Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng

Một phần của tài liệu Khai thác thông gió tự nhiên trong nhà ở cao tầng tại các đô thị duyên hải nam trung bộ hướng đến tiết kiệm năng lượng phát triển bền vững (Trang 126 - 144)

CHƯƠNG 3: CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.2. MỘT SỐ NGUYÊN TẮC THIẾT KẾ NHẰM KHAI THÁC HIỆU QUẢ THÔNG GIÓ TỰ NHIÊN CHO NHÀ Ở CAO TẦNG TẠI CÁC ĐÔ THỊ DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ

3.2.4. Thiết kế quy hoạch tổng mặt bằng

Lựa chọn hướng gió đến tối ưu cho hiệu quả thông gió tự nhiên

Hướng gió thổi đến bề mặt CC có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả TGTN cho tổng thể công trình nói chung và các căn hộ nói riêng.

a. Đối tượng và các trường hợp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: hình thức MBTĐH hành lang giữa mở. Căn hộ điển hình tại tầng 10; Căn hộ loại I và Căn hộ loại II; cửa sổ: rộng 1.200 mm, cao 500 mm; mở 600 mm; bệ cửa cao 900 mm - xem Hình 3.29.

- Nghiên cứu được thực hiện trong các trường hợp:

+ 2 trường hợp về loại căn hộ: Căn hộ loại I và Căn hộ loại II.

+ 8 trường hợp hướng gió thổi đến, tương ứng giá trị của α là 11.25°, 22.5°, 33.75°, 45°, 56.25°, 67.5°, 78.75° và 90°.

Như vậy, có 16 mô phỏng được thực hiện độc lập để thu kết quả.

- Chọn vận tốc gió ở cao độ 10m là 3m/s - xem bảng PL 1.2 (Phụ lục 1)

a. Căn hộ loại I, b. Căn hộ loại II.

Hình 3.29: Vị trí các căn hộ trên MBTĐH b. Các tiêu chí đánh giá và đại lượng tính toán

- Trường gió trong phòng ngủ 1;

- Vận tốc gió VB tại B (điểm giữa của phòng ngủ 1);

- Vận tốc gió VD tại D (D là trung điểm của X1X2);

- Vận tốc gió trung bình VTB (tại các điểm nằm trên đoạn X1X2 - ở cao độ 1.1m so với sàn nhà).

c. Thực hiện mô phỏng

- Số lượng mô phỏng được thực hiện: 16.

- Thời gian trung bình để thực hiện 1 mô phỏng là 4 giờ.

d. Kết quả mô phỏng và phân tích các kết quả mô phỏng - Trường gió trên mặt bằng căn hộ được tổng hợp ở Bảng 3.13

Bảng 3.13: Trường gió trên mặt bằng căn hộ trong nghiên cứu góc gió đến α tối ưu

STT α Loại căn hộ

Loại 1 Loại 2

1

11.25°

- Gió trượt trên bề mặt cửa sổ.

- Gió đi từ hành lang giữa vào căn hộ.

- Vận tốc gió trong phòng nhỏ.

- Gió trượt trên bề mặt cửa sổ.

- Gió đi từ hành lang giữa vào căn hộ.

- Vận tốc gió trong phòng nhỏ.

2

22.5°

- Gió trượt trên bề mặt cửa sổ.

- Gió đi từ hành lang giữa vào căn hộ bắt đầu giảm.

- Vận tốc gió trong phòng nhỏ.

- Gió trượt trên bề mặt cửa sổ.

- Gió đi từ hành lang giữa vào căn hộ bắt đầu giảm.

- Vận tốc gió trong phòng nhỏ.

3

33.75°

- Gió từ ngoài vào phòng qua cửa sổ.

- Không khí ở vùng nhỏ sát cửa sổ và tường biên bên phải (ra đến cửa đi) là có sự chuyển động.

- Gió từ ngoài vào phòng qua cửa sổ.

- Không khí ở vùng nhỏ sát cửa sổ và tường biên bên phải (ra đến cửa đi) là có sự chuyển động.

4 45°

- Vùng không khí chuyển động (sát cửa sổ và tường biên bên phải ra đến cửa đi) tăng dần.

- Vùng không khí chuyển động (sát cửa sổ và tường biên bên phải ra đến cửa đi) tăng dần.

