Thiết kế mặt bằng

Một phần của tài liệu Khai thác thông gió tự nhiên trong nhà ở cao tầng tại các đô thị duyên hải nam trung bộ hướng đến tiết kiệm năng lượng phát triển bền vững (Trang 100 - 125)

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN CHO NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

3.2.2. Thiết kế mặt bằng

Lựa chọn hình dáng mặt bằng cho NOCT phụ thuộc nhiều yếu tố, trong đó có hai yếu tố cơ bản và quan trọng sau:

- Yêu cầu che nắng cho các căn hộ: vùng DHNTB có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, thời gian nắng dài và lượng bức xạ dồi dào [5]. Vì vậy, yêu cầu che nắng là yêu cầu quan trọng nhất trong thiết kế công trình. Trên mặt bằng của CCCT, số lượng các căn hộ có hướng thuận lợi về che nắng (thường là các hướng Nam, Bắc và lân cận các hướng này) phải lớn hơn các căn hộ có hướng bất lợi về che nắng (thường là các hướng Tây, Đông và lân cận các hướng này). Với mặt bằng hình vuông, chiều dài 4 cạnh là như nhau. Như vậy, số lượng căn hộ tiện nghi và bất tiện nghi về che nắng của công trình là như nhau. Vì vậy, nên chọn mặt bằng có dạng hình chữ nhật, trong đó, có các phòng ở chính của căn hộ được bố trí theo cạnh dài. Cạnh dài của mặt bằng đặt về hướng Bắc - Nam hay lân cận các hướng này.

- Yêu cầu về TG: tương tự như yêu cầu về che nắng, với các cạnh dài của mặt bằng hình chữ nhật sẽ tạo nên các mặt phẳng lớn để đón gió. Áp lực khí động do gió gây ra trên bề mặt của mặt phẳng này - cũng chính là áp lực khí động lên bề mặt căn

hộ, lên bề mặt cửa đón gió; áp lực khí động của gió vào căn hộ - sẽ lớn hơn trong trường hợp mặt bằng có hình vuông. Đồng thời, với mặt bằng hình chữ nhật, chiều dày của khối công trình sẽ nhỏ hơn so với hình vuông (cùng 1 diện tích), điều này sẽ thuận lợi cho các giải pháp thiết kế TG và chiếu sáng tự nhiên cho căn hộ, đặc biệt là các không gian chức năng nằm sâu bên trong của mặt bằng. Với mặt bằng hình chữ nhật, với các giải pháp về tổ chức giao thông tiếp cận căn hộ hợp lý có thể tổ chức TG xuyên phòng cho các căn hộ.

Với điều kiện khí hậu của vùng DHNTB, để khai thác TGTN hiệu quả cho công trình hướng đến KTBV, khi thiết kế nên chọn nhóm mặt bằng có dạng hình chữ nhật.

Giải pháp phân khu chức năng trên mặt bằng a. Phân khu chức năng theo tầng nhà trong NOCT

Theo đặc điểm của loại hình công trình NOCT, phân chia không gian chức năng theo các nhóm tầng, như sau:

- Các tầng hầm và bán hầm: để xe, dịch vụ công cộng, phòng kỹ thuật, quản lý kỹ thuật, bảo vệ, …

- Tầng trệt: sảnh chính, các sảnh phụ, sảnh tầng, phòng đa năng, sinh hoạt công cộng, ban quản lý hành chính, khu vực thương mại, dịch vụ công cộng.

- Các tầng lửng, tầng lân cận tầng trệt: thương mại, dịch vụ công cộng, ban quản lý hành chính, …

- Các tầng ở: các căn hộ, hành lang, sảnh tầng, sinh hoạt công cộng.

- Các tầng kỹ thuật chuyển tiếp: phòng kỹ thuật (số tầng kỹ thuật chuyển tiếp phụ thuộc vào chiều cao tầng và giải pháp kỹ thuật của từng tòa nhà), sinh hoạt công cộng.

