TẠI KHÁCH SẠN GOLDEN STAR - HUẾ
2.1. Tổng quan về khách sạn Golden Star - Huế
2.1.6. Sản phẩm, dịch vụ của khách sạn
Khách sạn Golden Star – Huế là khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao quốc tế, ngoài lĩnh vực kinh doanh chính là dịch vụ lưu trú và dịch vụ ăn uống, Khách sạn còn kinh doanh thêm các dịch vụ bổ sung với nhiều loại hình như sau:
• Dịch vụ giặt là.
• Dịch vụ massage
• Quầy bán hàng lưu niệm.
• Dịch vụ hội thảo, hội nghị.
• Bãi đỗ xe.
• Dịch vụ cho thuê xe.
• Dịch vụ đặt vé máy bay.
2.1.7. Tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của khách sạn Golden Star – Huế
2.1.7.1. Tình hình khách đến Khách sạn qua 3 năm (2016- 2018) Bảng 5: Tình hình khách đến Khách sạn qua 3 năm (2016- 2018)
ĐVT: Lượt khách 2016 2017 2018 2017/2016 (%) 2018/2017 (%) Khách quốc
tế 20.940 22.953 24.283 109,61 105,79
Khách nội địa 6.297 7.566 7.958 120,15 105,18
Tổng 27.237 30.519 32.221 112,05 105,58 (Nguồn: Khách sạn Golden Star – Huế) Qua bảng số liệu trên, ta thấy tổng lượt khách đến khách sạn tăng qua các năm. Năm 2016, tổng lượt khách đến khách sạn là 27.237 lượt, năm 2017 tăng 3.282 lượt khách so với năm 2016. Năm 2018, tổng lượng khách là 32.221 khách, tăng 1.722 lượt, tức tăng 5,58 % so với năm 2017.
- Đối với khách quốc tế: khách quốc tế là thị trường khách chủ yếu của Khách sạn nên bao giờ cũng chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu khách đến Khách sạn, khoảng từ 75% đến 78%. Trong giai đoạn 2016 đến 2018 thì tổng lượt khách cao nhất là năm 2016 với 20.940 lượt, chiếm 76,88% lượt. Năm 2017, lượng khách quốc tế có xu hướng giảm nhưng không đáng kể, giảm 1,67% so với năm 2016 trong tổng cơ cấu khách đến khách sạn. Đến năm 2018, lượng khách đã tăng trở lại, chiếm 75,36%. Năm 2016 và 2018, tại Huế có diễn ra Festival nên lượng khách nhiều hơn so với những năm khác.
- Đối với khách nội địa, tổng lượt khách trong nước có xu hướng tăng lên rõ rệt trong 3 năm từ 2016 đến 2018. Năm 2016, lượng khách Việt nam lưu trú tại khách sạn là 6.297 lượt, nhưng đến năm 2017 đã tăng lên thêm 1269 lượt, tức tăng 20,15% so với năm 2016. Lượng khách tăng đều qua các năm, năm 2018 tăng 392 lượt.
Để ổn định doanh thu, ban quản lý dự án đã phối hợp với các ban ngành chức năng để đưa ra nhiều biện pháp, chính sách kích cầu trong nước, cũng như các chương trình quảng cáo, khuếch trương, khuyến mãi, giảm giá dịch vụ ăn uống và lưu trú cho khách nội địa, tăng cường quan hệ với các hãng lữ hành chuyên tổ chức các tour du lịch trong nước, đặt quan hệ và chủ động chào giá ưu đãi đối với các tổ chức trong nước,… Lượng khách nội địa đến với Khách sạn tăng qua các năm chứng tỏ chủ trương Khách sạn đã mang lại thành công lớn.
