II. Các nghiệp vụ phát sinh thành 1/N+1
4. Lập BCTC hợp nhất tại 31/12/N+1 (Bổ sung)
+ Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu 17.000 x 80% = 13.600 Nợ LN sau thuế chưa PP 3.000 x 80% = 2.400 Nợ BĐS đầu tư 1.000
Nợ Lợi thế thương mại 1.200
Có Đầu tư vào công ty con 18.000 Có Lợi ích CĐ KSS 200
+ Nợ Vốn đầu tư của chủ sở hữu 17.000 x 20% = 3.400 Nợ LN sau thuế chưa PP 3.000 x 20% = 600 Có lợi ích CĐ KSS 4.000
- Điều chỉnh đã thực hiện năm N
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa PP 100 Có Hao mòn lũy kế BĐS đầu tư 100 Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa PP 120
Có Lợi thế TM 120 - Điều chỉnh cho năm N+1
Nợ Giá vốn hàng bán 100
Có Hao mòn lũy kế BĐS đầu tư 100 Nợ Chi phí QLDN 120
Có Lợi thế TM 120
Lưu ý: Có thế ghép 2 nhóm bút toán điều chỉnh trên
Ví dụ 14.2 Yêu cầu 1
+ Giá phí hợp nhất kinh doanh và lợi thế thương mại…. đã tính ở ví dụ 12.3.
+ Các bút toán hợp nhất như sau ( đơn vị tính: triệu đồng)
a. Điều chỉnh giá phí khoản đầu tư trước đây vào công ty con theo giá trị hợp lý tại ngày mua:
Nợ đầu tư vào công ty con: 25.000
Có Doanh thu hoạt động tài chính: 25.000
b. Loại trừ khoản đầu tư của công ty mẹ vào công ty con
Nợ Vốn góp của chủ sở hữu (50.000 x 80%) 40.000 Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (90.000 x 80%) 72.000
Nợ Bất động sản đầu tư 50.000
Nợ Lợi thế thương mại 128.000
Có Đầu tư vào công ty con 280.000
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát 10.000
c. Tách lợi ích cổ đông không kiểm soát
Nợ Vốn góp của chủ sở hữu (50.000 x 20%) 10.000
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (90.000 x 20%) 18.000
Có Lợi ích cổ đông không kiểm soát 28.000
Tổng Lợi ích cổ đông không kiểm soát sau 2 bút toán trên là 38.000 d. Điều chỉnh khấu hao BĐS đầu tư
Nợ Giá vốn hàng bán 5.000 Có hao mòn BĐS đầu tư 5.000 e. Phân bổ lợi thế thương mại
Nợ chi phí QLDN 12.800
Có Lợi thế thương mại 12.800 f. Bút toán kết chuyển:
Điều chỉnh kết quả kinh doanh HN = 25.000 – 12.800 – 5.000 = 7.200 Nợ Lợi nhuận sau thuế (BCKQHĐKD) 7.200
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (BCĐKT) 7.200 Lưu ý:
Bút toán kết chuyển thường được ghi nhận 1 lần trên cơ sở tổng hợp toàn bộ ảnh hưởng của việc xử lý hợp nhất
+ Yêu cầu 2 (Học viên tự thực hiện, xem thêm ví dụ 14.1) Chủ đề 15: Xử lý các giao dịch nội bộ khi lập BCTC hợp nhất Tham khảo: Chuẩn mực 25, TT 202, TT 161...TT244
Ví dụ 15.1
Lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ của tập đoàn được xác định như sau: Lãi chưa thực hiện = 1.000 – 600 = 400
Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ, xóa doanh thu và giá vốn giao dịch nội bộ như sau:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.000
Có Giá vốn hàng bán 600
Có Hàng tồn kho 400
Xóa số dư công nợ trong nội bộ tập đoàn
Nợ Chỉ tiêu “Phải trả cho người bán ngắn hạn/dài hạn” 1.100
Có chỉ tiêu “ Phải thu của khách hàng ngắn hạn/dài hạn” 1.100
Xác định và ghi nhận tài sản thuế TNDN hoãn lại - Giá trị ghi sổ của HTK: 600
- Cơ sở tính thuế của HTK: 1.000
- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 400 - Tài sản thuế TNDN hoãn lại: 400 x 20% = 80
Bút toán:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 80
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại 80 Lưu ý:
(1). Đây là bút toán điều chỉnh để lập BCTC hợp nhất năm N. Để hiểu rõ thêm về hợp nhất BCTC cần xử lý tiếp nghiệp vụ này khi lập BCTC hợp nhất năm N+1.
(2). Ngoài ra, kế toán thực hiên bút toán kết chuyển tổng hợp ảnh hưởng của quá trình điều chỉnh đến lợi nhuận hợp nhất.
