu dùng... Từ đó, đƣa ra kế hoạch hoạt động cho phù hợp và dự báo lƣợng nhân lực cần thiết để thực hiện kế hoạch đó.
- Các máy móc, thiết bị, tài sản hiện nay ngày càng đa dạng, phức tạp.
Trung tâm cũng cần tiếp cận những công nghệ hiện đại nhất của thế giới và đào tạo đội ngũ phù hợp với tình hình mới.
C c yếu tố bên trong ảnh hưởng tới công t c quản lý nhân lực:
- Mục tiêu chiến lƣợc của Trung tâm: Với mục tiêu phát triển hiện nay, Trung tâm đang rất quan tâm đến quản lý nhân lực. Đó là tuyển dụng, đào tạo và giữ chân người tài, chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Quy mô tổ chức của Trung tâm: Quy mô tổ chức Trung tâm chi phối nhu cầu về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu nhân lực của đơn vị. Tuy nhiên, dù Trung tâm có một quy mô lớn nhƣng không biết cách tuyển chọn nhân lực
phù hợp, không trao đúng quyền hạn cho lao động hoặc không biết cách động viên khuyến khích họ thì cũng không đạt đƣợc các mục tiêu.
- Văn hóa công sở: Mỗi cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đều có bầu
không khí, văn hóa của riêng mình. Bầu không khí, văn hóa công sở tốt sẽ có tác dụng kích thích người lao động hăng hái làm việc, đưa ra được những ý kiến hữu ích; ngược lại, bầu không khí văn hóa xấu sẽ khiến người lao động cảm thấy chán nản, không muốn làm việc. Hoạt động quản lý nhân lực là yếu tố then chốt, quan trọng quy định và phát triển văn hóa của tổ chức.
- Nhà quản trị: Nhà quản trị sẽ có vai trò là phương tiện thỏa mãn nhu cầu cũng như mong muốn của nhân viên. Ban lãnh đạo Trung tâm thường xuyên lắng nghe ý kiến của cán bộ công nhân viên, quan tâm động viên tinh thần và vật chất cho người lao động vào những ngày lễ, tết, ốm đau... Thường xuyên tổ chức các buổi tham quan để mọi người giao lưu, học hỏi lẫn nhau.