6. Kết cấu của luận văn
2.2. Thực trạng chất lượng nhân lực tại Công ty Bảo Hiểm PVI Đông Đô
Nếu sức khỏe thể chất là tiêu chí quan trọng của chất lượng nhân lực thì trình độ chuyên môn nghề nghiệp là tiêu chí cơ bản nhất có tính chất quyết định của chất lượng nhân lực nói chung và nhân lực bảo hiểm nói riêng. Vì có sức khỏe nhưng không có hiểu biết, không có năng lực trình độ, không có kiến thức chuyên môn nghề nghiệp thì không thể làm việc được và do đó không thể hoàn thành được nhiệm vụ được giao.
Để có thể xây dựng được đội ngũ nhân lực lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao đáp ứng được nhu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường thì vai trò của doanh nghiệp đóng vai trò hết sức quan trọng. Cũng bởi điều này mà đã có rất nhiều doanh nghiệp không tiếc tiền của công sức để đầu tư bồi dưỡng đào tạo lại nâng cao trình độ cho những lao động đang làm việc, mặt khác liên tục nâng cao chất lượng công tác tuyển dụng với mong muốn xây dựng được đội ngũ nhân sự trình độ cao.
Trình độ chuyên môn nghề nghiệp của nhân lực bảo hiểm được thể hiện:
- Trình độ học vấn: Là trình độ mà người CBNV đã theo học và tốt nghiệp.
Trình độ học vấn ở nước ta hiện nay được phân theo hệ thống nền giáo dục Việt Nam bao gồm: Trình độ tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của CNBV là trình độ mà CBNV đó đã được đào tạo qua các trường lớp, đúng chuyên môn trong lĩnh vực bảo hiểm hoặc liên quan đến nhiệm vụ của DNBH. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm hiện nay được đào tạo bao gồm trình độ Trung cấp, Cao đẳng, Đại học, sau Đại học. Vấn đề cơ bản là trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực bảo hiểm là lĩnh vực đào tạo của CBNV có đúng chuyên môn bảo hiểm hay có liên quan đến công việc nhiệm vụ được giao hay không.
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của cán bộ nhân viên tại Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô (giai đoạn 2013 – 2015)
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số lao động (người)
Tỷ lệ (%)
Số lao động (người)
Tỷ lệ (%)
Số lao động (người)
Tỷ lệ (%) Trình độ
chuyên môn
Đại học và
sau đại học 59 51,3 96 71,11 131 87,33
Cao đẳng 38 33,04 24 17,77 12 8
Trung cấp 18 15,66 15 11,12 7 4,67
Tổng 115 100 135 100 150 100
(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp ) Qua bảng tổng hợp ở trên có thể thấy: Với đặc thù là doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ bảo hiểm nên cơ cấu lao động của công ty theo trình độ là khá phong phú, từ trình độ cao như sau đại học và đại học đến trung cấp chuyên nghiệp. Qua số liệu thống kê, nếu năm 2013 chỉ có 59 người có trình độ đại học và trên đại học thì đến năm 2015 tăng lên 131 người; lao động có trình độ cao đẳng năm 2013 là 38 người thì đến năm 2015 giảm xuống còn có 12 người chiếm 8% số lao động công ty. Ngoài ra trình độ trung cấp cũng giảm đáng kể từ 18 người xuống còn 7 người do đặc thù chức năng là công ty chuyên về cung cấp dịch vụ bảo hiểm nên cần những người có trình độ chuyên môn cao, kỹ năng nghiệp vụ tốt. Trình độ nhân lực của công ty ngày càng được nâng cao theo từng năm điều này thể hiện ban Giám
đốc công ty đã chú trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng nhân lực của công ty, tạo sức hút được những người tài, có trình độ đến làm việc.
2.2.2. Đánh giá kỹ năng của cán bộ nhân viên tại công ty
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhân lực mới chỉ là sự trang bị lý thuyết, nhận thức cho người lao động. Nhưng vấn đề đặt ra là người lao động phải biết vận dụng được những kiến thức, lý thuyết đó vào hoạt động thực tế trong công việc đúng hay không. Đây chính là kỹ năng nghiệp vụ của nhân lực nói chung và nhân lực bảo hiểm nói riêng.
