Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2015 (Trang 48 - 55)

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.3. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh

Bảng 3.9. Mối liên quan giữa các yếu tố về nhân khẩu học đến tình trạng lo âu của bệnh nhân (phân tích đơn biến)

Đặc điểm đối tƣợng NC Lo âu n (%)

OR (95% CI)

p

Giới tính Nam 84 (33,07) 1 0,000

Nữ 124 (48,44) 1,9 (1,32 – 2,73)

Nhóm tuổi 50-59 53 (33,97) 1

≥60 59 (34,10) 1,01 (0,64 – 1,59) 0,633

20-39 23 (50) 1,94 (0,99 – 3,81) 0,049

40-49 73 (54,07) 2,29 (1,41 – 3,71) 0,048 Tình trạng

hôn nhân

Đang sống với gia đình 198 (40,57) 1

Ly dị, góa, độc thân 9 (42,86) 1,09 (0,45 – 2,66) 0,835 Trình độ

học vấn

Sau đại học 5 (11,36) 1

Phổ thông 158 (52,32) 8,56 (3,16 – 23,20) 0,000 Đại học 45 (27,44) 2,95 (1,08 – 8,07) 0,000 Nghề

nghiệp

Cán bộ nhà nước 22 (25,88) 1

Nông dân 72 (52,55) 3,17 (1,72 – 5,85) 0,000 Công nhân 27(45,76) 2,42 (1,17 – 4,99) 0,014 Nội trợ 18 (66,67) 5,72 (2,09 – 15,71) 0,000 Về hưu 35 (27,56) 1,09 (0,58 – 2,03) 0,789 Lao động tự do 34 (46,58) 2,50 (1,26 – 4,96) 0,007

Nhận xét: Bảng 3.9 trình bày mối liên quan giữa các yếu tố về nhân khẩu học đến tình trạng lo âu của bệnh nhân. Theo đó có 4 yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu là giới tính, tuổi, trình độ học vấn và nghề nghiệp. Nữ giới trong nghiên cứu có nguy cơ mắc lo âu cao gấp 1,9 lần so với nam (p<0,001), nhóm tuổi có nguy cơ mắc lo âu cao nhất là 40-49 tuổi, cao hơn 2,29 lần so với nhóm 50-59 tuổi (p<0,05), những người bệnh có trình độ học vấn ở mức phổ thông có nguy cơ mắc lo âu cao nhất, gấp 8,56 lần so với nhóm có trình độ sau đại học và những đối tượng làm nội trợ cũng có nguy cơ mắc lo âu cao hơn so với các nhóm nghề nghiệp khác (p<0,001). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa tình trạng hôn nhân với tình trạng lo âu của người bệnh.

Bảng 3.10. Mối liên quan giữa các yếu tố về kinh tế đến tình trạng lo âu của người bệnh (phân tích đơn biến)

Đặc điểm đối tƣợng NC Lo âu n (%)

OR

(95% CI) p

BHYT Có 165 (36,18) 1

Không 43 (79,63) 6,89 (3,37 – 14,12) 0,000

Kinh tế gia đình

Không nghèo 126 (33,96) 1

Hộ nghèo 18 (58,06) 2,69 (1,27 – 5,71) 0,007 Cận nghèo 64 (59,26) 2,83 (1,80 – 4,44) 0,000 Chi phí điều

trị BN chi trả/tháng

< 10 triệu 66 (33,67) 1

≥ 10 triệu đồng 142 (45,22) 1,63 (1,11 – 2,36) 0,010

Khả năng chi trả

Đủ khả năng 27 (15,43) 1

Vay nợ một phần 140 (49,47) 5,37 (3,25 – 8,87) 0,000 Vay nợ toàn bộ 41 (78,85) 20,43 (7,79 – 53,53) 0,000

Nhận xét: Bảng 3.10 cho thấy mối liên quan giữa các yếu tố về kinh tế đến tình trạng lo âu của người bệnh. Theo đó cả 4 yếu tố bảo hiểm y tế, kinh tế gia đình, chi phí điều trị trung bình tháng và khả năng chi trả liên quan đến sự lo âu của đối tượng nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê. Những bệnh nhân không có BHYT có nguy cơ mắc lo âu cao gấp 6,89 lần so với nhóm có BHYT (p<0,001), nhóm có kinh tế gia đình nghèo và cận nghèo có xác suất bị lo âu cao hơn nhóm không nghèo, những đối tượng phải chi trả cho điều trị lớn hơn 10 triệu đồng một tháng cũng có nguy cơ mắc lo âu cao hơn nhóm phải chi trả ít hơn (p<0,05), đặc biệt nhóm phải vay nợ toàn bộ cho điều trị có nguy cơ mắc lo âu cao gấp 20,43 lần so với nhóm đủ khả năng chi trả (p<0,001).

