CHƯƠNG 3: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.3. CÁC KIẾN NGHỊ VỀ KHAI THÁC VẬN HÀNH THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN
Khai thác vận hành TGTN cho công trình bao gồm các giải pháp vận hành, giải pháp quản lý đóng mở hệ thống các loại cửa (khoảng mở) đón gió và thoát gió trong công trình.
3.3.1. Lựa chọn giải pháp vận hành khai thác Các giải pháp vận hành
Có ba giải pháp vận hành hệ thống TGTN cho công trình: vận hành thủ công; vận hành tự động; kết hợp vận hành thủ công và vận hành tự động.
a. Vận hành thủ công
- Tùy theo đặc điểm môi trường vi khí hậu trong nhà (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió, chất lượng không khí, …), cảm giác tiện nghi (nhu cầu về TNN) và khả năng thích ứng của mình, các cư dân trong NOCT thực hiện - bằng thủ công - việc đóng mở hoặc điều chỉnh mức độ đóng mở của các loại cửa trong công trình.
- Trong trường hợp các hoạt động thích ứng với môi trường và việc đóng mở các loại cửa trong công trình của cư dân vẫn không đảm bảo TNN trong công trình, giải pháp bật hệ thống TG nhân tạo sẽ được triển khai.
- Quy trình vận hành khai thác TGTN trong công trình - theo hình thức thủ công - được thể hiện theo sơ đồ ở Hình 3.45.
Hình 3.45: Sơ đồ quy trình vận hành thủ công trong khai thác TGTN b. Vận hành tự động
- Trong giải pháp vận hành tự động, các số liệu dự báo về thời tiết (nhiệt độ, độ ẩm, hướng gió, vận tốc gió, mưa, lượng bức xạ, …) do các trạm khí tượng thủy văn khu vực cung cấp được nhập hoặc kết nối trực tiếp với trung tâm điều khiển để đưa ra các phương án vận hành hệ thống TGTN trong thời gian tới.
- Trong quá trình vận hành, các thiết bị quan trắc và cảm ứng sẽ được sử dụng để liên tục ghi nhận số liệu thực tế của môi trường không khí trong công trình (nhiệt độ, độ ẩm, vận tốc gió ngoài nhà, hướng gió, thời điểm trong ngày, …). Các số liệu này sẽ được cập nhật thường xuyên về trung tâm điều khiển để đưa ra các giải pháp đóng mở các cửa (lấy gió và thoát gió cho phù hợp với từng không gian công năng cụ thể trong NOCT) và thực thi các giải pháp đóng mở này.
- Quy trình vận hành khai thác TGTN trong công trình - theo hình thức tự động - được thể hiện theo sơ đồ ở Hình 3.46.
Hình 3.46: Sơ đồ quy trình vận hành tự động c. Kết hợp vận hành thủ công và vận hành tự động
Tùy theo đặc điểm và yêu cầu của các công trình, giải pháp ở đây có sự kết hợp linh hoạt hai hình thức vận hành thủ công và vận hành tự động.
Lựa chọn giải pháp vận hành khai thác thông gió tự nhiên cho loại hình nhà ở cao tầng ở vùng Duyên hải Nam Trung bộ
Thành phần cư dân trong NOCT rất đa dạng về: độ tuổi, nghề nghiệp, sở thích, lối sống, thu nhập bình quân, nhu cầu về tiện nghi,… Các căn hộ trong NOCT có sự khác nhau về bố trí không gian chức năng, bố trí trang thiết bị nội thất, thiết bị TG làm mát,
… Và đặc biệt là có sự khác biệt về khả năng và nhu cầu thích ứng của từng cá nhân với các thay đổi của môi trường tiện nghi trong căn hộ. Do đó, nhóm cư dân trong mỗi căn hộ và từng cá nhân sống trong các căn hộ - ở từng thời điểm - có những nhu cầu khác nhau về tiện nghi và hoạt động thích ứng. Vì vậy, giải pháp vận hành thủ công là giải pháp phù hợp cho vận hành hệ thống TGTN trong NOCT.