- Tầng thượng và mái: căn hộ, phòng kỹ thuật trên mái, sinh hoạt công cộng.

b. Phân khu chức năng trên tầng điển hình trong NOCT

Thành phần các không gian chức năng chính trên MBTĐH của NOCT gồm: căn hộ; hành lang, sảnh tầng, sinh hoạt cộng đồng; lõi giao thông - kỹ thuật (cầu thang, sảnh thang, sảnh tầng, bộ phận kỹ thuật); … Trong một số trường hợp, MBTĐH có thể được bố trí các không gian dành cho: cây xanh, sinh hoạt công cộng, …

Các giải pháp phân khu chức năng trên MBTĐH - căn cứ theo cách bố trí lõi giao thông kỹ thuật - gồm có 3 hình thức: tập trung ở giữa; phân tán ra 2 đầu mặt bằng; phân tán vào giữa mặt bằng (xem Hình 3.8).

1. Căn hộ; 2. Hành lang, sảnh tầng, sinh hoạt cộng đồng; 3. Lõi giao thông - kỹ thuật;

a. Tập trung; b. Phân tán ra 2 đầu mặt bằng; c. Phân tán vào giữa mặt bằng Hình 3.8: Các giải pháp bố trí lõi giao thông - kỹ thuật trên MBTĐH c. Phân khu chức năng trong căn hộ điển hình

Các căn hộ điển hình có ít nhất một mặt tiếp giáp với tự nhiên. Chiều rộng căn hộ thường từ 2 gian trở lên. Hai gian này - nằm ở vị trí tiếp giáp mặt ngoài - ưu tiên bố trí các phòng chức năng chính (như: phòng ngủ, phòng khách).

Theo chiều dài - từ mặt ngoài căn hộ đến hành lang của CC - các không gian có thể được bố trí thành 5 lớp không gian - xem Hình 3.9.

Các không gian được bố trí vào các lớp như sau:

- Lớp không gian số 1: lô gia (hoặc ban công)

- Lớp không gian số 2: phòng ngủ (ưu tiên phòng ngủ chính), phòng khách.

- Lớp không gian số 3, 4: Phòng ngủ, phòng ăn, bếp, vệ sinh, kho đồ dùng.

- Lớp không gian số 5: bếp, vệ sinh, kho đồ dùng.

Ghi chú:

1. Lớp không gian số 1;

2. Lớp không gian số 2;

3. Lớp không gian số 3;

4. Lớp không gian số 4;

5. Lớp không gian số 5;

Hình 3.9: Vị trí các lớp không gian chức năng trên mặt bằng căn hộ điển hình Để có thể khai thác tốt TGTN cho căn hộ, cần chú ý các giải pháp: giảm số lớp không gian; trong trường hợp phải bố trí phòng ngủ vào các lớp 3 (hoặc 4) cần có các giải pháp thiết kế tăng cường TGTN (như: giếng trời, khoét rãnh trên mặt bằng, …); sử dụng các không gian mở; hạn chế sử dụng các vách ngăn kín; …

Tương quan kích thước phòng hợp lý

Trong phòng ở có dạng hình chữ nhật (hình dạng phổ biến nhất trong thiết kế CC), kích thước bề ngang a và chiều sâu b, tương quan kích thước K của phòng là tỷ số giữa b và a, K = b/a. Giá trị K có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả về: chiếu sáng tự nhiên, TNN, thẩm mỹ kiến trúc, tính thích dụng, … và hiệu quả TGTN.

a. Đối tượng và các trường hợp nghiên cứu

- Chọn NOCT có MBTĐH theo hình thức hành lang giữa (là hình thức MBTĐH phổ biến của NOCT). Các nghiên cứu được thực hiện cho hai trường hợp là TG xuyên phòng và TG một mặt. Căn hộ được chọn cho mô phỏng là Căn hộ loại II. Vị trí căn hộ - xem Hình 3.10a.

- Phòng ở được chọn để nghiên cứu là Phòng ngủ 1 của căn hộ điển hình đặt tại tầng 10. Mặt chính của căn hộ quay về hướng chính của CC. Hình dạng, kích thước và các loại cửa trong phòng ngủ được thể hiện như Hình 3.10b.

a. Vị trí căn hộ trên MBTĐH

b. Mặt bằng phòng ngủ 1

Hình 3.10: Mô hình trong nghiên cứu tương quan kích thước K của phòng Một số tham số kích thước:

+ α: là góc gió thổi đến (được tạo bởi đường thẳng tiếp tuyến mặt nhà và hướng gió thổi đến).

+ Chọn a = 3.8m và b = K x a.