• Cơ cấu nguồn khách đến Khách sạn theo quốc tịch (2016 – 2018)
Khách đến cư trú tại khách sạn rất đa dạng, từ những du khách muốn khám phá nét đẹp của văn hóa Huế đến những du khách đi du lịch để nghỉ ngơi, chữa bệnh, hay doanh nhân đi công tác tại Huế, họ đến từ nhiều quốc gia, lãnh thổ
khác nhau. Vì thế việc nghiên cứu nhu cầu du khách sẽ giúp khách sạn có nhiều chiến lược kinh doanh hợp lý, phù hợp với thị trường mục tiêu của khách sạn.
Theo bảng số liệu dưới ta thấy, trong cơ cấu khách lưu trú tại khách sạn từ khi khách sạn đi vào hoạt động đến nay, thị trường khách Châu Âu, Châu Á và Châu Đại Dương luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng lượt khách quốc tế đến Khách sạn, tiếp đến là khách Châu Mỹ. Thị trường khách Châu Phi chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu khách đến khách sạn Golden Star – Huế.
- Thị trường khách Châu Âu: là một trong ba nguồn khách chủ yếu của Khách sạn. Trong năm 2016, lượng khách Châu Âu lưu trú tại Khách sạn là 8.037 lượt khách, trong đó cao nhất là Pháp với 4.168 lượt khách và Anh với 1.304 lượt khách. Đến năm 2017, lượt khách của thị trường này là 11.461 lượt, tăng 42.6%, 3424 lượt so với năm 2016. Trong đó lượt khách Pháp và Đức vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2018, lượng khách Châu Âu lưu trú tại khách sạn tăng 5,1%, tương ứng 580 lượt so với năm 2017 trong đó khách Pháp vẫn là thị trường khách mục tiêu của khách sạn.
- Thị trường khách Châu Úc: là một thị trường khách quan trọng, đứng thứ hai sau thị trường khách Châu Âu. Năm 2016, lượng khách Châu Úc chiếm số lượng lớn trong cơ cấu khách đến Khách sạn, lượng khách đạt 9.185, chiếm 33,72% trong tổng lượt khách. Trong đó, lượng khách thuộc các nước không xác định chiếm tỷ trọng lớn nhất, 4.810 lượt khách. Australia là thị trường khách mục tiêu của khách sạn. Năm 2017, lượng khách có sự sụt giảm, giảm 958 lượt so với năm 2016, tương đương 1,04%. Đến năm 2018, lượng khách tăng trở lại, tăng 1010 lượt, tương đương tăng 12,26% so với năm 2017, trong đó, khách đến từ Australia và chiếm tỷ lệ lớn nhất.
- Thị trường khách Châu Á: Đây cũng là một trong ba thị trường có triển vọng đem lại doanh thu cho Khách sạn. Trong những năm gần đây, nhu cầu đi du lịch nước ngoài của du khách Châu Á tăng cao và trở thành một thị trường đầy tiềm năng với những nước kinh doanh du lịch, trong đó có Việt Nam. Trong 3 năm, lượng khách Châu Á đến với Golden Star – Huế có sự biến động. Năm 2016 là 8.967 lượt, năm 2017 là 9.266 lượt, tăng 299 khách hay 3.33%. Năm
2018, lượng khách đến khách sạn giảm 277 lượt, tức 2,98% so với năm 2017. Tỷ trọng khách Việt Nam là cao nhất, sau đó là Thái Lan.
- Thị trường khách Châu Mỹ: chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có xu hướng tăng lên qua các năm. Năm 2016, lượng khách Châu Mỹ đến với Khách sạn chỉ 999 người, nhưng năm 2017 đã tăng lên 47% lượt, năm 2018 tăng 89, 69% so với năm 2016.
- Thị trường khách Châu Phi: chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong cơ cấu khách đến Khách sạn, chưa đến 1%. Con số này thể hiện đúng thực trạng bởi lẽ các nước Châu Phi chủ yếu là những nước kém phát triển nên việc đi du lịch là rất ít so với các nước phát triển như Châu Âu và Châu Á….