Kỹ năng nghề nghiệp của CBNV trong lĩnh vực bảo hiểm được thể hiện thông qua các nghiệp vụ như: Khả năng vận dụng kiến thức đã được học tập và đào tạo vào hoạt động cụ thể trong công việc được giao; khả năng làm việc độc lập của họ; khả năng làm việc theo nhóm; khả năng giao tiếp với các đối tượng khách hàng; khả năng nghề nghiệp thu hút, thuyết phục và khai thác được nhiều khách hàng tham gia bảo hiểm đồng thời đó cũng là khả năng ứng xử, đàm phán linh hoạt và sáng tạo....
Để có kỹ năng nghề nghiệp tốt thì kinh nghiệm công tác trong ngành có vai trò hết sức quan trọng. Kinh nghiệm công tác càng lâu năm, người lao động càng rút ra được nhiều kinh nghiệm kể cả kinh nghiệm thành công và thất bại trong hoạt động công tác của mình. Do đó kỹ năng nghiệp vụ của người lao động ngày được nâng cao, hiệu quả công việc sẽ ngày một càng tốt lên.
Kỹ năng nghề nghiệp được thể hiện qua hai kỹ năng chính là: Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm.
+ Kỹ năng cứng : Tthường được hiểu là những kiến thức đúc kết và thực hành có tính chất kỹ thuật nghề nghiệp, kỹ năng cứng được cung cấp thông qua các môn học đào tạo chính khóa có liên kết logic chặt chẽ và xây dựng tuần tự. Thời gian để có được kỹ năng cứng thường rất dài hàng chục năm bắt đầu từ những kiến thức kỹ năng cơ bản ở nhà trường phổ thông qua các cấp như: Tư duy hình học, tư duy ngôn ngữ văn phạm, các hệ thống khái niệm lý thuyết cơ bản vật lý, hóa học, sinh học toán học... và những kiến thức kỹ năng này được phát triển dần lên các mức độ cao hơn thông qua giảng dạy, thực hành và tự học một cách hệ thống.
+ Kỹ năng mềm: Kỹ năng mềm là những kỹ năng có liên quan đến việc hòa mình vào cuộc sống tương tác với xã hội, cộng đồng, tập thể bao gồm kỹ năng làm việc theo nhóm, giao tiếp, khả năng tư duy sáng tạo, kỹ năng tiếp nhận, học hỏi, kỹ năng dẫn dắt người khác...
Kỹ năng mềm là yếu tố hết sức quan trọng đối với sự thành đạt của một con người. Thực tế cho thấy người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn kỹ năng cứng, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị.
Bảng 2.5: Bảng các kỹ năng cần thiết của người lao động tại Công ty.
Chỉ tiêu
Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015
Số lao động (người
)
Tỷ lệ (%)
Số lao động (người)
Tỷ lệ (%)
Số lao động (người)
Tỷ lệ (%)
Kỹ năng cần thiết
Có trình độ tiếng Anh đáp ứng
công việc 13 11,3 15 11,12 25 16,67
Có trình độ tin học văn phòng đáp ứng công việc
60 52,18 64 47,4 70 46,66
Đã qua đào tạo các lớp về kỹ năng làm việc
22 10,44 16 11,85 9 6
Đã qua đào tạo về các lớp kỹ năng quản lý, lãnh đạo
20 26,08 40 29,63 46 30,67
Tổng 115 100 135 100 150 100
(Nguồn: Phòng Hành Chính Tổng Hợp) Qua bảng số liệu trên ta có thể thấy:
Số người có trình độ tiếng Anh đáp ứng được nhu cầu công việc ngày càng được tăng lên cụ thể là năm 2013 là 15 người đến năm 2015 là 25 người
Số lượng lao động có trình độ tiếng Anh và tin học văn phòng đáp ứng yêu cầu công việc có xu hướng tăng nhưng còn chiếm tỷ chưa cao. Tiếng Anh và tin
học văn phòng là hai yếu tố cần thiết đối với mỗi lao động trong thời đại hiện nay, đây cũng là những kỹ năng không thể thiếu đối với bốn nhóm lao động:
Cán bộ lãnh đạo, Cán bộ quản lý, Chuyên viên và Nhân viên văn phòng.