+ A và B là điểm giữa của chiều ngang phòng (nằm ở cao độ 1.1m so với sàn nhà). O, nằm trên đoạn thẳng AB và OA = x (m), là vị trí của điểm khảo sát.

+ Cửa đi phòng ngủ: 0.8m x 2.2m. Cửa đi phòng vệ sinh: 0.6m x 2.0m. Cửa sổ phòng ngủ: 1.6m x 1.5m (trong đó phần mở cửa để lấy gió, tối đa khi mở, là 0.8m x 0.9m) - xem Hình 3.10b

- Nghiên cứu được thực hiện trong các trường hợp:

+ 3 trường hợp hướng gió thổi đến, giá trị α là 45°, 90° và 135°.

+ 2 trường hợp về hình thức TG là: TG xuyên phòng (khi cửa đi và cửa vệ sinh trong phòng ngủ được mở ra) và TG một mặt (khi cửa đi và cửa vệ sinh trong phòng ngủ được đóng lại).

+ 4 trường hợp K (giá trị K tương ứng là 0.5, 1.0, 1.5 và 2.0).

Như vậy, có 24 mô phỏng được thực hiện độc lập để thu kết quả.

- Chọn vận tốc gió ở cao độ 10m là 3m/s - xem Bảng PL 1.2 (Phụ lục 1) b. Các tiêu chí đánh giá và đại lượng tính toán

- Tiêu chí đánh giá hiệu quả TGTN trong căn hộ:

+ Vận tốc gió tại điểm O.

+ Trường gió trên mặt phẳng ở cao độ 1.1m của phòng ngủ.

- Đại lượng tính toán: xác định giá trị K để hiệu quả TGTN tối ưu.

c. Thực hiện mô phỏng

- Số lượng mô phỏng được thực hiện: 24.

- Thời gian trung bình để thực hiện 1 mô phỏng là 3.5 giờ.

d. Kết quả mô phỏng

- Giá trị vận tốc gió VA tại cửa phòng - xem Hình 3.11:

Hình 3.11: Vận tốc VA trong các trường hợp nghiên cứu tương quan kích thước K + Giá trị VA trong 24 trường hợp mô phỏng: cực đại là 1.715 m/s (trong trường hợp TG xuyên phòng, α = 90°, K=2.0) và cực tiểu là 0.394 m/s (trong trường hợp TG một mặt, α = 90°, K=0.5).

+ Giá trị VA tỷ lệ thuận với giá trị K. Trong tất cả các trường hợp nghiên cứu, khi K = 0.5 thì giá trị VA đều thấp hơn 3 trường hợp còn lại.

Căn cứ vào kết quả giá trị vận tốc gió VA, đề xuất chọn giá trị K từ 1.5 đến 2.0.

- Kết quả trường gió trong phòng - xem Bảng 3.6.

Bảng 3.6: Trường gió trong các trường hợp nghiên cứu tương quan kích thước K

STT K α = 45° α = 90° α = 135°

TG xuyên phòng 1 0.5

2 1.0

2 1.5

4 2.0

TG một mặt 5 0.5

6 1.0

STT K α = 45° α = 90° α = 135°

7 1.5

8 2.0

- Giá trị vận tốc gió trung bình VTB-AB tại các điểm nằm trên đoạn thẳng AB - xem Hình 3.12. Kết quả ở Hình 3.12 cho thấy, giá trị vận tốc VTB tỷ lệ nghịch với giá trị K.

Vì vậy, nên chọn K có giá trị nhỏ.

Hình 3.12: Giá trị vận tốc gió trung bình VTB-AB cho các trường hợp nghiên cứu tương quan kích thước K

- Kết quả giá trị vận tốc VO tại điểm O (nằm trên đoạn thẳng AB) cho các trường hợp nghiên cứu. Kết quả được thể hiện ở các Hình 3.13, 3.14, 3.15, 3.16, 3.17, 3.18.

Các đề xuất giá trị K sẽ dựa trên độ lớn vận tốc tại các điểm khảo sát và trường gió trong phòng (Bảng 3.6).

+ TG xuyên phòng, α = 45° (xem Hình 3.13)

Hình 3.13: Giá trị vận tốc VO - Trường hợp TG xuyên phòng, α = 45°

Đề xuất giá trị K: từ 1.0 đến 2.0 và hợp lý nhất là 1.5.