Bảng 6: Cơ cấu nguồn khách đến Khách sạn theo quốc tịch (2016 - 2018) Chi tiêu 2016 2017 2018 2017/2016 2018/2017
SL SL SL +/_ % +/_ %
1.CHÂU ÂU 8.037 11.461 12.041 3.424 142.60 580 105.06
Anh 1.304 2.415 2.786 1.111 185.20 371 115.36
Pháp 4.168 5.286 5.731 1.118 126.82 445 108.42
Netherlands 952 1.059 734 107 111.24 -325 69.31
Đức 507 874 791 367 172.39 -83 90.50
Các nước khác 1.106 1.781 1.999 675 161.03 218 112.24 2.CHÂU Á 8.967 9.266 8.989 299 103.33 -277 97.01
Thái Lan 1.161 330 95 -831 28.42 -235 28.79
Việt Nam 6.297 7.566 7.958 1269 120.15 392 105.18 Các nước khác 1.509 1.370 936 -139 90.79 -434 68.32
3.CHÂU MỸ 999 1.469 1.895 470 147.05 426 129.00
Canada 314 488 703 174 155.41 215 144.06
Mỹ 603 840 901 237 139.30 61 107.26
Các nước khác 72 141 291 69 195.83 150 206.38
4.CHÂU PHI 49 96 79 47 195.92 -17 82.29
5.CHÂU ĐẠI
DƯƠNG
9.185 8.227 9.237 -958 89.57 1.010 112.28
Australia 3.615 4.168 4.433 553 115.30 265 106.36
New Zealand 758 757 785 -1 99.87 28 103.70
Un – known 4.810 3.300 4.019 -1510 68.61 719 121.79
Các nươc khác 2 2 0 0 100.00 -2 0.00
TỔNG 27.237 30.519 32.241 3.282 112.05 1.722 105.64 (Nguồn: Khách sạn Golden Star-Huế) Qua những phân tích trên cho thấy, thị trường mục tiêu của Khách sạn là khách đến từ Châu Âu và Châu Á, Châu Úc, trong đó chủ yếu là khách Pháp, Anh và Australia. Đây là những quốc gia có nền kinh tế phát triển, yêu cầu về chất lượng dịch vụ luôn cao hơn so với những quốc gia khác. Do đó, để thu lại nhiều doanh thu từ các nguồn này, Khách sạn cần duy trì và nâng cao chất lượng dịch vụ hiện có của mình, có như vậy mới có thể thu hút và giữ khách trong thời gian tới. Bên cạnh đó, Khách sạn cần thực hiện nhiều biện pháp nhằm thu hút khách đến từ các quốc gia phát triển có thu nhập cao ở Châu Mỹ như Canada,
Mỹ, hay các quốc gia ở Châu Á như Thái Lan, Nhật Bản….
2.1.7.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Khách sạn giai đoạn 2016 – 2018 Về doanh thu: Tổng doanh thu của Khách sạn bao gồm doanh thu lưu trú, doanh thu ăn uống và doanh thu các dịch vụ bổ sung khác. Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh ta thấy trong năm 2016, tổng doanh thu của Khách sạn là 7.331 triệu đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ lưu trú là cao nhất, 6.719 triệu đồng, chiếm 92,10% trong tổng doanh thu. Doanh thu từ dịch vụ ăn uống và dịch vụ bổ sung chỉ chiếm lần lượt 6,47% và 1,43%. Đến năm 2017, mặc dù ở Huế không diễn ra sự kiện Festival nhưng tổng doanh thu của Khách sạn vẫn tăng 1.342 (18,31%) so với năm 2016. Trong tổng doanh thu, doanh thu từ dịch vụ lưu trú có xu hướng giảm nhẹ nhưng vẫn chiếm tỷ lệ lớn, 91,3%. Năm 2018, tổng doanh thu đạt 8.888 triệu đồng, tăng 2,48% so với năm 2017. Qua các năm, doanh thu của Khách sạn tăng, đây là một tín hiệu tốt, vì doanh nghiệp đã hoạt động được nhiều năm, nên khoảng thời gian này là những khoảng thời gian hoạt động có hiệu quả, mang lại nguồn thu cho Khách sạn. Đây là sự nỗ lực rất lớn từ lãnh đạo Khách sạn, toàn thể nhân viên cũng những chính sách thu hút khách mà Khách sạn đã áp dụng thành công.