Bảng 3.11. Mối liên quan giữa các loại ung thư và quá trình điều trị đến tình trạng lo âu của bệnh nhân. (phân tích đơn biến)

Đặc diểm đối tƣợng NC Lo âu n (%)

OR

95% CI p

Loại ung thƣ Đầu – cổ 11 (20,37) 1

Phổi 51 (45,54) 3,27 (1,49 – 7,17) 0,002 Gan 17 (30,36) 1,71 (0,70 – 4,12) 0,232 Đại trực tràng, dạ

dày, thực quản 52 (36,36) 2,23 (1,05 – 4,76) 0,032 Vú 57 (67,06) 7,96 (3,22 – 19,65) 0,000 Cổ tử cung 16 (32,65) 1,89 (0,77 – 4,68) 0,159 Khác 4 (36,36) 2,23 (0,53 – 9,24) 0,255 Giai đoạn bệnh Nhẹ, chưa di căn 14 (13,21) 1

Nặng, di căn nhiều 66 (63,46) 11,41 (5,09 – 25,59) 0,000 Trung bình, ít di căn 128 (42,67) 4,89 (2,60 – 9,19) 0,000 Thời gian đƣợc

chẩn đoán (tháng)

≤6 tháng 37 (27,82) 1

>6 tháng 171 (45,36) 2,15 (1,39 – 3,33) 0,000

Phương pháp điều trị

Phẫu thuật 4 (7,27) 1

Phẫu thuật+ xạ trị 86 (56,21) 16,37 (4,99 – 53,68) 0,000 Phẫu thuật +hóa trị 66 (40,00) 8,50 (2,77 – 26,05) 0,000 Hóa trị + xạ trị 50 (39,37) 8,28 (2,64 – 25,94) 0,000

Khác 2 (20) 3,19 (0,48 – 21,15) 0,204

Tiến triển bệnh Tốt 17 (8,59) 1

Bình thường 144 (56,69) 13,94 (7,33 – 26,48) 0,000 Xấu đi 47 (81,03) 45,49 (14,32 – 144,53) 0,000 Tác dụng phụ

khi điều trị

Ít 19 (23,46) 1

Trung bình 46 (22,22) 0,93 (0,51 – 1,72) 0,822 Nhiều 143 (64,41) 5,91 (3,16 – 11,05) 0,000

Nhận xét:

Bảng 3.11 trình bày mối liên quan giữa các loại ung thư và quá trình điều trị đến tình trạng lo âu của bệnh nhân. Kết quả cho thấy các yếu tố loại ung thư, giai đoạn bệnh, thời gian được chẩn đoán, phương pháp điều trị, tiến triển bệnh, tác dụng phụ gặp phải liên quan đến tình trạng lo âu của đối tượng nghiên cứu là có ý nghĩa thống kê. Theo đó, nhóm ung thư vú là có xác suất bị lo âu cao nhất, gấp 7,96 lần so với ung thư đầu cổ, những bệnh nhân có giai đoạn bệnh nặng hoặc trung bình cũng có nguy cơ mắc lo âu cao hơn nhóm mắc ung thư ở giai đoạn nhẹ, nhóm có thời gian chẩn đoán và điều trị lớn hơn 6 tháng có nguy cơ bị lo âu cao hơn 2,15 lần so với nhóm đã được chẩn đoán với thời gian ngắn hơn. Trong tất cả các phương pháp điều trị, nhóm đã được phẫu thuật kết hợp xạ trị có nguy cơ mắc lo âu cao nhất, gấp 16,37 lần so với nhóm mới chỉ phẫu thuật. Bên cạnh đó, những bệnh nhân có tiến triển bệnh xấu, gặp nhiều tác dụng phụ khi điều trị cũng có nguy cơ bị lo âu cao hơn so với nhóm tiến triển bệnh tốt, gặp ít tác dụng phụ (p<0,001).

Bảng 3.12. Mối liên quan giữa các yếu tố về môi trường bệnh viện đến tình trạng lo âu của bệnh nhân (phân tích đơn biến)

Đặc điểm đối tƣợng NC Lo âu n (%)

OR

95% CI p

Ảnh hưởng từ lo âu của BN

khác

Ít 14 (6,48) 1

Trung bình 100 (51,55) 15,35 (7,57 - 31,12) 0,000 Nhiều 93 (94,90) 268,37 (33,13 – 1000,0) 0,000