Bên cạnh đó các kỹ năng làm việc cũng cần thiết không kém. Tuy số lượng lao động đã qua đào tạo về kỹ năng quản lý, lãnh đạo và kỹ năng làm việc nhóm của Công ty có tăng trong thời gian qua nhưng còn chiếm tỷ trọng thấp. Kỹ năng quản lý, lãnh đạo có vai trò quan trọng đối với nhóm Cán bộ lãnh đạo và Cán bộ quản lý. Trong khi kỹ năng làm việc nhóm lại có vai trò quan trọng đối với các chuyên viên kinh doanh, nhân viên văn phòng
Qua những số liệu tổng hợp và phân tích ở trên, có thể thấy Công ty Bảo hiểm PVI Đông Đô đã có những quan tâm nhất định đến NNL, chất lượng nhân lực đang có những thay đổi mang tính tích cực, mở ra những hi vọng mới về một NNL thực sự chất lượng trong tương lai, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh trong những giai đoạn tới.
2.2.3. Đánh giá phẩm chất đạo đức của cán bộ nhân viên tại Công ty
Phẩm chất, tác phong nghề nghiệp của người lao động là một khái niệm dùng để chỉ những đặc trưng bản chất được kết tinh trong con người lao động có khả năng thực hiện một công việc, một nghề nghiệp nhất định.
Phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp là tiêu chí quan trọng trong đánh giá chất lượng nhân lực bảo hiểm. Một CBNV trong lĩnh vực bảo hiểm có sức khỏe thể chất, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nhưng nếu không có phẩm chất đạo đức, tác phong làm việc của một CBNV nói chung và của CBNV bảo hiểm nói riêng thì cũng không thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Phẩm chất đạo đức tác phong nghề nghiệp của một CBNV bảo hiểm được thể hiện trong việc toàn tâm toàn ý phục vụ nhiệm vụ được giao có lòng yêu nghề, ý thức kỷ luật nghiêm, có tinh thần xây dựng đoàn kết, có thái độ hòa nhã với đồng nghiệp và khách hàng, trung thực, minh bạch, vô tư trong mọi hoạt động có sự năng động, tự tin, biết tận dụng thời gian và có mục tiêu rõ ràng trong công việc.
CBNV cần phải có tác phong nhanh nhẹn, hoạt bát, linh hoạt, nắm chắc các văn bản phát hành, quy định quy chế của ngành bảo hiểm nói chung và của doanh nghiệp nói riêng... Tóm lại phẩm chất đạo đức, tác phong nghề nghiệp của mỗi CBNV
bảo hiểm phải luôn thể hiện sự sáng tạo trong sáng, chính quy, hiện đại.
Văn hoá nghề nghiệp của người lao động bao gồm thái độ, suy nghĩ, cách thức hành vi của người lao động hướng tới những giá trị nhân bản trong hoạt động nghề nghiệp và không ngừng được hoàn thiện những giá trị, chuẩn mực này để điều chỉnh hành vi của người lao động trong thực hiện công việc, trong một ngành nghề nhất định, trở thành trách nhiệm và ý thức tự giác, thường nhật của người lao động, hay trở thành nét văn hoá nghề nghiệp kết tinh trong con người.
