1.4.1. Xét nghiệm CRP 1.4.1.1. Xét nghiệm CRP/Ht
Trước những khó khăn trong chẩn đoán các bệnh viêm màng não, dựa theo cơ chế đáp ứng miễn dịch, trong những năm gần đây đã có rất nhiều công trình nghiên cứu trong huyết thanh, DNT để chẩn đoán phân biệt VMNM và VMNVR. Các kết quả nghiên cứu CRP trong huyết thanh của Jaye D.L (1997), Bùi Vũ Huy (2003), Trần Thị Thanh Nhàn (2011) đều nhận thấy CRP luôn tăng trên 100mg/L trong VMNM ngay từ giai đoạn cấp. Do CRP thường gắn với phosphocholine, peptidopolusaccarid, polysaccarid có ở vi khuẩn, nấm, kí sinh trùng nêm các nghiên cứu đã khuyến cáo sử dụng CRP để chẩn đoán phân biệt VMNM và VMNVR [7] Các kết quả nghiên cứu nhận
28
thấy CRP huyết thanh không tăng hoặc chỉ tăng nhẹ trong VMNVR [43].
Nakayama T. (1993) cũng nhận định: tuy xét nghiệm CRP không phải là xét nghiệm đặc hiệu, nhưng ở bệnh nhân VMNM nồng độ CRP thường tăng cao từ 140 – 311 mg/L, và ở bệnh nhân VMNVR nồng độ CRP thường không tăng (dưới 7 mg/L). Tác giả cũng lưu ý trong VMN do Adenovirus, CRP có thể tăng đến 19 mg/L [38].
1.4.1.2. Xét nghiệm CRP/DNT
Khác với trong huyết tương, giá trị của xét nghiệm CRP trong DNT ở bệnh lý được các nghiên cứu nhận định rất khác nhau [41].
Trong một số nghiên cứu, khi có mặt CRP trong DNT là một bằng chứng để chẩn đoán VMNM. Singh U.K và cộng sự (1994) nghiên cứu CRP trong DNT của 130 trẻ em VMNM, 70 trẻ em VMNVR và 50 trẻ em sốt cao co giật, đã nhận thấy: CRP có trong DNT của 126/130 bệnh nhân VMNM.Trong khi VMNVR và sốt cao co giật không có mặt của CRP trong DNT. Tác giả khuyến cáo nếu bạch cầu và protein trong DNT tăng và CRP dương tính cần điều trị như VMNM. Một số nghiên cứu khác cũng nhận thấy CRP trong DNT chỉ tăng trong VMNM nhưng không tăng trong VMNVR.
Ngược lại, một số nghiên cứu cũng nhận thấy CRP không chỉ tăng trong VMNM mà còn mặt cả trong DNT của bệnh nhân VMNVR, thậm chí có mặt trong DNT của bệnh nhân nhiễm khuẩn nặng mà không có VMN. Các tác giả giải thích rằng nồng độ CRP trong DNT liên quan đến nồng độ CRP trong huyết thanh (do thấm từ máu vào), vì vậy không thể dùng CRP trong DNT để chẩn đoán VMNM. Do giữa các tác giả có những quan điểm khác nhau cũng như các nghiên cứu thiết kế khác nhau nên các khuyến cáo đưa ra cũng khác nhau. Vì vậy, giá trị CRP trong DNT cần được nghiên cứu thêm.
29 1.4.2. Xét nghiệm LDH
1.4.2.1. Xét nghiệm LDH/Ht
Hiện nay, còn rất hiếm các nghiên cứu về giá trị chẩn đoán của LDH/Ht trong các bệnh VMN, có thể do xét nghiệm này chịu ảnh hưởng của nhiều bệnh khác nhau [24]. Nghiên cứu của Bùi Vũ Huy (2003) [7] trên 51 bệnh nhân VMNM và 38 bệnh nhân VMNVR cho kết quả hoạt độ trung bình của LDH ở nhóm VMNM là 213,2 ± 86,81 U/L và nhóm VMNVR là 211,63 ± 80,89 U/L. Không có sự khác biệt về hoạt độ LDH giữa 2 nhóm VMNM và VMNVR (p <0,05) [7].
1.4.2.2. Xét nghiệm LDH/DNT
LDH là một enzym có mặt ở nhiều các cơ quan khác nhau của cơ thể trong đó có hệ thần kinh trung ương, vì vậy trong các bệnh VMN, xét nghiệm LDH được nhiều nhà khoa học quan tâm, tuy nhiên két quả thu được có khác nhau.
Theo các kết quả nghiên cứu: bình thường hoạt độ LDH toàn phần trong DNT< 25 U/L. Van Zanten (1986) nhận xét ở người bình thường, hoạt độ LDH trong DNT không khác nhau giữa các lứa tuổi cũng như giữa nam và nữ, tuy ở nhóm tuổi trên và dưới 70 tuổi có sự chênh lệch nha dưới 5 U/L [48]. Trong bệnh lý VMN, theo một số kết quả nghiên cứu, hoạt độ LDH trong DNT đều tăng trong VMNM và VMNVR. Vì vậy, xét nghiệm LDH được đánh giá lầ môt chỉ số có giá trị để chẩn đoán các tình trạng bệnh lý này. Các nghiên cứu cũng nhận xét rằng xét nghiệm LDH trong DNT có giá trị để chẩn đoán phân biệt VMNM và VMNVR. Giá trị của LDH trong DNT cũng được một số tác giả đề cập nghiên cứu dùng trong tiên lượng bệnh lý VMN [48].
1.4.3. Xét nghiệm PCT/Ht
Với tính cấp thiết của việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời VMNM, ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống còn của người bệnh. Nhưng thực tế, việc chẩn đoán sớm và chẩn đoán phân biệt VMNM với VMNVR là rất khó khăn
30
với độ nhạy và độ đặc hiệu của các xét nghiệm thường chồng chéo lên nhau.
Nhiều nghiên cứu mới đây đã phát hiện nồng độ Procalcitonin trong huyết thanh có giá trị chẩn đoán sớm và chẩn đoán phân biệt ở bệnh nhân VMNM và VMNVVR [17]. Tác giả Cao Thị Vân (2012) đã nghiên cứu PCT trong huyết thanh ở ngưỡng nồng độ 0,5 ng/mL có độ nhạy: 70%, độ đạc hiệu:
97,2%, giá trị tiên đoán (+): 97%, giá trị tiên đoán (-): 69%. Trên thế giới, cũng có nhiều tác giả đã có kết quả tương tự, Gendrel D (2000), Dubos F (2009) ...
31
CHƯƠNG 2