STT α Loại căn hộ

Loại 1 Loại 2

5

56.25°

- Vùng không khí chuyển động (sát cửa sổ và tường biên bên phải ra đến cửa đi) tiếp tục tăng.

- Vùng không khí chuyển động (sát cửa sổ và tường biên bên phải ra đến cửa đi) tiếp tục tăng.

6

67.5°

- Vùng không khí chuyển động (sát cửa sổ và tường biên bên phải ra đến cửa đi) tiếp tục tăng.

- Vùng không khí chuyển động (sát cửa sổ và tường biên bên phải ra đến cửa đi) tiếp tục tăng.

7

78.75°

- Trường gió trong phòng đều.

- Vận tốc không khí chuyển động trong phòng đạt cực đại.

- Trường gió trong phòng đều.

- Vận tốc không khí chuyển động trong phòng tiếp tục tăng.

8 90°

- Trường gió trong phòng đều.

- Vận tốc không khí chuyển động trong phòng giảm so với α

= 78.75°.

- Trường gió trong phòng đều.

- Vận tốc không khí chuyển động trong phòng đạt cực đại.

- Vận tốc gió VB - xem Hình 3.30.

Hình 3.30: Giá trị vận tốc VB ứng với các trường hợp góc đến α

+ Khi α nhỏ hơn 56.25°: VB có giá trị nhỏ và chênh lệch không nhiều giữa các trường hợp.

+ Khi α từ 56.25° trở lên: VB bắt đầu tăng nhanh khi α tăng. Đạt giá trị lớn khi α từ 67.5° đến 90°. Đạt giá trị cực đại khi α từ 78.75° đến 90°.

Đề xuất: chọn α từ 67.5° đến 90°.

- Vận tốc gió VD - xem Hình 3.31.

+ Khi α nhỏ hơn hoặc bằng 56.25°: VB có giá trị nhỏ và như nhau trong các trường hợp.

+ Khi α từ 56.25° trở lên: VB bắt đầu tăng nhanh khi α tăng trong trường hợp Căn hộ loại 1 (đạt giá trị cực đại khi α bằng 90°) và gần như không thay đổi nhiều trong trường hợp căn hộ loại 2 (đạt giá trị cực đại khi α bằng 56.25°).

Đề xuất: α từ 56.25° đến 90°.

Hình 3.31: Giá trị vận tốc VD ứng với các trường hợp góc đến α - Vận tốc gió trung bình VTB - xem Hình 3.32.

Hình 3.32: Giá trị vận tốc trung bình VTB ứng với các trường hợp góc đến α + VB tăng khi α tăng.

+ Trong các trường hợp VB đạt cực đại khi α bằng 67.5° hoặc 78.75°. Sau đó giảm khi α tiến đến 90°.

Đề xuất: chọn α có giá trị từ 67.5° đến 78.75°.

e. Xác định hướng gió đến thuận lợi cho khai thác TGTN của NOCT

Tổng hợp các đề xuất được nêu ở mục 3.2.4.1d, hướng gió mang lại hiệu quả TGTN cao nhất cho NOCT có góc gió đến α từ 56.75° đến 90° và tối ưu nhất là 67.5°

đến 78.75°.

Lựa chọn hướng nhà

Lựa chọn hướng nhà (hướng của mặt đứng chính công trình) trong thiết kế kiến trúc công trình có vai trò đặc biệt quan trọng đối với khả năng thích ứng khí hậu, khai thác hiệu quả các điều kiện tự nhiên, tạo nên môi trường ở tiện nghi (tiện nghi về: nhiệt, âm thanh, ánh sáng, chất lượng không khí, …) nhằm hướng đến KTBV cho công trình xây dựng. Hướng nhà có ảnh hưởng trực tiếp đến việc lựa chọn các giải pháp thiết kế kiến trúc và các giải pháp kỹ thuật khác cho công trình.

Với các đặc điểm về tự nhiên, khí hậu của các đô thị DHNTB, để các công trình NOCT tiếp cận được KTBV, các giải pháp thiết kế cần phải hướng đến một số mục tiêu chính, cụ thể là: bảo đảm che nắng và chống nóng cho công trình; khai thác tối đa khả năng TGTN và chiếu sáng tự nhiên.