Bảng 2.6: Bảng số liệu các tiêu thức biểu hiện phẩm chất đạo đức CBNV công ty
Bản g 2.5:
Bản g số liệu các tiêu thứ c biể
u hiệ
n phẩ
m chấ
t đạo đức CBC NV côn g tyT
T
Tiêu thức Năm 2013 (số vụ)
Năm 2014 (số vụ)
Năm 2015 (số vụ)
2014/2013 2015/2014
+/- % +/- %
1 Vắng mặt không lý do 40 45 34 5 12,5 -11 -24,44
2 Đi muộn,về sớm 220 315 303 95 43,18 -12 -3,8
3 Không chấp hành đúng nội quy
làm việc 268 342 327 74 27,61 15 4,38
4 Tham ô, móc ngoặc với người
ngoài ăn trộm tài sản Công ty 1 3 0 2 200 -3
-100 5 Sử dụng máy móc,thiết bị của
Công ty vì mục đích cá nhân 15 24 9 4 40 -15 -62,5
6 Sử dụng lãng phí nguyên nhiên
vật liệu, gây hỏng hóc tài sản 5 5
3 0 0 -2 -40
7 Uống bia rượu, hút thuốc lá khi
đang trong giờ làm việc 3 3 2 0 0 -1 -25
8 Đánh bạc, tổ chức đánh bạc
trong giờ làmviệc 2 3 2 1 50 -1 -50
9 Gây gổ,đánh nhau với đồng
nghiệp 1 2 0 1 100 -2 -100
(Nguồn: Phòng Hành chính tổng hợp) Qua bảng số liệu thống kê trên ta thấy:
- Tình trạng đi muộn và về sớm vẫn còn xảy ra tại công ty thường xuyên, tình trạng sử dụng máy móc thiết bị của Công ty vì mục đích cá nhân vẫn còn tồn tại.
Ngoài ra, vẫn còn tồn tại tâm lý làm việc mong muốn hết giờ khiến cho chất lượng công việc không được đảm bảo, công việc vào cuối giờ phải giải quyết thường để tồn đến hôm sau.
- Tâm lý làm việc đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn: Người lao động vẫn còn mang tính thụ động trong công việc và khi được người quản lý trực tiếp chỉ đạo thì mới nhận nhiệm vụ. Trong khi sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, nếu người lao động không chủ động và chịu khó tìm tòi sáng tạo thì cũng không trụ vững trong công việc, sớm muộn cũng bị đào thải theo quy luật.
- Tình trạng vi phạm nội quy như không chấp hành đầy đủ quy định làm việc như là không đeo thẻ nhân viên, ko mặc đồng phục...còn phổ biến và điều này được thể hiện rõ qua con số 27,61% (năm 2014/2013) và giảm xuống còn 4,38%
(năm 2015/2014).
Phẩm chất đạo đức, tác phong, nghề nghiệp của nhân lực BH được thể hiện:
Kỷ luật lao động.
Kỷ luật là yếu tố quan trọng đánh giá chất lượng nhân lực. Bên cạnh các yếu tố trình độ, chuyên môn nghiệp vụ thì yếu tố kỷ luật thể hiện một đội ngũ nhân lực có ý thức tuân thủ pháp luật nói chung và pháp luật lao động nói riêng, tuân thủ các chính sách, điều lệ, và nội quy của doanh nghiệp. Người lao động cần tuân thủ thời
gian làm việc và thời gian nghỉ ngơi, trật tự trong doanh nghiệp; an toàn lao động, vệ sinh lao động ở nơi làm việc; việc bảo vệ tài sản và bí mật công nghệ, kinh doanh của doanh nghiệp và tuân thủ hợp đồng lao động đã ký kết.
Đạo đức nghề nghiệp
Chất lượng nhân lực còn thể hiện ở yếu tố đạo đức, đặc biệt đối với ngành bảo hiểm thì đạo đức thể hiện sự minh bạch về thông tin bảo hiểm, không trục lợi và làm hại khách hàng, cung cấp thủ tục và thông tin nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi ích cho khách hàng. Không trục lợi bảo hiểm dưới mọi hình thức để tư lợi cá nhân.
Thái độ trong trong công việc
Có nhiều lý thuyết cho rằng thái độ là yếu tố quyết định đến 50% kết quả công việc của nhân viên. Thái độ được thể hiện qua một số tiêu chí như tinh thần học hỏi sáng tạo trong công việc, tinh thần hợp tác, cởi mở, thân thiện, đoàn kết trong doanh nghiệp, suy nghĩ và hành động tích cực luôn hướng tới sự đổi mới tuân thủ chủ trương, chính sách pháp luật của Nhà nước và quy chế điều lệ của doanh nghiệp, tác phong làm việc công nghiệp, có trách nhiệm với công việc, có tinh thần cầu tiến trong chuyên môn, có kỷ luật làm việc, công bằng trung thực trong công việc và quan hệ với đồng nghiệp