I. NHƯ CẦU VỀ CON CÁI
4. Về việc vạch ra nhu cầu con cái
Ý nghĩa thực tiễn của nhiệm vụ này là ờ chỗ, chỉ ra những đặc điểm thể hiện nhu cầu về con cái ở những nhóm nghề nghiệp- xã hội và giới tính- lứa tuổi khác nhau, ở các kiểu nhàn cách khác nhau. Đ iều không kém quan trọng là phải phát hiện ra ngưỡng tâm lí giữa sự ít con và nhiều con , nghĩa là phải vạch ra, với số lượng trẻ con trong gia đình là bao nhiêu thì bắt đầu có sự thể hiện rõ rệt những khác biệt trong sự đánh giá và quan hệ đối với chúng, trong sự tri giác và đánh giá của cha mẹ về các hoàn cảnh sống có liên quan với việc sinh đẻ và giáo dục con.
Đ ể giải quyết những nhiệm vụ quan trọng đó cần phải tìm dược những cách thức vạch ra sự có mặt cùa nhu cầu về con cái ở cá nhân, ví dụ thông qua các phản ứng, tình cảm , phán đoán, hành vi, sự đánh g iá ... Các nhà tâm lý học dân số đã nhiều lần đi sâu vào vấn đề này nhưng chưa giải quyết được nó. Trước hết, nên nhắc lại luận điểm đã được V .A .B êlôva nêu ra: nhu cầu về con cái không được thoả mãn gắn với trạng thái cảm thấy thiếu tiện nghi, trạng thái không cân bằng của th ế giới bên trong nhân cách. Từ đây, xuất hiện khả năng xác định nhu cầu về con cái thông qua hệ thống những rung cảm của cá nhân về sự bất tiện khi nhu cầu về con cái chưa được thoả mãn (6).
TRÁN TRỌNG THÙV Từ những phán đoán cùa V .A .B ôrixôv có thể vạch ra một con đường khác dể chỉ ra những nhu cầu về con cái- thông qua sự lựa chọn thứ tự thoả mãn nhu cầu. “V ì nhu cầu là kích thích cùa hành vi, nên việc cắt nghĩa hành vi có nghĩa là cắt nghĩa trước hết sự lựa chọn của con người”(10). Tuy nhiên tư tưởng lí luận này chưa được kiểm tra trong thực tế. Mặt khác tác già cũng ch o rằng, dưới dạng sỏ' lượng nhu cầu về con cái có thổ được biểu hiện thông qua các chỉ số về số con lý tường và sô' con m ong m uốn. Nếu tư tưởng vừa nói ờ trên là đúng trong một mức độ nào đó với sô' con m ong muốn (có thể xem nó là sự phản ánh đặc sắc về nhu cầu của con cái), thì điều kiện đó không thể nói về số con lý tưởng được. Số con lý tường đƯỢc hình thành dưới ảnh hưởng của chuẩn mực về sô con đang thịnh hành trong xã hội và chỉ có thông qua nó mới có thể được gắn với nhu cầu về con cái.
Trong m ột tác phẩm của mình, A .I. A ntônỏv cũng là phát biểu tư tưởng ch o rằng, chỉ có sự đo lường tin cậy về các tâm thế và các động cơ sinh đẻ mới cho ta một biểu tượng về nhu cầu con cái thực sự. Quan điểm này đã bị một loạt những nhà nghiên cứu phản đối. Thật ra, tâm thế sinh đẻ là một trong những hình thức thể hiện phức tạp nhất của thái độ đối với con cái, bởi vì nó phản ánh trong mình không chỉ nhu cầu về con cái m à còn cả toàn bộ những biểu tượng về con cái thực tế đ ích thực đang quy định hành vi sinh đẻ (xem phần tiếp th eo). Từ đây chúng ta có thể rút ra kết luận là, không thể xem tâm thế sinh đẻ là một côn g cụ đo lường tin cậy đối với nhu cầu về con cái.
TÄM LY HỌC DÃN số
Các động Cơ sinh đẻ cũng không thuận tiện cho việc đo lường nhu cầu về con cái. Chúng có bàn chất hai mặt: hoặc là những hoàn cảnh bên ngoài được cá nhân chấp nhận (tiêu chuẩn về số con, các truyền thống về sinh đẻ, các điều kiện sông) và khi đó chúng biểu hiện như là các động cơ có nguồn gốc xã hội cùa nhu cầu về con cái, hoặc hiện diện như là sự biện hộ cho hành vi sinh đẻ do cá nhân thực hiện, và khi đó chúng biểu lộ trong vai trò của một cơ chê tự vệ tâm lý. N goài ra, các động cơ sinh đẻ, mang trong mình tải trọng của toàn bộ kinh nghiệm và hoàn cảnh sống đang chi phối cho hành vi sinh đẻ trong lúc này. Tất cả những điều đó tỏ rõ rằng các động cơ không thuận tiện cho việc mô tả nhu cầu về con cái, và không thể đổng ý với ý kiến của A.I A ntônôv cho rằng: Cấu trúc các nhu cầu về con cái có thê được hình dung dưới dạng ba cấp độ động cơ sinh đè- kinh tê - xã hội và tâm lý.