Trong thiết kế công trình nhằm thích ứng với điều kiện tự nhiên, việc xác định hướng nhà phụ thuộc vào một số các cơ sở sau:

- Đặc điểm về điều kiện tự nhiên, khí hậu: BXMT, gió, địa hình, mưa, bão, … của vị trí xây dựng.

- Đặc điểm khu đất xây dựng (vị trí, hình dạng, quy mô, kích thước, ...) - Đặc điểm về cảnh quan nhân tạo của khu vực lân cận khu đất xây dựng.

- Đặc điểm, tính chất và các yêu cầu thiết kế của công trình kiến trúc.

- Ý tưởng thiết kế kiến trúc.

Trong các cơ sở trên, cơ sở về khí hậu - mà cụ thể là 2 yếu tố BXMT và gió - có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc xác định hướng cho công trình. Đây là hai nhân tố tự nhiên cơ bản nhất, quyết định đến việc hình thành khí hậu các vùng trên trái đất.

a. Các bước lựa chọn hướng nhà theo yêu cầu che nắng và hiệu quả TGTN - Bước 1: Phân tích hoạt động biểu kiến của mặt trời tại địa phương. Lựa chọn hướng nhà để hạn chế ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp vào căn hộ, đặc biệt là nắng Tây - Đông và các tháng có nhiệt độ ngoài nhà cao hơn nhiệt độ tiện nghi.

- Bước 2: Xác định tổng trực xạ và tổng tán xạ trên 2 mặt đứng của CC (số liệu trực xạ và tán xạ trên mặt đứng 8 hướng lấy từ [5] hoặc các Trạm khí tượng thủy văn khu vực). Lựa chọn hướng chính của CC để tổng trực xạ và tổng tán xạ trên 2 mặt đứng của CC là nhỏ nhất.

- Bước 3: Đề xuất hướng của CC để tổng tần suất xuất hiện của gió trên 2 mặt chính của CC là lớn nhất. Kết hợp đề xuất này với giá trị góc gió đến α tối ưu (α có giá trị từ 56.25° đến 90°) để lựa chọn hướng nhà tối ưu theo yêu cầu TGTN.

- Bước 4: Tổng hợp các lựa chọn ở các bước 1, 2 và 3 để lựa chọn hướng tối ưu cho NOCT theo yêu cầu che nắng và TGTN.

b. Nghiên cứu minh họa về lựa chọn hướng nhà cho NOCT ở Đà Nẵng

Thực hiện các bước nghiên cứu (như mục 3.2.4.2a) cho trường hợp thành phố Đà Nẵng. Kết quả cho thấy, cần chọn hướng chính của NOCT theo các hướng có thứ tự ưu tiên như sau:

1. Từ Nam Tây Nam - Nam - Nam Đông Nam 2. Từ Nam Đông Nam đến Đông Nam

Nội dung “Nghiên cứu minh họa về lựa chọn hướng nhà cho NOCT tại Đà Nẵng

- xem chi tiết tại Phụ lục 10.

Xác định vùng quẩn gió sau các khối nhà cao tầng

Việc xác định vùng quẩn gió sau các khối NOCT có vai trò rất quan trọng trong thiết kế quy hoạch TMB, cụ thể là việc xác định: vị trí các khối nhà, khoảng cách giữa các khối nhà, kích thước các khối nhà, …

Đã có một số nghiên cứu về vùng quẩn gió sau các khối nhà được nêu trong các tài liệu, như: [11], [18], [22]. Các nghiên cứu này được thực hiện trên các mô hình ống khí động, không chú ý đến yếu tố thay đổi về vận tốc gió theo chiều cao (với NOCT, sự thay đổi về vận tốc gió theo chiều cao là đáng kể), các kết quả chưa đầy đủ các trường hợp kích thước phù hợp của NOCT và góc đến của gió.

Bằng phương pháp CFD, Luận án đưa ra các dữ liệu cho việc xác định vùng quẩn gió và đề xuất công cụ tính kích thước vùng quẩn gió sau các khối NOCT.

a. Đối tượng và các trường hợp nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu được chọn là NOCT có khối hộp chữ nhật với các kích thước là rộng (x), dài (y) và cao (z), (mặt chính của NOCT sẽ nằm theo phương y).

+ Chọn khối lập phương cơ sở có kích thước là a.

+ Kích thước x = a trong NOCT thông thường có giá trị từ 22m đến 35m (chiều rộng của khối nhà CC gồm: căn hộ phía trước và sau rộng từ 10m đến 16m;

hành lang, kỹ thuật rộng từ 2m đến 3m).

