Vãn đề này chưa được để cập một cách đầy đủ trong các tài liệu lâm lí học dân số. Chỉ có một vài phán đoán riêng lẻ.
Tư tường chung của những phán đoán dó là, tâm thế sinh đc có mang một lực kích thích và do đó có khả nãng ảnh hưởng đến tỷ lệ sinh đẻ. Từ đây nảv sinh luận đề: bằng cách tác động vào tâm thế sinh đẻ, có thể làm thay đổi động cơ sinh đẻ và nhu cầu vé con cái. Liên quan đến điều này một vài tổ hợp các chỉ số của tâm thế đối với số con trong gia đình đã được thảo luận.
Ví dụ, V.A. Bôrixôv đã kết luận một cách hoàn toàn có cơ sờ rằng: Nếu sô' con hiện có trong gia đình hoàn toàn trùng hợp với số con mong muốn, thì sự kích thích vật chất đối với việc sinh đẻ sẽ không có kết quả (10).
Như một số nhà nghiên cứu đã quan niệm, nguyện vọng muốn đạt tới một con số lý tưởng trong gia đình sẽ điều khiển hành vi sinh đỏ của gia đình và cá nhân. Nhưng theo quan điểm của tâm lý học thì không có thể có ý kiến thống nhất về điều đó được. Tiềm năng tâm lý của số con lý tưởng trên bình diện kích thích hành vi sinh đẻ của cá nhân có thể bị thay đổi tuỳ thuộc mức độ tác động khắt khe của tiêu chuẩn sinh đẻ, về phần mình thì điều này lại phụ thuộc vào một loạt các nhân tố khách quan: Các chỉ số của tỉ lệ tử vong, các vai trò kinh tế - xã hội cùa trẻ em trong gia đình, sự quan tâm của gia đình và xã hội vào việc duy trì các tiêu chuẩn này...
Cần phải thấy rằng, trong điều kiện mô hình ít con được phổ biến rộng rãi thì số con lý tưởng, mặc dù lớn hơn số con mong muốn và thực tế ít nhiều, song không có ảnh hưởng tâm T£ M LÝ HỌC OÁN s ố---
TRẤN TRỌNG THÚY
lý Cơ bản đến tỷ lệ sinh đè. Vậy nhận định đó được dựa trên cơ sờ nào? Vấn đề là ở chỗ, biểu tượng về một gia đình lý tưởiig được hình thành trong ý thức không chỉ dưới ành hưởng cùa toàn bộ các nhân tố xã hội, như các nhà nghiên cúu đã nhiỊn xét một cách chính xác. Nó có thể được hình thành theo sư (tồ của cơ chế “tự vệ” và biện minh trong ý thức của con người cho trật tự đang tồn tại của các sự vật, làm cho khớp với các hoàn cảnh sống. Thực sự thì đại lượng trung bình của số con [ý tưởng trong gia đình, mà ngày nay các nhà nghiên cứu phát hiện, đã được rút ra từ đâu? Một mặt, nó có thể nảy sinh dưới ảnh hưởng của tiêu chuẩn về số con trước đây, nghĩa là được thể hiện như là một hiện tượng còn sót lại, như là một “âm hường” của các thời đại đã qua. Mặt khác, đại lượng này đựưc quy định bởi ảnh hưởng của những điều kiện kinh tế - xã hội đang tác động, chúng làm giảm nhiều hơn là tăng đại lượng này. Đổng thời xu thê' gia đình có ít con hiện đại ảnh hưởng đến con người ngày càng rõ rệt.
Chúng ta hãy chú ý đến mối liên hệ qua lại của số con lí tưởng trong gia đình và số con hiện có, được phát hiện trong một loạt các công trình nghiên cứu. Ví dụ: theo tài liêu của V.A. Bêlôva thì tỉ lệ phụ nữ của các nước cộng hoà khác nhau của Liên Xô có sô' con lý tường trong gia đình trùng hợp với con hiện có là từ 16,3 đến 27,6%; trong khi tỷ lệ các phụ nữ có số con lí tường ít hơn số con hiện có chỉ dao động trong khoảng từ 3,1 đến 12,1% (9). Xu hướng của sự phụ thuộc này, được phát hiện giữa con số lý tưởng và sô' con hiện có trong gia đình, có thể được cắt nghĩa bằng những cách khác nhau: Số con lí tưởng trong gia đình ảnh hường đến số con hiện có, và
TÂM LÝ HỌC DÂN số
ngược lại. Trong những điều kiện hiện đại, trong một mức độ nhất (tịnh sô con hiện có “lắp” số con lý tường cho khớp vào mình. Chức năng tâm lý của số con lí tường được vạch ra trong các cuộc thãm dò, bộc lộ như là chức năng “tự vệ” trong những điều kiện đã được hình thành. Điều này được thể hiện ở chỗ, chỉ số ước lệ này được cá nhân hạ thấp một cách ít nhiều cỏ ý thức và làm cho phù hợp với bức tranh của hiện thực.
Có thể giải thích theo quan điểm tâm lí học về xu hướng
“lắp cho vừa” số con lí tưởng trong gia đình với số con thực tế nCu ờ trên. Chính việc nêu ra số con khá lớn trong gia đình lý tưởng có nghĩa là con người đã tạo ra cho mình một sự căng thẳng tâm lý bổ sung. Cái lý tưởng được nói ra- đó là một chỉ số độc đáo của tính sẩn sàng tiếp nhận một cách bình thản những hậu quả của hành vi sinh đẻ của mình.
Trong những điều kiện xã hội - nhân khẩu khác thì số con lý tưởng (nếu nó con cao hơn số con thực tế) có khả năng gây tác động kích thích đến hành vi sinh đẻ, nghĩa là “kéo” số con hiện có trong gia đình vào phía mình. Điều này có thể xảy ra trong trường hợp thực hiện chính sách dân số tích cực, nhằm nAng cao tỷ lệ sinh đẻ và trong trường hợp dư luận xã hội rộng rãi có lợi cho việc tăng số con trong gia đình. Chẳng hạn, không loại trừ rằng, sau khi ở một số nước cộng hoà thuộc Liên Xô (Extôni, Latvia, Litva) chỉ số sinh đẻ bị hạ thấp đến tôi ihiểu một cách báo động thì dư luận xã hội đã thay đổi mạnh mẽ sự định hướng cùa mình theo hướng có lợi cho việc nAng cao tỷ lệ sinh đè. Khi đó số con lý tưởng trong gia đình chứa một tiềm năng tâm lý mạnh mẽ, có ảnh hưởng tới tiến trình của các sự kiện dân số.