+ TG xuyên phòng, α = 90° (xem Hình 3.14)

Hình 3.14: Giá trị vận tốc VO - Trường hợp TG xuyên phòng, α = 90°

Đề xuất giá trị K: từ 1.0 đến 2.0 và hợp lý nhất là 1.5 đến 2.0.

+ TG xuyên phòng, α = 135° (xem Hình 3.15)

Hình 3.15: Giá trị vận tốc VO - Trường hợp TG xuyên phòng, α = 135°

Khi x<1.5m, giá trị vận tốc tỷ lệ thuận với giá trị K. Khi x.1.5m, giá trị vận tốc trong các trường hợp gần như tương đương. Vì vậy, đề xuất giá trị K: từ 1.5 đến 2.0.

+ TG một mặt, α = 45° (xem Hình 3.16)

Hình 3.16: Giá trị vận tốc VO - Trường hợp TG một mặt, α = 45°

Giá trị vận tốc trong các trường hợp là tương đương. Đề xuất giá trị K: phụ thuộc vào các yếu tố khác.

+ TG một mặt, α = 90° (xem Hình 3.17)

Hình 3.17: Giá trị vận tốc VO - Trường hợp TG một mặt, α = 90°

Trường hợp K từ 1.0 đến 1.5 cho các giá trị vận tốc lớn hơn các trường hợp còn lại. Đề xuất giá trị K: từ 1.0 đến 1.5.

+ TG một mặt, α = 135° (xem Hình 3.18)

Hình 3.18: Giá trị vận tốc VO - Trường hợp TG một mặt, α = 135°

Đề xuất giá trị K: từ 1.0 đến 2.0 và hợp lý nhất là 1.0.

e. Đề xuất lựa chọn tương quan kích thước phòng trong thiết kế

Căn cứ vào trường gió trong phòng và tổng hợp các đề xuất nêu trên, để đạt hiệu quả TGTN cao cho phòng, giá trị K nên chọn là 1.5 hoặc lân cận giá trị này.

Hình thức mặt bằng tầng điển hình

Trong NOCT, hình thức thiết kế của mặt bằng, đặc biệt là MBTĐH, là một trong các yếu tố quan trọng, ảnh hưởng đến hiệu quả TGTN của các căn hộ. Lựa chọn hình thức MBTĐH hợp lý có vai trò quyết định trong việc tăng cường hiệu quả TGTN, hướng đến TKNL và PTBV cho công trình NOCT.

a. Đối tượng và các trường hợp nghiên cứu - Loại căn hộ trong CC: loại I và loại II.

+ Mặt bằng NOCT tương ứng với 6 hình thức MBTĐH cơ bản sử dụng căn hộ loại I được lựa chọn cho nghiên cứu - xem Hình 3.19.

Hình 3.19: Các hình thức MBTĐH cơ bản - Trường hợp căn hộ loại I

a. Hành lang giữa - đóng; b. Hành lang giữa - mở; c. Hành lang bên; d. Hành lang kết hợp giếng trời; e. Phóng xạ; f. Phóng xạ kết hợp giếng trời

+ Mặt bằng NOCT tương ứng với 6 hình thức MBTĐH cơ bản sử dụng căn hộ loại II được lựa chọn cho nghiên cứu - xem Hình 3.20.

Hình 3.20: Các hình thức MBTĐH cơ bản - Trường hợp căn hộ loại II

a. Hành lang giữa - mở; b. Hành lang giữa - đóng; c. Hành lang bên; d. Hành lang kết hợp giếng trời; e. Phóng xạ; f. Phóng xạ kết hợp giếng trời

- Nghiên cứu được thực hiện trong các trường hợp:

+ 2 trường hợp về loại căn hộ: căn hộ loại I và căn hộ loại II.

+ 6 trường hợp MBTĐH.

+ 3 trường hợp hướng gió thổi đến (α) là 45°, 90° và 135°.

Như vậy, có 36 mô phỏng được thực hiện độc lập để thu kết quả.

- Chọn vận tốc gió ở cao độ 10m là 3m/s - xem Bảng PL 1.2 (Phụ lục 1) b. Các tiêu chí đánh giá và đại lượng tính toán

- Giá trị vận tốc gió tại điểm A, điểm B và điểm C (lần lượt là điểm giữa của các phòng: phòng khách, phòng ngủ 1 và phòng ngủ 2). Các điểm A, B và C nằm trên mặt phẳng có cao độ 1,1m so với sàn nhà (xem Hình 2.6).