+ Chọn a = 26m, là chiều cao a tương đương 8 tầng của CC (3,2m/tầng).

- Chọn α (°) là góc gió thổi đến bề mặt CC; chiều rộng vùng quẩn gió sau CC là L (m) - xem Hình 3.33.

- Nghiên cứu được thực hiện trong các trường hợp thay đổi về kích thước NOCT và giá trị góc gió đến.

Hình 3.33: Các thông số kích thước của mô hình nghiên cứu vùng quẩn gió a. Mặt bằng công trình; b. Mặt cắt công trình

+ Kích thước NOCT: giữ kích thước x = a không đổi, thay đổi các giá trị của y và z. Cụ thể là: y = a, 2a, 3a, 4a và 5a; z = a, 2a, 3a, 4a và 5a (chiều cao 5a tương đương với chiều cao 40 tầng). Cần thực hiện 25 mô phỏng cho các trường hợp thay đổi kích thước NOCT (α = 90°).

+ Thay đổi góc gió đến α (bằng 22.5°, 45° và 67.5°) cho 6 trường hợp kích thước (y = a, z = 5a; y = 5a, z = a; y = 2a, z = 2a; y = 2a, z = 4a; y = 4a, z = 2a; y

= 4a, z = 4a): thực hiện 18 mô phỏng.

Như vậy, có 43 mô phỏng được thực hiện độc lập để thu kết quả.

- Chọn vận tốc gió ở cao độ 10m là 5m/s - xem Bảng PL 1.3 (Phụ lục 1) b. Thực hiện mô phỏng

- Số lượng mô phỏng được thực hiện: 43.

- Thời gian trung bình để thực hiện 1 mô phỏng là 0.75 giờ.

c. Kết quả xác định vùng quẩn gió sau các khối NOCT

- Chiều rộng vùng khuất gió L, khi α = 90°, trong các trường hợp kích thước công trình được tổng hợp tại Bảng 3.14 và Hình 3.34.

Bảng 3.14: Kích thước L (đơn vị a) trong các trường hợp thay đổi kích thước y và z Chiều rộng (y)

Chiều cao (z) a 2a 3a 4a 5a

a 1.94 2.67 3.44 3.89 4.40

2a 2.43 4.37 5.23 5.60 6.15

3a 2.30 5.30 7.05 8.28 9.65

4a 2.20 5.96 8.03 9.82 12.19

5a 2.16 5.62 8.21 11.01 13.56

Hình 3.34: Biểu đồ về sự biến thiên của L khi thay đổi chiều dài y và chiều cao z Các kết quả cho thấy, L tỷ lệ thuận với y và z.

- Chiều rộng vùng khuất gió L khi thay đổi góc gió đến α (°) được tổng hợp tại Bảng 3.15 và Hình 3.35.

Bảng 3.15: Kích thước L (đơn vị a) trong các trường hợp thay đổi α (°) α°

Kích thước công trình 0° 22.5° 45° 67.5° 90°

Rộng 2a - Cao 2a 0.00 1.76 2.86 3.96 4.37 Rộng 2a - Cao 4a 0.00 2.23 3.90 5.48 5.96 Rộng 4a - Cao 2a 0.00 2.17 3.41 5.24 5.60 Rộng 4a - Cao 4a 0.00 3.82 5.98 8.93 9.82 Rộng a - Cao 5a 0.00 0.82 1.39 1.91 2.16 Rộng 5a - Cao a 0.00 1.67 2.84 3.95 4.40

Hình 3.35: Biểu đồ về sự biến thiên của L khi thay đổi thay đổi α (°)

- Giá trị tương đối của chiều rộng vùng khuất gió L trong trường hợp thay đổi vận tốc gió đến α (°) so với giá trị L trong trường hợp α = 90° được tổng hợp tại Bảng 3.16.

Sự biến thiên của giá trị L khi thay đổi góc đến α trong các trường hợp nghiên cứu cho kết quả tương đương - với độ chênh lệch giữa giá trị cực đại và cực tiểu dưới 5.3%.

Giá trị tương đối của L trong các trường hợp α = 0°, 22.5°, 45°, 67.5° và 90° so với trường hợp α = 90° lần lượt là 0%, 38.5%, 63.6%. 90.9% và 100%.