Về chi phí: Năm 2016, chi phí mà Khách sạn đã bỏ ra là 3.519 triệu đồng, đến năm 2017, chi phí tăng 25,7%, tức 4.423 triệu đồng. Năm 2018, cùng với sự cao nhất của doanh thu thì chi phí cũng cao nhất trong giai đoạn 2016 – 2018.
Chi phí của Khách sạn năm 2018 là 4.889 triệu đồng.
Bảng 7: Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Golden Star – Huế (2016 – 2018)
ĐVT: triệu đồng
Chỉ tiêu 2016 2017 2018 So sánh
2017/2016 2018/2017 Giá
trị % Giá
trị % Giá
trị % +/_ % +/_ %
1. Tổng doanh thu 7.331 100 8.673 100 8.888 100 1.342 118.31 215 102.48 Doanh thu lưu trú 6.791 92,10 7.918 91,30 8.172 91,94 1.127 116.60 254 103.21 Doanh thu ăn uống 435 6,47 575 6,62 540 6,08 140 132.18 -35 93.91 Doanh thu dịch vụ
bổ sung 105 1,43 180 1,78 176 1,96 75 171.43 -4 97.78 2.Tổng chi phí 3.519 100 4.423 100 4.889 100 904 125.69 466 110.54 3.Lợi nhuận 3.812 100 4.250 100 3.999 100 438 111.49 -251 94.09 4.Nộp ngân sách 763 100 850 100 800 100 87 111.40 -50 111.40 5.Lợi nhuận sau
thuế 3.049 100 3.400 100 3.199 100 351 111.51 -201 94.09 (Nguồn: khách sạn Golden Star – Huế) Đây là thời gian Festival diễn ra Khách sạn phải đầu tư một nguồn vốn lớn để đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất kĩ thuật cho lưu trú và phòng hội nghị. Chi phí tăng qua các năm không phải là tín hiệu xấu, do lượng khách đến với Khách sạn tăng qua các năm, Khách sạn phải đầu tư, nâng cấp thêm nhiều hệ thống, trang thiết bị tiện ích, tăng chi phí cho việc mua nguyên liệu chế biến món ăn, thức uống, các dịch vụ bổ sung nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu cho khách hàng.
Về lợi nhuận sau thuế: sau khi nộp thuế cho nhà nước thì lợi nhuận sau thuế của Khách sạn ở mức khá cao. Sự tăng giảm lợi nhuận không tương ứng với sự tăng giảm doanh thu và chi phí. Năm 2016, lợi nhuận sau thuế của Khách sạn đạt 3.049 triệu đồng. Năm 2017, lợi nhuận tiếp tăng 11,5%. Nhưng đến năm 2018, lợi nhuận lại giảm 5,9%, tương đương 201 triệu đồng. Nguyên nhân là do năm 2018, doanh thu tăng 2,5% nhưng chi phí lại tăng đến 10,5%. Sự đầu tư quá nhiều cho việc nâng cấp hệ thống trang thiết bị đã làm chi lợi nhuận của Khách sạn giảm, nhưng lượng giảm này không đáng kể.
Tóm lại, khách sạn Golden Star – Huế là một trong những khách sạn chưa
có thâm niên hoạt động khá lâu năm, nên kết quả kinh doanh của một doanh nghiệp như vậy là khá khả quan. Để có được kết quả này là cả một quá trình và sự nỗ lực của toàn thể cán bộ lãnh đạo và nhân viên của Khách sạn. Vì chưa đứng lâu trên thị trường nên Khách sạn cần cố gắng hơn nữa trong việc nâng cao chất lượng dịch vụ, đổi mới trang thiết bị, đưa ra nhiều chính sách ưu đãi để thu hút và đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng của thị trường mục tiêu.