Ở đây chúng ta sẽ xem xét việc nghiên cứu tâm thế về sô con trong gia đình, tâm thế vé việc sinh đẻ theo một trình tự xác định, tâm thê về giới của đứa trẻ.
a. N g h iên cứu tâm thê vé s ó co n tro n g g ia đ ỉn h
Trong việc nghiên cứu loại tâm thế này, người ta thường đề cập đến các chỉ số: số con lý tưởng, số con mong muốn, sô con chờ đợi, số con được hoạch định, số con thực tế.
Sự chênh lệch giữa số con được hoạch định và số con thực tế trong gia đình được giải thích như là chỉ số của những biên thicn mong đợi (dương tính hoặc âm tính) trong cuộc sông của con người, nếu xem sự xuất hiện của những đứa con mới là thứơc do của những biến đổi này. Sự chênh lệch giữa sô con mong muốn và số con được hoạch định nói lên mức độ
“sức ép” của hoàn cảnh sống cá nhân (các điều kiện sinh hoạt - vật chất, tuổi tác và sức khoẻ, và tính chất hoạt động sản xuất, các hứng thú...). Tương quan giữa số con được hoạch định và sô con lí tưởng trong gia đinh nói lên sự chênh lệch giữa xu hướng chung của cá nhân- được chi số đầu phản ánh, và hệ thống các định hướng giá trị - được số con lý tưởng biểu đạt. Sự sai khác giữa số con lí tưởng và số con hoạch định chỉ ra rằng những ý định cuả cá nhân bất đồng với các biểu tượng về tiêu chuẩn xã hội đến mức nào. Bằng cách đỏi chiêu số con lý tường với số con mong muốn, chúng ta đã vạch dược các chuẩn mực xã hội bất đồng với những ưa thích của cá nhân đến mức nào.
TRÁN TRỌNG THỦY
Khi chú ý đến mối tương quan giữa các chỉ sỏ khác nhau của tâm thế về số lượng con cái, có thể rút ra kết luận về mức độ căng thẳng bên trong của nó, và do đó, cả vể nhân cách- chủ thể của tâm thế. Sự trùng hợp của các chỉ sô' về các thành phần khác nhau của tâm thế không nhất thiết phải chứng tỏ
v ề sự hài hoà của nó và, ngược lại, sự không trùng hợp cùa các chỉ số- v ề sự không hài hoà. Chính sự đứt đoạn nào (tó trong các chỉ số của tâm thế SHìh đẻ là hoàn toàn tự nhiên, ví dụ, khi con người còn chưa kết thúc hành vi sinh đẻ của mình và muốn có con nhiều hơn so với kế hoạch về một triển vọng gần nhất. Nếu trong việc thực hiện các kế hoạch không gặp trở ngại, nếu cá nhân thực hiện chúng một cách liên tục, thì không có sự mất hài hoà. Hoặc chẳng hạn như thế này: một người đang ở tuổi để hoàn tất hành vi sinh đè đã thực hiện các ý định của mình. Nhưng vẫn không đạt được số con lí tưởng. Trong trường hợp này có thể cho rằng tâm thế cùa người ấy không hài hoà được hay không? Chỉ xem là như vậy, nếu lí tưởng không đạl được làm cho cá nhân bất an như thế nào đó.
Như vậy, chúng ta chỉ có thể nói đến sự hài hoà hay không hài hoà của tâm thế sinh đẻ khi nào ta biết được con người đối xử như thế nào đối với cái mà họ cho là quy mô lí tường cùa gia đình, đối xử như thế nào đối với các kế hoạch không được thực hiện của mình. Nhưng đến nay các nhà nghicn cứu vẫn chưa đặt vấn đề trên bình diện như thế.
Những thông tin về tâm thế sinh đẻ của các kiểu gia đình và nhân cách riêng lẻ cũng rất cần thiết.
tAmlýhọc dãn số
b. Tâm th ê đ ố i với việc sin h con th eo m ộ t trìn h tự xác định
Ở đây nên vạch rõ: khi nào đẻ đứa con đầu là tốt nhất;
khoảng cách giữa các lần đẻ; khi nào đẻ đứa con út là tốt nhất;
sự thoả mãn về số con hiện có, thái độ đối với việc mang thai (nó đã bắt đẩu nhanh hay muộn htm so với dự định, nó là mong muốn hay không mong muốn). Trong lĩnh vực này cần tính đến không chỉ các tài liệu kinh nghiệm (đặc biệt, kết quả cùa các nghiên cứu cụ thể). Đồng thời cần cố gắng làm sao để những thông tin như thế trở nên có nội dung theo quan điểm cùa tâm lí học. Muốn vậy, ví dụ nên “giải mã” chúng bằng các cAu hỏi bổ sung được đưa vào anket nhằm vạch ra tại sao con người lại giữ ý kiến đó, họ đạt được cái gì nhờ một chiến lược sinh đẻ có lựa chọn, họ có cho chiến lược đó là chấp nhận được chỉ đối với mình hay đối với tất cả mọi người hay không, họ ùng hộ chiến lược đó một cách tự nguyện hay cưỡng bức...
c. Tâm th è về đứ a con th u ộ c m ột g iớ i x á c đ ịn h
Các nhà nghiên cứu Xô viết đã vạch ra loại tâm thế này.
Đặc biệt họ đã làm sáng tỏ, khi có tâm thế về hai đứa con trong gia đình thì bắt đầu xuất hiện nguyện vọng muốn có đứa thứ hai là gái nếu đứa đầu là trai, và ngược lại. Trong công trình nghiên cứu “Matxcơva 78”, 74% số người được hỏi đã cho nguyện vọng muốn có đứa con thuộc giới khác (so với đứa con đầu) là nguyên nhân của lần sinh thứ hai. Ở các cô dâu và chú rê tương lai của thành phố Kiev cũng cho thấy rằng tâm thế về sự kết hợp “trai- gái” là hợp thời, hơn nữa kiểu kết hợp này được mong muốn nhiều hơn 4 đến 7 lần so với kiểu kết hợp “gái- gái” (12).
TRẨN TRỌNG THỦY
Xin dẫn ra một số kết quả nghiên cứu về tâm thế sinh đè.
Theo sáng kiến của các nhà dân số học, xã hội học và lâm lí học người ta thực hiện việc nghiên cứu nhiều mặt về vấn đề này của tâm lí học dân số. Nhưng phải thấy rằng, phần lén các công trình đó đều mang tính chất mô tả và không rút ra rshững kết luận thực tiễn. Tinh trạng này kéo dài là do chưa có uột ý kiến thống nhất về vấn đề có cần phải can thiệp như thê nào đó vào cơ cấu sinh đẻ hiện đại hay không, và bây giờ, khi mồ'i hoài nghi về vấn đề đó đã được gỡ bỏ, thì vẫn chưa hình dung được là nên làm việc đó như thế nào.
Một số vấn đề của tâm lí học về tâm thế sinh đẻ đã được nghiên cứu một cách chưa đầy đủ. Ví dụ, ờ Liên Xô cho đến nay còn có rất ít các công trình về các tâm thế sử dụng các biện pháp tránh thai (trừ việc thống kê sử dụng các biện pháp đó), về các tâm thế đối với thời hạn sinh đứa con thứ hai.
Trong những năm sau này, trên sách báo cùa Liêi Xô, người ta thấy có bước chuyển biến trong việc hiểu biết 'ể vân đề các tâm thế sinh đẻ. Tác phẩm “Xã hội học về tình trạng sinh đẻ” của A.I. Antônôv đã giữ vai trò quan trọng trong lĩnh vực này.