Bảng 3.16: Kích thước tương đối L (đơn vị %) trong các trường hợp thay đổi α (°) α°

Kích thước công trình 0° 22.5° 45° 67.5° 90°

Rộng 2a - Cao 2a 0.0% 40.2% 65.4% 90.6% 100.0%

Rộng 2a - Cao 4a 0.0% 37.4% 65.4% 91.9% 100.0%

Rộng 4a - Cao 2a 0.0% 38.8% 60.8% 93.6% 100.0%

Rộng 4a - Cao 4a 0.0% 38.9% 60.9% 90.9% 100.0%

Rộng a - Cao 5a 0.0% 38.0% 64.3% 88.3% 100.0%

Rộng 5a - Cao a 0.0% 37.9% 64.6% 89.9% 100.0%

Giá trị cực đại (Max) 0.0% 40.2% 65.4% 93.6% 100.0%

Giá trị cực tiểu (Min) 0.0% 37.4% 60.8% 88.3% 100.0%

Chênh lệch giữa Max và Min 0.0% 2.8% 4.6% 5.3% 0.0%

Giá trị trung bình 0.0% 38.5% 63.6% 90.9% 100.0%

d. Công cụ tính toán kích thước vùng khuất gió

Dựa vào cơ sở dữ liệu là các kết quả mô phỏng được thể hiện trong Bảng 3.14 và Bảng 3.16, sử dụng Excel để tạo công cụ tính toán chiều rộng vùng khuất gió L sau các khối NOCT.

- Giá trị đầu vào: kích thước công trình (x, y, z) và góc gió thổi tới α.

- Các hàm - trong Excel - được sử dụng để tính toán theo các bước sau:

+ Xác định tương quan kích thước của y và z so với x.

+ Nội suy giá trị L trong trường hợp α = 90° tương ứng với tương quan kích thước của công trình - Theo số liệu của Bảng 3.14.

+ Xác định độ giảm của L trong trường hợp α- như số liệu của Bảng 3.16.

- Kết quả đầu ra: giá trị L (m).

Giao diện của công cụ tính toán vùng khuất gió L - xem Hình 3.36.

Hình 3.36: Giao diện của công cụ tính toán vùng khuất gió L trên Excel

Ý nghĩa của công cụ: giúp nhà thiết kế xác định sơ bộ vùng quẩn gió sau các khối nhà để đưa ra các giải pháp thiết kế quy hoạch TMB có thể tiệm cận nhất với phương án thiết kế tối ưu.

Nguyên tắc chung và định hướng trong thiết kế tổng mặt bằng khu nhà ở cao tầng nhằm khai thác hiệu quả TGTN

a. Các hình thức bố cục TMB

- Bố cục dạng đơn khối gồm một khối đơn độc lập.

- Bố cục dạng tuyến các đơn nguyên xếp thành tuyến (là đường thẳng, đường cong, giật cấp) theo các yếu tố: trục giao thông, địa hình, mặt nước, … Các khối xếp thành tuyến ở 2 hình thức là liên tục và tách rời - xem Hình 3.37.

Hình 3.37: Các hình thức bố cục TMB dạng tuyến: a. Dạng tuyến liên tục; b. Dạng tuyến tách rời; c. Dạng tuyến tách rời - khối nhà nghiên một góc 30°

- Bố cục dạng nhóm gồm các đơn nguyên xếp thành nhóm. Bố cục dạng nhóm có các hình thức chính sau: hình thức xếp hàng song song; hình thức so le; hình thức chu vi; hình thức hỗn hợp; hình thức tự do [8], [32] - xem Hình 3.38.

Hình 3.38: Một số hình thức bố cục TMB dạng nhóm a. Xếp hàng song song; b. So le; c. Chu vi; d. Hỗn hợp

Hình thức bố cục TMB của một số dự án NOCT trong thực tế tại các đô thị lớn của Việt Nam - xem Phụ lục 11.

b. Một số nguyên tắc chung trong thiết kế TMB khu NOCT nhằm khai thác hiệu quả TGTN

Lựa chọn hình thức bố cục TMB cho khu NOCT phụ thuộc nhiều yếu tố, như:

điều kiện tự nhiên, kinh tế - văn hóa - xã hội, ý tưởng tổ chức không gian, các yêu cầu về kỹ thuật, … Một số nguyên tắt chung trong thiết kế TMB khu NOCT hướng đến hiệu quả TGTN là:

