Các thang đo đánh giá tình trạng lo âu ở bệnh nhân ung thư

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2015 (Trang 23 - 26)

1.3. Rối loạn lo âu trên bệnh nhân ung thư

1.3.3. Các thang đo đánh giá tình trạng lo âu ở bệnh nhân ung thư

Có nhiều thang điểm trắc nghiệm để đánh giá các mức độ rối loạn tâm lý ở bệnh nhân, trong đó có thang đo lo âu Zung, thang tự đánh giá mức độ lo âu S-TAI (State- Trait Anxiety Inventory), thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton anxiety rating scale – HARS), thang đánh giá lo âu và trầm cảm trên bệnh nhân tại bệnh viện (HADS)…

- Thang tự đánh giá lo âu của Zung (Self - Rating Anxiety Scale):do W.W.

Zung (1971) đề xuất là một phương pháp xác định mức độ lo lắng ở những bệnh nhân có các triệu chứng lo âu chủ yếu tập trung vào những rối loạn phổ biến nhất, những vấn đề căng thẳng thường gây ra lo lắng [55]. Test này được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thừa nhận là một test đánh giá trạng thái lo âu bao gồm 20 câu hỏi trong đó 15 câu hỏi về gia tăng sự lo lắng và 5 câu giảm. Có hai dạng đánh giá là tự đánh giá và đánh giá lâm sàng. Các câu hỏi được tính điểm theo 4 mức tần suất xuất hiện triệu chứng:

+ 1 điểm: không có hoặc ít thời gian.

+ 2 điểm: đôi khi.

+ 3 điểm: phần lớn thời gian

+ 4 điểm: hầu hết hoặc tất cả thời gian Kết quả được đánh giá :

T < 50% : Không có lo âu bệnh lý T > 50% : Có lo âu bệnh lý [43],[52].

- Thang tự đánh giá mức độ lo âu S-TAI (State-Trait Anxiety Inventory):

Để đo lường sự hiện diện và mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng lo âu hiện tại. Có hai loại phiên bản cho cả người lớn và trẻ em. Công cụ này là 2 bảng tự đánh giá gồm tổng số 40 câu hỏi, mỗi bảng là 20 câu, người bệnh sẽ tự đánh giá theo các mức độ và được quy ra điểm: 1 điểm, 2 điểm, 3 điểm và 4 điểm. Ở mỗi bảng, số điểm nằm trong khoảng 20-80 điểm, điểm càng cao thì càng cho thấy sự lo lắng nhiều hơn. Với người lớn, thời gian yêu cầu để hoàn thành bảng đo là 10 phút. Đây là một phương pháp đánh giá nhanh chóng, đơn giản, dễ dàng và rất phổ biến trên thế giới, được dịch ra nhiều loại ngôn ngữ khác nhau, tuy nhiên khi muốn tìm sự thay đổi về tâm lý trong một khoảng thời gian ngắn thì thang đo này vẫn còn hạn chế do mục đích tìm các dấu hiệu lo âu đã tồn tại trong thời gian dài [56].

- Thang đánh giá lo âu Hamilton (Hamilton anxiety rating scale – HARS) : Đây là thang đo được sử dụng rất rộng rãi trên lâm sàng đặc biệt là trong các nghiên cứu hiệu quả điều trị lo âu [57],[58]. Thang đo này bao gồm 14 nhóm câu hỏi cho các triệu chứng và tương đối chi tiết, thường được sử dụng đánh giá các triệu chứng lo âu trong rối loạn lo âu lan tỏa [24].

- Thang đánh giá lo âu và trầm cảm trên bệnh nhân tại bệnh viện HADS : Đây là công cụ có giá trị và đáng tin cậy để sàng lọc, đánh giá các triệu chứng lo âu và trầm cảm của bệnh nhân tại bệnh viện [59],[60]. Thang đo này rất đơn giản, dễ hiểu và dễ dàng hoàn thành trong khoảng thời gian chưa đến 5 phút, gồm 14 câu hỏi tự trả lời về những triệu chứng của chính người bệnh trong thời gian tuần kế trước, bao gồm 7 câu đánh giá lo âu (HADS – A) và 7 câu cho trầm cảm (HADS – D).

Mỗi câu hỏi có 4 lựa chọn theo các mức độ tương ứng với các số điểm từ 0 đến 3.

Sau khi tính tổng điểm cho mỗi phần, từ 11 điểm trở lên là rối loạn lo âu hay trầm

cảm thực sự, từ 8 đến 10 điểm là có thể có triệu chứng của lo âu hay trầm cảm, từ 0 đến 7 điểm là bình thường [56],[61],[62].

Nhìn chung HADS là công cụ đáng tin cậy, ngắn gọn, dễ sử dụng và có độ nhạy cao với sự thay đổi [55]. Bên cạnh đó, thang đo này rất dễ thực hiện để phát hiện một tỉ lệ lớn những rối loạn lo âu thường gặp ở bệnh nhân ung thư [63],[64].

Tại Việt Nam, thang đo này đã được mua bản quyền và dịch sang tiếng Việt bởi Khoa nghiên cứu y học hành vi thuộc Trường Đại học New South Well, Úc [40].

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2015 (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)