Nâng cao nhận thức vai trò của xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công tác quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (Trang 112 - 115)

Chương 2: CÁC HOẠT ĐỘNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA CƠ SỞ Ở PHƯỜNG NINH PHONG

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Ninh Phong

3.2.2. Nâng cao nhận thức vai trò của xây dựng đời sống văn hóa cơ sở trong công tác quản lý

Trước hết là đổi mới tư duy, thể hiện ở khía cạnh chính trị, với dấu mốc quan trọng là Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII Về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998).

Đại hội X (2006) nhấn mạnh: “làm cho văn hoá thấm sâu vào từng khu dân cư, từng gia đình, từng người, hoàn thiện hệ giá trị mới của con người Việt Nam, kế thừa các giá trị truyền thống của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá của loài người, tăng sức đề kháng chống văn hoá đồi trụy độc hại.

Nâng cao tính văn hoá trong mọi hoạt động kinh tế, chính trị, xã hội và sinh hoạt của nhân dân”. Đường lối văn hóa của Đảng được khẳng định tại Cương lĩnh (2011): “Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, phát triển toàn diện, thống nhất trong đa dạng, thấm nhuần sâu sắc tinh thần nhân văn, dân chủ, tiến bộ; làm cho văn hóa gắn kết chặt chẽ và thấm sâu vào toàn bộ đời sống xã hội, trở thành nền tảng tinh thần vững chắc, sức mạnh nội sinh quan trọng của phát triển”.

Quản lý hoạt động văn hóa đã đóng vai trò tích cực trong việc xây dựng văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa với sự hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế - xã hội và văn hóa.

Với chủ trương đúng đắn, sự quan tâm của toàn xã hội, hàng loạt các chương trình, đề án, dự án phát triển văn hóa đã được thực hiện. Phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, nòng cốt là xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, cơ quan, đơn vị văn hóa… Thời gian tới, để phát huy kết quả đạt được dưới sự chỉ đạo UBND - phòng văn hóa thông tin tuyên truyền sẽ tiếp tục triển khai có hiệu quả các chỉ thị, nghị quyết của Đảng và Nhà nước về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống

văn hóa”; đẩy mạnh, phát huy vai trò của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” gắn với xây dựng nông thôn mới. Cùng với đó, tích cực xây dựng nội dung chương trình đưa văn hóa thông tin về từng cụm dân cư trên địa bàn, nhằm nâng cao nhận thức của người dân về việc thực hiện nếp sống văn minh

Tăng cường sự đoàn kết thống nhất trên nguyên tắc: tập trung dân chủ, khắc phục mọi khó khăn, tập trung sức mạnh của cả hệ thống chính trị, phát huy truyền thống và thế mạnh của địa phương, tập trung cao vào nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng; tăng cường công tác đảm bảo an toàn giao thông, trật tự đô thị và vệ sinh môi trường. Nâng cao chất lượng hoạt động văn hoá - văn nghệ - thể dục, thể thao. Tăng cường giáo dục chính trị tư tưởng, tiếp tục thực hiện nghiêm túc việc “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” và Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) của Ban chấp hành Trung ương Đảng về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ, thực hiện tốt các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng;

giữ vững an ninh chính trị, đảm bảo trật tự an toàn xã hội, tập trung xây dựng Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch vững mạnh, đạt chuẩn là “phường văn hóa” trong phong trào xây dựng nông thôn mới của tỉnh Ninh Bình, xây dựng phường Ninh Phong ngày một văn minh, giàu đẹp.

Cần tập trung xây dựng thể chế văn hóa, bổ sung hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các chính sách về lĩnh vực văn hóa, đặc biệt là chính sách về quan hệ giữa kinh tế và văn hóa. UBND phường, tổ dân phố trên địa bàn cần chủ động chỉnh trang, hoàn thiện các hạng mục, khuôn viên tại nhà văn hoá thể thao phường, nhà văn hoá, khu thể thao tổ dân phố theo quy định, đặc biệt là đối với những phố đã đạt và đang xây dựng theo

chuẩn nông thôn mới. Xây dựng quy chế quản lý, sử dụng, huy động các nguồn lực để duy tu bảo dưỡng, bổ sung mua sắm đầy đủ các trang thiết bị ở nhà văn hoá thể thao phường, nhà văn hoá, khu thể thao phố nhằm đảm bảo việc duy trì, phục vụ sinh hoạt văn hóa, thể thao thường xuyên cho nhân dân.

Tổ chức các lớp tập huấn bồi dưỡng, hướng dẫn nâng cao kiến thức về công tác quản lý, tổ chức hoạt động các thiết chế văn hóa, thể thao cho công chức văn hóa phường ; người quản lý nhà văn hoá phố, nắm rõ được các văn bản chỉ đạo của TƯ, của tỉnh, thành phố các quy chế về quản lý hoạt động thiết chế văn hóa, từ đó, vận dụng triển khai thực hiện có hiệu quả ở địa phương phù hợp với tình hình thực tiễn.

Tiếp tục đẩy mạnh xã hội hóa công tác quản lý nhà nước về văn hoá, thực hiện dân chủ rộng rãi việc xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật.

Cần sử dụng hiệu quả các phương tiện thông tin đại chúng, phát huy vai trò các đoàn thể chính trị - xã hội, xã hội - nghề nghiệp trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn để người dân tự giác thực thi các văn bản quản lý nhà nước về văn hoá.

Chăm lo phát triển đội ngũ trí thức, văn nghệ sỹ,những người hoạt động văn hóa, lực lượng nòng cốt của công tác văn hóa.

Đổi mới quản lý văn hoá phải quán triệt quan điểm của Đảng đối với trí thức: “Đối với trí thức, điều quan trọng nhất là bảo đảm quyền tự do sáng tạo, đánh giá đúng năng lực và tạo điều kiện cho năng lực được sử dụng đúng và phát triển. Phá bỏ những quan niệm hẹp hòi, không thấy tầng lớp trí thức ngày nay là những người lao động xã hội chủ nghĩa, được Đảng giáo dục và lãnh đạo, ngày càng gắn bó chặt chẽ với công nhân, nông dân”.

Tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ về quản lý văn hoá, văn nghệ.

Nâng cao năng lực và tầm lãnh đạo văn hóa của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể cho phù hợp với xu thế hội nhập. Bồi dưỡng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác văn hóa, chú ý cán bộ lãnh đạo và quản lý, cán bộ quan hệ quốc tế về văn hoá.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản lý văn hóa: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở phường Ninh Phong, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình (Trang 112 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(160 trang)