- Phù hợp, khai thác có hiệu quả và có tính thích ứng với các đặc điểm tự nhiên:

khí hậu (mưa, nắng, gió, …), địa hình (ven sông, ven biển, ao hồ, núi đồi, …). Trong đó, cần nghiên cứu kỹ các đặc điểm của gió tại vị trí xây dựng (hướng chủ đạo, tần suất, vận tốc, …), lượng BXMT trên các mặt đứng theo các hướng, hoạt động biểu kiến của mặt trời trong ngày, …

- Hài hòa với cảnh quan kiến trúc đô thị tại vị trí xây dựng. Đặc điểm các công trình kiến trúc lân cận sẽ là cơ sở để đưa ra giải pháp thiết kế hợp lý cho TGTN.

- Đáp ứng được ý đồ về tổ chức không gian cho khu ở, đảm bảo cho các không gian chức năng đáp ứng được nhu cầu của người dân. Trong đó, chú ý vấn đề tổ chức các không gian công cộng phục vụ nhu cầu sinh hoạt cộng đồng của người dân, tăng

cường mối liên hệ láng giềng thân thiết của người dân, … Các không gian này là một trong các yếu tố được sử dụng để nâng cao hiệu quả TGTN cho khu NOCT.

- Xác định khoảng cách hợp lý giữa các khối nhà nhằm đảm bảo các yêu cầu về TGTN, chiếu sáng, phòng cháy chữa cháy, tầm nhìn và góc nhìn, … Đáp ứng các yêu cầu về khoảng cách trong QCVN 01:2008 (Quy chuẩn xây dựng Việt Nam - Quy hoạch Xây dựng) và QCVN 06:2010 (Quy chuẩn Kỹ thuật Việt Nam về an toàn cháy cho nhà và công trình). Cần lưu ý về kích thước vùng khuất gió sau các khối nhà (mục 3.2.4.3).

- Đáp ứng được các yêu cầu về thẩm mỹ không gian kiến trúc cảnh quan chung và thẩm mỹ kiến trúc của các khối nhà.

- Đảm bảo các tiện nghi khác cho khu NOCT, như: nhiệt độ, ánh sang, âm thanh, chất lượng không khí, …

c. Định hướng thiết kế nhằm khai thác TGTN cho các hình thức bố cục TMB - Bố cục dạng đơn: căn cứ trên các điều kiện tự nhiên của địa điểm xây dựng và ý tưởng thiết kế để chọn hướng chính cho NOCT như đã phân tích ở mục 3.2.4.2.

- Bố cục dạng tuyến: căn cứ trên các điều kiện tự nhiên của địa điểm xây dựng và ý tưởng thiết kế để chọn hướng chính cho NOCT như đã phân tích ở mục 3.2.4.2. Với các tuyến có hướng không tốt cho TGTN thì sử dụng giải pháp tách rời các khối và trong từng khối chỉnh hướng nhà cho tối ưu (mục 3.2.4.2). Với mặt bằng tuyến dạng liên tục, cần mở các khoảng trống trên thân CC để gió xuyên qua, hạn chế việc thiết kế CC tạo thành mảng tường lớn chắn gió.

- Bố cục dạng nhóm:

+ Việc nghiên cứu các hình thức của bố cục dạng nhóm được tiến hành trên NOCT có các đặc điểm sau: kích thước của CC được chọn cho mô phỏng là x = 26m, y = 78m và z = 130m (khoảng 40 tầng); các khoảng cách các khối CC được xác định theo QCVN 01:2008: khoảng cách giữa 2 cạnh dài của CC là 25m;

khoảng cách giữa 2 đầu hồi của CC là 15m [4]; Vận tốc gió tham chiếu (tại cao độ 10m) là 5m/s; Tiêu chí đánh giá hiệu quả TGTN của các hình thức bố cục TMB là trường gió tại các mặt phẳng có cao độ như sau: 1.1 m (tầng 1); 65 m (tầng 20) và 127 m (tầng 40).

Một phần của tài liệu Khai thác thông gió tự nhiên trong nhà ở cao tầng tại các đô thị duyên hải nam trung bộ hướng đến tiết kiệm năng lượng phát triển bền vững (Trang 126 - 144)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(247 trang)