- Trường gió trên Mặt bằng tầng 10 (ở cao độ 1,1m so với sàn tầng 10).

- Trường gió trên Mặt bằng căn hộ (ở cao độ 1,1m so với sàn tầng 10).

- Trường gió trên mặt cắt qua phòng khách và cửa vào của căn hộ.

c. Thực hiện mô phỏng

- Số lượng mô phỏng được thực hiện: 36.

- Thời gian trung bình để thực hiện 1 mô phỏng là 4 giờ.

d. Kết quả mô phỏng - Căn hộ loại I

+ Trường gió trên MBTĐH, mặt bằng căn hộ và mặt cắt (xem Bảng 3.7).

Bảng 3.7: Trường gió trên MBTĐH, mặt bằng căn hộ và mặt cắt - Căn hộ loại I ST

T

Hình thức mặt bằng

Mặt bằng tầng điển

hình Mặt bằng căn hộ Mặt cắt dọc căn hộ

I Khi α = 45°

1 Hành lang giữa - đóng

2 Hành lang giữa - mở

3 Hành lang bên

ST T

Hình thức mặt bằng

Mặt bằng tầng điển

hình Mặt bằng căn hộ Mặt cắt dọc căn hộ

4 Hành lang kết hợp giếng trời

5 Phóng xạ

6 Phóng xạ kết hợp giếng trời

II Khi α = 90°

1 Hành lang giữa - đóng

2 Hành lang giữa - mở

3 Hành lang bên

4 Hành lang kết hợp giếng trời

5 Phóng xạ

ST T

Hình thức mặt bằng

Mặt bằng tầng điển

hình Mặt bằng căn hộ Mặt cắt dọc căn hộ

6 Phóng xạ kết hợp giếng trời

III Khi α = 135°

1 Hành lang giữa - đóng

2 Hành lang giữa - mở

3 Hành lang bên

4 Hành lang kết hợp giếng trời

5 Phóng xạ

6 Phóng xạ kết hợp giếng trời

+ Giá trị vận tốc gió tại điểm A, điểm B và điểm C của các trường hợp MBTĐH - xem Bảng 3.8.

Bảng 3.8: Giá trị vận tốc gió tại điểm A, điểm B và điểm C - Căn hộ loại I

Vị trí khảo sát

Góc gió đến α

Hình thức Mặt bằng tầng điển hình Hành

lang giữa -

đóng

Hành lang giữa -

mở

Hành lang bên

Hành lang kết hợp giếng trời

Phóng xạ

Phóng xạ và giếng trời Vị trí A

45° 0.032 0.368 0.884 0.815 0.033 0.645 90° 0.022 1.463 1.616 1.450 0.013 1.720 135° 0.056 0.920 1.242 1.219 0.046 1.037 Vị trí B

45° 0.016 0.062 0.156 0.115 0.035 0.314 90° 0.012 0.552 0.410 0.420 0.008 0.951 135° 0.075 0.109 0.252 0.420 0.067 0.422 Vị trí C

45° 0.002 0.006 0.010 0.016 0.002 0.009 90° 0.002 0.019 0.032 0.030 0.001 0.027 135° 0.000 0.010 0.020 0.011 0.000 0.009 - Căn hộ Loại II:

+ Trường gió trên MBTĐH, mặt bằng căn hộ và mặt cắt (xem Bảng 3.9).