Cở sở vật chất của BV

Vừa phải 18 (33,33) 1

Đầy đủ 5(55,56) 2,5 (0,57 – 10,79) 0,204 Thiếu thốn 185(41,39) 1,41 (0,78 – 2,57) 0,255 Thái độ phục

vụ của NVYT

Tốt 151 (36,04) 1

Trung bình, kém 57 (62,64) 2,98 (1,84 – 4,81) 0,000 Niềm tin vào

thầy thuốc

Tin tưởng 187 (38,56) 1

Không tin 20 (83,33) 8,37 (2,76 – 25,34) 0,000

Nhận xét: Bảng 3.12 trình bày mối liên quan giữa các yếu tố về môi trường bệnh viện đến tình trạng lo âu của bệnh nhân. Kết quả cho thấy các yếu tố ảnh hưởng từ lo âu của bệnh nhân khác, thái độ phục vụ của nhân viên y tế và niềm tin vào thầy thuốc liên quan đến sự lo âu của người bệnh là có ý nghĩa thống kê. Những người bị ảnh hưởng từ lo âu của người bệnh khác ở mức độ trung bình có nguy cơ mắc lo âu cao hơn 15,35 lần so với những bệnh nhân ít bị ảnh hưởng, đặc biệt những đối tượng bị ảnh hưởng nhiều từ nỗi lo của người khác có khả năng bị lo âu cao gấp 268,37 lần so với đối tượng ít bị ảnh hưởng (p<0,001). Những bệnh nhân cho biết thái độ phục vụ của nhân viên y tế trung bình có nguy cơ bị lo âu cao gấp

2,98 lần so với những người phản hồi thái độ phục vụ của nhân viên y tế là tốt. Bên cạnh đó, những đối tượng không có niềm tin vào thầy thuốc có nguy cơ lo âu cao hơn 8,37 lần so với người bệnh tin tưởng (p<0,001). Chưa tìm thấy mối liên quan giữa yếu tố cơ sở vật chất của bệnh viện với tình trạng lo âu của bệnh nhân.

Bảng 3.13. Các yếu tố liên quan đến tình trạng lo âu của người bệnh (phân tích đa biến)

Đặc điểm đối tƣợng NC OR (95% CI) p

Trình độ học vấn

Sau đại học 1

Phổ thông 5,61 (1,78 - 17,69) 0,003

Đại học 1,58 (0,92 - 2,73) 0,097

Nghề nghiệp

Cán bộ nhà nước 1

Nông dân 2,06 (0,98 – 4,32) 0,055

Loại ung thƣ

Đầu – cổ 1

Phổi 2,14 (0,89 – 5,16) 0,089

Vú 1,76 (0,89 – 3,46) 0,103

Giai đoạn bệnh Nhẹ, chưa di căn 1

Nặng, di căn nhiều 2,14 (0,89 – 5,16) 0,089

Tiến triển bệnh

Tốt 1

Bình thường 7,35 (3,96 – 13,65) 0,000 Xấu đi 16,63 (6,47 – 42,72) 0,000 Tác dụng phụ khi

điều trị

Ít 1

Trung bình 1,89 (0,89 – 4,01) 0,093

Nhiều 2,33 (1,09 – 4,96) 0,028

BHYT

Có 1

Không 5,26 (2,04 – 13,59) 0,001

Nhận xét: Bảng 3.13 là kết quả phân tích hồi quy đa biến về mối liên quan giữa các đặc điểm của đối tượng nghiên cứu với tình trạng lo âu của họ. Biến phụ thuộc là lo âu và các biến độc lập được đưa vào mô hình thuộc nhóm đặc trưng nhân khẩu học và đặc điểm tình trạng bệnh. Kết quả của mô hình hồi quy đa biến (bảng 3.13) cho thấy: nếu như các yếu tố trong mô hình không đổi thì người bệnh có trình độ phổ thông có nguy cơ bị lo âu ở cao gấp 5,61 lần so với bệnh nhân có trình độ sau đại học (p<0,05). Nhóm bệnh nhân có tiến triển bệnh bình thường có nguy cơ bị lo âu cao gấp 7,53 lần so với nhóm bệnh nhân có tiến triển tốt, đặc biệt những đối tượng có tiến triển bệnh xấu có khả năng mắc lo âu cao gấp 16,63 lần so với nhóm có tiến triển tốt và cả 2 kết quả này đều có ý nghĩa thống kê (p<0,001). Những bệnh nhân gặp nhiều tác dụng phụ khi điều trị có nguy cơ bị lo âu cao gấp 2,33 lần so với những bệnh nhân gặp ít tác dụng phụ (p<0,05). Đặc biệt những người không có bảo hiểm y tế có xác suất mắc lo âu cao gấp 5,26 lần so với những người có bảo hiểm y tế, (p=0,001 và 95% CI=2,04 – 13,59).

Một phần của tài liệu TÌNH TRẠNG LO ÂU VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TRÊN BỆNH NHÂN UNG THƯ ĐIỀU TRỊ TẠI TRUNG TÂM UNG BƯỚU – BỆNH VIỆN BẠCH MAI NĂM 2015 (Trang 48 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(91 trang)