Cứ cho là bỏ qua thiếu sót nêu trên, chúng ta hãy thử đo nhu cầu về con cái bằng các động cơ sinh đẻ. Trong trường hợp này chúng ta đã đồng nhất một cách đơn giản một hiện tượng tâm lý này với một hiện tượng tâm lý khác. V ậy khi ấy những khác biệt chức năng, đặc sắc của chúng là ở chỗ nào?
R õ ràng, những ý. định biểu đạt một hiện tượng tâm lí này thông qua một hiện tượng tâm lí khác không làm sáng tỏ thêm được bàn chất của vấn để.
Sau này ( ỉ 980), A.I. A ntônổv đã đưa sự giải thích có cơ sở tâm lí học về nhu cầu như là kết quà cùa những mâu thuẫn giữa cá nhân và xã hội. Đ úng là mâu thuẫn là sự kích thích mạnh mẽ của sự phát triển nhu cầu. Nhưng cần thấy rằng, đây chỉ là một bước tiến trước khi tới chỗ vận dụng thành côn g
TRÁN TRỌNG THỦY
luận điểm này để đo nhu cầu về con cái thông qua phạm trù
“mâu thuẫn”, còn bước tiến đó vẫn chưa được thực hiện.
Tóm lại, việc đổng nhất nhu cầu về con cái với các cấu tạo tâm lý khác, được hình thành trên cơ sở của nó, nhưng không phải là nó - là không hợp lí. Ví dụ, như có tác giả đã đặt dấu bằng giữa nhu cầu về con cái và nguyện vọng muốn có một sỏ' con nhất định, và thường là số lượng nhất định về con trai hoặc con gái.
Nhu cầu về con cái và nguyện vọng muốn có một sô' con nhất định là những cấu tạo tâm lý khác nhau. Nguyện vọng nảy sinh trên cơ sở nhu cầu, nó là một trong những phương thức biểu hiện của nhu cầu- mầu sắc xúc cảm, bao gồm yếu tA' ý chí, thái độ của cá nhân đối với khách thể của nhu cầu.
Nguyện vọng - đó là một động cơ đậc biệt của hành động, được đặc trưng bời tính tự giác của nhu cầu đang được nảy sinh; nguyện vọng bộc lộ với tư cách là một thành tố quan trọng nhất của sự phát triển hành động ý chí. Nhu cầu về con cái có thể được biểu hiện cả dưới hình thức tích cực và cụ thể, nghĩa là dưới hình thức nguyên vọng muốn có một số con này nọ, lẫn cả dưới hình thức thụ động không rõ ràng, nghĩa lù mang tính chất khái quát và không được biểu hiện ở một lượng con xác định. Thường thì loại nhu cầu này không được biểu đạt về số lượng, nên không thể hiện nó bằng những đơn vị đo lường được, cũng giông như không thể đo nhu cầu của con người bằng tình yêu, bàng sự tôn trọng của những người xung quanh vậy.
Thường thì nhu cầu và nguyện vọng tách riêng: nhu cầu có, nhưng nó không được hình dung trong ý thức dưới dạng
TÂM LÝ HỌC DÂN số
nguyện vọng, nghĩa là không được thể hiện một cách tích cực và cụ thể. Nếu nói đến sự kích thích việc sinh đẻ, thì ý nghĩa lâm lí của nó chính là ờ chỗ: làm sao cho nhu cầu về con cái tồn tại một cách tiềm tàng ở đa số người “chuyển” thành nguvện vọng có một số con xác định bằng sự tác động vào ý thức và tâm thê của họ.
Nhìn chung, nội dung tâm lí- xã hội của nhu cầu về con cái còn ít được nghiên cứu. Còn khá phổ biến những quan điểm sai lầm về bản chất sinh học của nhu cầu con cái, về tính bất biến của nó. Điều này được cắt nghĩa bời sự thiếu sót trong việc nhận thức các quy luật sinh học và xã hội của sự phát triển nhân cách, bởi sự ít nghiên cứu về các giai đoạn xã hội - tích cực trong cuộc đời con người so với những thời kỳ đầu trong sự phát triển của nó. Đổng thời ý nghĩa khoa học và thực liễn cùa mặt này trong hệ thống các vấn đề của tình trạng sinh đẻ chưa được đánh giá cao.