Bảng 3.9: Trường gió trên MBTĐH, mặt bằng căn hộ và mặt cắt - Căn hộ loại II ST

T

Hình thức mặt bằng

Mặt bằng tầng điển

hình Mặt bằng căn hộ Mặt cắt dọc căn hộ I Khi α = 45°

1

Hành lang giữa

- đóng

2

Hành lang giữa

- mở

3

Hành lang bên

ST T

Hình thức mặt bằng

Mặt bằng tầng điển

hình Mặt bằng căn hộ Mặt cắt dọc căn hộ

4

Hành lang kết hợp giếng

trời

5 Phóng xạ

6

Phóng xạ kết hợp giếng trời

II Khi α = 90°

1

Hành lang giữa

- đóng

2

Hành lang giữa

- mở

3

Hành lang bên

4

Hành lang kết hợp giếng

trời

ST T

Hình thức mặt bằng

Mặt bằng tầng điển

hình Mặt bằng căn hộ Mặt cắt dọc căn hộ

5 Phóng xạ

6

Phóng xạ kết hợp giếng trời

III Khi α = 135°

1

Hành lang giữa

- đóng

2

Hành lang giữa

- mở

3

Hành lang bên

4

Hành lang kết hợp giếng

trời

5 Phóng xạ

ST T

Hình thức mặt bằng

Mặt bằng tầng điển

hình Mặt bằng căn hộ Mặt cắt dọc căn hộ

6

Phóng xạ kết hợp giếng trời

+ Giá trị vận tốc gió tại điểm A, điểm B và điểm C của các trường hợp MBTĐH - xem Bảng 3.10.

Bảng 3.10: Giá trị vận tốc gió tại điểm A, điểm B và điểm C - Căn hộ loại II

Vị trí khảo sát

Góc gió đến α

Hình thức Mặt bằng tầng điển hình Hành

lang giữa -

đóng

Hành lang giữa -

mở

Hành lang bên

Hành lang kết hợp giếng trời

Phóng xạ

Phóng xạ và giếng trời Vị trí A

45° 0.438 0.587 0.755 0.806 0.779 1.295 90° 0.541 1.137 1.350 1.050 0.653 0.929 135° 0.187 0.648 0.921 0.829 0.365 0.395 Vị trí B

45° 0.068 0.052 0.138 0.099 0.071 0.408 90° 0.042 0.167 0.202 0.238 0.050 0.469 135° 0.055 0.113 0.085 0.106 0.178 0.106 Vị trí C

45° 0.126 0.025 0.083 0.087 0.275 0.182 90° 0.010 0.113 0.132 0.096 0.231 0.017 135° 0.088 0.078 0.093 0.123 0.248 0.282 e. Phân tích các kết quả mô phỏng

- Trường hợp MBTĐH với căn hộ điển hình loại I:

+ Giá trị vận tốc tại các điểm A, B và C trong trường hợp α (45°; 90° và 135°) cho căn hộ loại I - xem Hình 3.21.

+ Các kết quả mô phỏng về đặc điểm trường gió (Bảng 3.7) và sự biến thiên về giá trị vận tốc gió tại các điểm khảo sát (Hình 3.21) đã cho thấy hiệu quả TGTN của các hình thức MBTĐH tăng theo thứ tự như sau:

. Với dạng mặt bằng hình chữ nhật: (1). Hành lang giữa - đóng; (2). Hành lang giữa - mở; (3). Hành lang kết hợp với giếng trời; (4). Hành lang bên. Với kiểu

Hành lang kết hợp với giếng trời, hiệu quả TGTN phụ thuộc vào vị trí, số lượng và kích thước của giếng trời trên mặt bằng.

. Với dạng mặt bằng hình vuông: (1). Phóng xạ; (2). Phóng xạ - giếng trời.

Riêng đối với Phòng ngủ 2, do nằm sâu bên trong và chỉ có 1 cửa đi dùng để TG, vận tốc gió trong phòng rất nhỏ và biến thiên không nhiều trong các trường hợp nghiên cứu. Để khắc phục tình trạng này, cần bố trí thêm các khoảng trống để gió vào và gió ra (như: cửa sổ, gạch bông gió, xây tường lửng, tạo khoảng trống ở chân tường,…). Trong thiết kế CC cần hạn chế tối đa các phòng có đặc điểm như phòng ngủ 2.

Hình 3.21: Giá trị vận tốc tại các điểm A, B và C trong các trường hợp giá trị của α (căn hộ loại I)

+ Giá trị vận tốc cực đại tại cửa ra vào căn hộ loại I (trên mặt phẳng cao độ 1,1m) trong các trường hợp α (45°; 90° và 135°) - xem Hình 3.22.

Hình 3.22: Giá trị vận tốc cực đại tại cửa ra vào căn hộ loại I

+ Vận tốc gió ra tại cửa chính vào căn hộ (Hình 3.22) đã cho thấy hiệu quả TGTN của các hình thức MBTĐH tăng theo thứ tự như sau:

Một phần của tài liệu Khai thác thông gió tự nhiên trong nhà ở cao tầng tại các đô thị duyên hải nam trung bộ hướng đến tiết kiệm năng lượng phát triển bền vững (Trang 100 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(247 trang)