Giải pháp vận hành tự động mang lại tiện nghi và chất lượng cuộc sống cao cho người sử dụng. Tuy nhiên, giải pháp này còn một số hạn chế sau: hệ thống phức tạp,
chi phí lớn cho việc thiết kế, lắp đặt, vận hành và sửa chữa bảo trì cho toàn bộ hệ thống;
tiêu tốn năng lượng vận hành, ... Và, giải pháp vận hành tự động khó có thể đáp ứng đồng thời nhu cầu tiện nghi của tất cả cư dân ở các căn hộ trong NOCT.
Giải pháp kết hợp vận hành thủ công và vận hành tự động vẫn mang các hạn chế của giải pháp vận hành tự động như đã nêu ở trên.
Đối với loại hình NOCT, Luận án đề xuất sử dụng giải pháp vận thành thủ công để đóng mở hệ thống các loại cửa (khoảng mở) đón gió và thoát gió trong công trình.
3.3.2. Các giải pháp về quản lý
Trong giai đoạn sử dụng, khai thác vận hành TGTN trong NOCT là việc thực hiện đóng - mở các loại cửa trong công trình. Có 2 nhóm cửa cần vận hành là: cửa của các không gian chung của cư dân (không gian công cộng) và cửa của các căn hộ (không gian riêng tư).
- Việc khai thác sửa chữa, vận hành hệ thống kỹ thuật, bảo dưỡng công trình nói chung (trong đó có hệ thống TGTN) cần giao cho đơn vị có trách nhiệm và nghiệp vụ chuyên môn thực hiện - thường là Ban quản lý CC.
- Việc vận hành đóng mở cửa trong các không gian riêng tư: do cư dân trong từng căn hộ thực hiện theo nhu cầu và khả năng thích ứng của cá nhân.
- Việc vận hành đóng mở cửa trong các không gian công cộng: do đội ngũ nhân viên Ban quản lý CC hoặc có sự tham gia của người dân (ở từng tầng của NOCT) thực hiện. Các cửa tại không gian công cộng thường xuyên được mở (diện tích và vị trí của cửa khi thiết kế đã tính đến việc hạn chế các bất tiện nghi do vận tốc gió quá lớn gây ra) và chỉ đóng lại khi có một số điều kiện bất tiện nghi: mưa, bão, ô nhiễm không khí, ô nhiễm tiếng ồn, …
- Việc vận hành hệ thống đóng mở cửa theo hình thức tự động - nếu có - do đội ngũ kỹ thuật thuộc Ban quản lý CC thực hiện.
3.3.3. Một số giải pháp khác nâng cao nhận thức cho cư dân
Cư dân trong NOCT là đối tượng sử dụng công trình, là người quyết định giải pháp TG làm mát cho công trình và cũng là người trực tiếp vận hành khai thác. Theo kết quả điều tra xã hội học về “Thực trạng và nhu cầu sử dụng TGTN trong các CC cao tầng tại thành phố Đà Nẵng” (xem Phụ lục 6), vẫn còn một bộ phận người dân chưa nhận thức được về các lợi ích của TGTN. Hơn nữa, những thông tin về ý nghĩa, vai trò
của các giải pháp vận hành hệ thống TGTN phù hợp với đặc điểm của từng công trình cần phải cung cấp đầy đủ để cư dân có thể thực thi có hiệu quả các giải pháp vận hành.
Vì vậy, để khai thác vận hành TGTN trong NOCT đạt hiệu quả cao, đặc biệt là khi chọn giải pháp vận hành thủ công, việc nâng cao nhận thức của người dân có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Một số giải pháp nâng cao nhận thức cho người dân:
- Cung cấp thông tin, kiến thức cơ bản về các giải pháp, ưu điểm, lợi ích, … của TGTN trong công trình.
- Tư vấn cho người dân từ giai đoạn lựa chọn mua căn hộ.
- Tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề (về vấn đề khai thác TGTN trong căn hộ) kết hợp trong các buổi sinh hoạt cộng đồng.
- Giới thiệu các căn hộ điển hình trong khai thác TGTN (các căn hộ có chất lượng tiện nghi không khí trong phòng tốt, chi phí điện năng hàng tháng thấp, …);
- Tư vấn cho người dân về các giải pháp bố trí nội thất và giải pháp vận hành TGTN cho căn hộ.
- Nâng cao ý thức của cư dân trong việc hạn chế ô nhiễm môi trường, TKNL, … hướng đến PTBV.
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU