Giới thiệu chung về đơn vị SNCL

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập tại việt nam (Trang 46 - 49)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

2.2. Tổng quan về minh bạch thông tin kế toán trong khu vực công

2.2.3. Minh bạch TTKT của đơn vị SNCL tại Việt Nam

2.2.3.1. Giới thiệu chung về đơn vị SNCL

v Khái nim đơn v SNCL

Đơn vị trong khu vực công là đơn vị hoạt động vì mục tiêu phi lợi nhuận. Các đơn vị này sử dụng NSNN, các khoản phí, lệ phí được khấu trừ để lại, nguồn tài trợ, viện trợ để quản lý nhà nước, quản lý hành chính, quản lý xã hội, và cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Đơn vị trong khu vực công còn gọi là đơn vị HCSN gồm có hai loại: đơn vị hành chính và đơn vị SNCL. Trong đó:

Đơn vị hành chính: là cơ quan nhà nước, thuộc bộ máy quản lý nhà nước, được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng quản lý Nhà nước.

Đơn vị SNCL là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội thành lập, có tư cách pháp nhân và cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý nhà nước (Luật Viên chức, 2010).

Về cơ bản hai nhóm đơn vị này có điểm giống nhau là đều thuộc khu vực công và sử dụng NSNN nhưng chức năng và nhiệm vụ hoạt động của chúng là khác nhau. Ngày nay, với sự phát triển của xã hội và thúc đẩy khả năng tự chủ của các đơn vị công, trong khi các đơn vị hành chính thì vẫn phải phụ thuộc chính vào NSNN để thực hiện chức năng quản lý nhà nước thì đơn vị SNCL ngày càng thể hiện rõ chức năng và vai trò của mình cũng như ngày càng tự chủ tài chính cao dần thoát khỏi “cái bóng” của cơ quan nhà nước. Chất lượng dịch vụ công cung cấp ngày càng được nâng cao tăng khả năng cạnh tranh cao trên thị trường và góp phần đáng kể vào sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Trong nghiên cứu này chỉ tập trung nghiên cứu đơn vị SNCL tại Việt Nam.

v Phân loi đơn v SNCL

Dựa trên lĩnh vực hoạt động: các đơn vị SNCL hoạt động trong các lĩnh vực gồm giáo dục đào tạo, dạy nghề; y tế; văn hóa, thể thao, và du lịch; thông tin truyền thông, báo chí; khoa học và công nghệ; sự nghiệp kinh tế; và sự nghiệp khác (như nông nghiệp và phát triển nông thôn, tài nguyên và môi trường, giao thông vận tải, công thương, xây dựng, lao động thương binh và xã hội, tư pháp, sự nghiệp khác).

Dựa trên khả năng bảo đảm chi hoạt động thường xuyên và chi đầu tư (khả năng tự chủ tài chính): Đơn vị SNCL được gồm 04 loại: (1) Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên và chi

đầu tư; (2) Đơn vị SNCL tự bảo đảm chi thường xuyên; (3) Đơn vị SNCL tự bảo đảm một phần chi thường xuyên; (4) Đơn vị SNCL nhà nước bảo đảm chi thường xuyên.

v Đặc đim hot động đặc thù ca đơn v SNCL

Các đơn vị này có đặc thù là sử dụng NSNN, các khoản phí, lệ phí được khấu trừ để lại, nguồn tài trợ, viện trợ để cung cấp dịch vụ công cho xã hội. Đơn vị SNCL cung cấp các dịch vụ công miễn phí hoặc với một mức giá/phí được xác định phù hợp với khả năng chi trả của người thụ hưởng để có thể bù đắp một phần hoặc toàn bộ chi phí cho việc cung cấp dịch vụ.

Đơn vị SNCL được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, nhân sự và tài chính ở những mức độ khác nhau tùy thuộc vào khả năng tự chủ tài chính của đơn vị. Những đơn vị có khả năng tự chủ tài chính cao hơn sẽ được nhà nước giao quyền tự chủ trong tổ chức hoạt động nhiều hơn và ngược lại.

Đơn vị SNCL được tự chủ trong xây dựng kế hoạch phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của đơn vị và phần kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao. Các đơn vị được chủ động trong việc tổ chức và quyết định cách thức thực hiện các kế hoạch đặt ra.

Đơn vị SNCL được quyết định thành lập, tổ chức lại, giải thể các đơn vị không thuộc cơ cấu tổ chức các đơn vị cấu thành theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền, khi đáp ứng các tiêu chí, điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định; xây dựng phương án sắp xếp lại các đơn vị cấu thành trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

Đơn vị SNCL được chủ động bố trí vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp trình cấp có thẩm quyền phê duyệt; tuyển dụng, sử dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và quản lý viên chức, người lao động theo quy định của pháp luật; thuê hợp đồng lao động để thực hiện nhiệm vụ.

Đơn vị SNCL cung cấp dịch vụ công không sử dụng kinh phí NSNN được xác định giá dịch vụ sự nghiệp công theo cơ chế thị trường, được quyết định các khoản thu, mức thu bảo đảm bù đắp chi phí hợp lý, có tích lũy theo quy định của pháp luật đối với từng lĩnh vực. Đối với đơn vị SNCL cung cấp dịch vụ công có sử dụng kinh phí NSNN, giá dịch vụ được xác định trong phạm vi khung giá do cơ quan có thẩm quyền ban hành. Đối với dịch vụ sự nghiệp thuộc danh mục thu phí, các đơn vị SNCL công thu phí theo mức thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Đơn vị SNCL được chủ động sử dụng các nguồn tài chính giao tự chủ để: chi trả tiền lương;

chi hoạt động chuyên môn; hoặc chi quản lý theo Quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị. Những đơn vị có mức tự chủ tài chính cao hơn sẽ được giao quyền tự chủ trong chi tiêu nhiều hơn so với những đơn vị còn phụ thuộc vào nguồn kinh phí hỗ trợ từ NSNN.

Đơn vị SNCL được thực hiện hoạt động SXKD, liên doanh liên kết để gia tăng nguồn thu, nâng cao khả năng tự chủ tài chính và tạo nguồn thu nhập cho người lao động. Những hoạt động này không được làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ công cung cấp cho xã hội.

Đơn vị SNCL có thu được vay vốn của các tổ chức tín dụng, huy động vốn của cán bộ, viên chức trong đơn vị để đầu tư mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động sự nghiệp, tổ chức cung cấp dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ; đồng thời tự chịu trách nhiệm trả nợ vay, lãi vay cũng như chịu trách nhiệm về hiệu quả của việc vay vốn, huy động vốn.

Đặc biệt, Nhà nước đang đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hoá các hoạt động sự nghiệp nên những đơn vị nào có khả năng và năng lực được nhà nước khuyến khích và thúc đẩy chuyển qua hình thức tự chủ về chi thường xuyên và chi đầu tư hoặc hoạt động theo cơ chế như DN nhằm xóa bỏ cơ chế bao cấp, giảm gánh nặng cho NSNN.

v Tình hình hoạt động của đơn vị SNCL hiện nay

Theo số liệu thống kê tình hình hoạt động của đơn vị SNCL năm 2017 của Tổng cục thống kê công bố vào tháng 9/2018, cả nước có gần 70.700 đơn vị SNCL, tăng 2,4% so với năm 2012.

Ngành giáo dục chiếm tỷ trọng lớn nhất về số lượng với số lượng cơ sở giáo dục chiếm 61,7%, ngành y tế đứng vị trí thứ hai chiếm 19,3%, tiếp theo là ngành văn hóa, thể thao và du lịch 2,3%, thông tin truyền thông 2,0%, còn lại sự nghiệp khác 14,7%.

Biên chế trong các đơn vị SNCL của cả nước hiện nay có khoảng 2,45 triệu viên chức, lương chiếm gần 40% tổng quỹ lương của NSNN. Ngành giáo dục có số lượng biên chế lớn nhất chiếm 68,7% tổng biên chế, tiếp theo là ngành y tế là 17%, văn hóa thể thao chiếm 1,8%, thông tin truyền thông chiếm 2,0%, còn lại sự nghiệp khác chiếm 10,5%.

Độ tuổi và trình độ chuyên môn của người lao động đang công tác các đơn vị SNCL có sự thay đổi tích cực so với năm 2012. Tỷ lệ lao động có trình độ đại học là 49,7%, trên đại học 7,2% (năm 2012 trình độ đại học chiếm 43,1%, trên đại học 4,9%).

Chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp diễn ra mạnh ở lĩnh vực y tế và giáo dục nên số cơ sở và lực lượng lao động trong 02 lĩnh vực này có mức tăng chậm lại, thấp hơn mức tăng năm 2012 và 2007. Tuy nhiên, mức giảm này vẫn không đáng kể so với năm 2012 do chỉ có một số ít đơn vị chuyển sang hoạt động theo mô hình DN. Ngoài ra, số lượng bác sỹ, nhân viên y tế của các cơ sở y tế công lập vẫn tăng (19,3%) so với năm 2012 nhằm đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh của người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ (Tổng cục thống kê, 2018).

Tình hình tự chủ của các đơn vị SNCL nhìn chung còn thấp. Mặc dù thời gian vừa qua nhà nước tích cực thúc đẩy chủ trương xã hội hoá hoạt động sự nghiệp và xoá bỏ cơ chế bao cấp, nhưng số lượng đơn vị SNCL do NSNN bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên vẫn

chiếm tỷ trọng cao nhất với 70,2%. Các đơn vị tự bảo đảm một phần chi hoạt động thường xuyên mới chỉ ở mức 15,5%. Các đơn vị tự chủ theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ chiếm 10,8%. Và cuối cùng, các đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên và đầu tư vận dụng cơ chế như DN hoặc đề án thí điểm tự chủ, đơn vị tự bảo đảm toàn bộ hoạt động chi thường xuyên và chi đầu tư, đơn vị tự bảo đảm toàn bộ chi hoạt động thường xuyên chiếm tỷ lệ rất nhỏ, tỷ lệ của cả 3 loại hình cơ sở này chưa đến 4% (Tổng cục thống kê, 2018).

Ứng dụng CNTT của các đơn vị SNCL tiếp tục tăng nhưng cung cấp dịch vụ công trực tuyến còn ở mức độ thấp. Đến thời điểm 01/7/2017 số lượng đơn vị SNCL sử dụng máy tính tăng từ 9,9% năm 2012 lên 15,6% năm 2017, số cơ sở có kết nối Internet tăng từ 8,7% lên 41,4%, số đơn vị có Website tăng từ 1,1% lên 2,7%. So với năm 2012, số lượng đơn vị có sử dụng máy tính tăng từ 89% lên 98%, sử dụng Internet đạt 95%. Tuy nhiên, mục đích sử dụng Internet còn khá đơn giản, chủ yếu để gửi và nhận thư điện tử (98%), tìm kiếm thông tin (94%), học tập nghiên cứu (85%). Trong khi tỷ lệ cơ sở sử dụng máy tính và Internet để điều hành tác nghiệp chỉ đạt 36%, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt 12,6% (Tổng cục thống kê, 2018).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các nhân tố bên trong đơn vị ảnh hưởng đến minh bạch thông tin kế toán của đơn vị sự nghiệp công lập tại việt nam (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(352 trang)