So sánh giá trị LDH, CRP, PCT huyết tương ở bệnh nhân VMNM và

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị LDH, CRP, PCT trong một số dịch cơ thể ở bệnh nhân viêm màng não mủ và viêm màng não virus tại Bệnh viện Bạch Mai (Trang 61 - 66)

3.3. Đánh giá khả năng của LDH, CRP, PCT trong chẩn đoán VMNM và

3.3.2. So sánh giá trị LDH, CRP, PCT huyết tương ở bệnh nhân VMNM và

Nồng độ Glu, Clo trung bình trong dịch não tủy nhóm VMNVR cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm VMNM (p< 0,05).

Sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê về số lượng hồng cầu trung bình và tỷ lệ bạch cầu mono trung bình giữa 2 nhóm (p> 0,05).

3.3.2. So sánh giá trị LDH, CRP, PCT huyết tương ở bệnh nhân VMNM và VMNVR

Bảng 3.11 So sánh giá trị LDH, CRP, PCT huyết tương ở 2 nhóm bệnh Nhóm nghiên cứu

Xét nghiệm

Nhóm 2 (nhóm VMNVR)

Nhóm 3 (nhóm VMNM) CRP

(mg/dL)

X ± SD 1,95± 1,56 5,06± 6,24

p p= 0,000< 0,05

PCT (ng/mL)

X ± SD 0,35± 0,42 4,46± 4,47

p p= 0,000< 0,05

LDH

(U/L/37OC)

X ± SD 243,07±80,75 330,15± 113,43

p p= 0,000< 0,05

Nhận xét:

Trong huyết tương bệnh nhân VMNM nồng độ CRP, PCT và hoạt độ LDH tăng cao và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với VMNVR (p < 0,05).

52

3.3.2.1. Điểm ngưỡng của CRP huyết tương để chẩn đoán phân biệt VMNM với VMNVR

Hình 3.1. Đường cong ROC: Mối liên quan nồng độ CRP nhóm VMNM với giá trị tiên đoán phân biệt với VMNVR

Diện tích dưới đường cong ROC của nồng độ CRP trong huyết tương là 0,888 (> 0,5) với p = 0,000 < 0,05 cho thấy nồng độ CRP trong huyết tương cao hoặc thấp có khả năng phân biệt giữa bệnh nhân VMNM và VMNVR (Xét nghiệm CRP huyết tương có giá trị tương đối cao trong phát hiện bệnh nhân VMNM).

53

Bảng 3.12. Giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu tại các điểm cắt của nồng độ CRP huyết tương

Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu

1,0 100 % 4,9 %

1,5 95 % 48,8 %

2,0 95 % 85,4 %

3,0 67,5 % 92,7 %

4,0 47,5 % 92,7 %

5,0 27,5 % 92,7 %

Từ kết quả bảng 3.12 tại mỗi 1 điểm cắt sẽ có 1 độ nhạy với độ đặc hiệu tương ứng. Tại điểm cắt nồng độ CRP huyết tương là 2,0 mg/dL có tổng độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định ngưỡng nồng độ CRP huyết tương là 2,0 mg/dL với độ nhạy là 95% và độ đặc hiệu là 85,4%.

Giá trị tiên đoán dương, âm tính và tỉ số khả dĩ dương, âm

Với điểm cắt CRP huyết tương là 2,0 mg/dL có độ nhạy là 95% và độ đặc hiệu là 85,4% chúng tôi thiết lập bảng sau

Bảng 3.13. Bảng giá trị xác định PPV, NPV, LR

Bệnh nhân VMNM Bệnh nhân VMNVR

Test (+) (CRP ≥ 2,0 mg/dL) 38 (a) 6 (c)

Test (-) (CRP < 2,0 mg/dL) 2 (b) 35 (d) Bảng 3.13 sẽ xác định được:

Giá trị tiên đoán dương (positive predictive value – PPV): a/(a+c) = 86,4%

Giá trị tiên đoán âm (negative predictive value – NPV): d/(b+d) = 94,6%

Tỉ số khả dĩ dương (Likelihood ratio +): Se/(1-Sp) = 0,95/ (1-0,854) = 6,5 Tỉ số khả dĩ âm (Likelihood ratio -): (1-Se) /Sp = (1-0,95)/ 0,854 = 0,059

54

3.3.2.2. Điểm ngưỡng của PCT huyết tương để chẩn đoán phân biệt VMNM với VMNVR

Diện tích dưới đường cong ROC của nồng độ PCT trong huyết tương là 0,98 (> 0,5) với p = 0,000 < 0,05 cho thấy nồng độ PCT trong huyết tương cao hoặc thấp có khả năng phân biệt giữa bệnh nhân VMNM và VMNVR (Xét nghiệm PCT huyết tương có giá trị tương đối cao trong phát hiện bệnh nhân giữa 2 nhóm bệnh).

Hình 3.2. Đường cong ROC: Mối liên quan nồng độ PCT nhóm VMNM với giá trị tiên đoán phân biệt với VMNVR

55

Bảng 3.14. Giá trị độ nhạy và độ đặc hiệu tại các điểm cắt của nồng độ PCT huyết tương

Điểm cắt Độ nhạy Độ đặc hiệu

0,1 100 % 41,5 %

0,3 100 % 56,1 %

0,5 100 % 87,8 %

0,7 97,5 % 90,2 %

1,0 95 % 92,7 %

1,5 80 % 95,1 %

Từ kết quả bảng 3.14 tại mỗi 1 điểm cắt sẽ có 1 độ nhạy với độ đặc hiệu tương ứng. Tại điểm cắt nồng độ PCT huyết tương là 0,5 ng/mL có tổng độ nhạy và độ đặc hiệu cao nhất. Trong nghiên cứu này, chúng tôi xác định ngưỡng nồng độ PCT huyết tương là 0,5 ng/mL với độ nhạy là 100% và độ đặc hiệu là 87,8%.

Giá trị tiên đoán dương, âm tính và tỉ số khả dĩ dương, âm

Với điểm cắt PCT huyết tương là 0,5 ng/mL có độ nhạy là 100% và độ đặc hiệu là 87,8% chúng tôi thiệt lập bảng sau

Bảng 3.15. Bảng giá trị xác định PPV, NPV, LR

Bệnh nhân VMNM Bệnh nhân VMNVR

Test (+) (PCT ≥ 0,5 ng/mL) 40 (a) 5 (c)

Test (-) (PCT < 0,5 ng/mL) 0 (b) 36 (d) Bảng 3.15 sẽ xác định được:

Giá trị tiên đoán dương (positive predictive value – PPV): a/(a+c) = 88,9%

Giá trị tiên đoán âm (negative predictive value – NPV): d/(b+d) = 100%

Tỉ số khả dĩ dương (Likelihood ratio +): Se/(1-Sp) = 1/ (1-0,878) = 8,2 Tỉ số khả dĩ âm (Likelihood ratio -): (1-Se) /Sp = (1-1)/ 0,878 = 0

56

Một phần của tài liệu Đánh giá giá trị LDH, CRP, PCT trong một số dịch cơ thể ở bệnh nhân viêm màng não mủ và viêm màng não virus tại Bệnh viện Bạch Mai (Trang 61 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)