Bút toán kết chuyển giảm LNST:
Nợ Chỉ tiêu “LNST chưa PP‟ 320
Có Chỉ tiêu “ LN sau thuế TNDN” 320
+ Năm N+1, giả sử công ty con đã bán toàn bộ số hàng tồn kho mua của công ty mẹ ra bên ngoài tập đoàn....
- Bút toán ghi nhận điều chỉnh năm trước - Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa PP 400
Có Hàng tồn kho 400
- Nợ Tài sản thuế TNDN hoãn lại 80 Có Lợi nhuận sau thuế chưa PP 80 - Bút toán Đ/c năm N+1
- Nợ Hàng tồn kho 400
Có Giá vốn hàng bán 400 - Nợ chi phí thuế TNDN 80
Có Tài sản thuế TNDN hoãn lại 80 Ví dụ 15.2
(1). Xử lý khi lập BCTC HN năm X0:
Giá trị hàng mua nội bộ còn tồn tại Công ty con B là 700 triệu đồng. Giá vốn mà Công ty mẹ A mua vào của lô hàng này là 420 triệu đồng (70% x 600 triệu đồng).
Lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho cuối kỳ được xác định như sau: 700 – 420 = 280.
Bút toán loại trừ:
Nợ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.000
Có Giá vốn hàng bán 720
Có Hàng tồn kho 280
Xác định và ghi nhận thuế TNDN hoãn lại:
- Giá trị ghi sổ của HTK: 420 - Cơ sở tính thuế của HTK: 700
- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 280 - Tài sản thuế TNDN hoãn lại: 280 x 20% = 56 Kế toán ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 56
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại 56
Nếu chỉ có giao dịch này thì kèm theo bút toán kết chuyển tổng hợp giảm lợi nhuận của tập đoàn trên BCĐKT và BCKQ hợp nhất Nợ LN sau thuế chưa PP – Bảng CĐKT …. 224
Có LN sau thuế TNDN – Trên BCKQ ….. 224
2. Giả sử sang năm N+1 toàn bộ 70% số hàng còn lại mà Công ty B mua của Công ty mẹ A đã được bán ra ngoài Tập đoàn. Kế toán công ty B ghi nhận để lập báo cáo tài chính riêng: Nợ TK 632 700.000 Có TK 156 700.000 Trên phương diện Tập đoàn, số hàng này chỉ có giá gốc là 420 triệu đồng do đó, kế toán phải ghi giảm giá vốn hàng bán đi 280 triệu đồng. * Bút toán loại trừ lãi chưa thực hiện trong giá trị hàng tồn kho đầu kỳ khi hàng tồn
kho được mua từ Công ty mẹ A đã được bán trong kỳ như sau: Nợ chỉ tiêu “Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối“ 280
Có “Giá vốn hàng bán” 280
* Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong kỳ trước đã được hoàn nhập trong kỳ này khi hàng đã được bán ra ngoài tập đoàn, kế toán ghi: Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại 56
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 56
* Thực hiện bút toán kết chuyển ảnh hưởng của việc ghi giảm GVHB cuối kì Nợ Chỉ tiêu Lợi nhuận sau thuế TNDN” 224 Có chỉ tiêu “ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối” 224 Lưu ý: (1).
Nếu hiểu theo logic là vì nghiệp vụ bán hàng tồn kho nội bộ ảnh hưởng đến việc lập BCTC HN của 2 năm thì có thể chia bút toán điều chỉnh giảm giá vốn hàng bán như sau:
1. Ghi nhận điều chỉnh giảm hàng tồn kho và lợi nhuận chưa thực hiện khi lập BCTC hợp nhất năm trước:
Nợ Chỉ tiêu “ LN sau thuế chưa phân phối” 280 Có chỉ tiêu “Hàng tồn kho” 280
Vì hàng tồn kho đã bán, có lãi nội bộ trong giá vốn nên cần loại trừ lãi nội bộ trong giá vốn năm hiện hành:
Nợ Chỉ tiêu “Hàng tồn kho” 280
Có chỉ tiêu “ Giá vốn hàng bán” 280
(Ghi chú: Sau 2 bút toán này chỉ tiêu hàng tồn kho trên BCTC hợp nhất không bị ảnh hưởng vì hàng tồn kho mua bán nội bộ đã được bán ra ngoài tập đoàn)
2. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại trong kỳ trước đã được hoàn nhập trong kỳ này khi hàng đã được bán ra ngoài tập đoàn, kế toán ghi:
1. Ghi nhận tài sản thuế hoãn lại đã ghi nhận để lập BCTC hợp nhất năm trước Nợ Chỉ tiêu “Tài sản thuế TNDN hoãn lại” 56
Có Chỉ tiêu “LN sau thuế chưa phân phối” 56 2. Hoàn nhập tài sản thuế TNDN hoãn lại do đã bán hàng tồn kho Nợ chỉ tiêu “ Chi phí thuế TNDN hoãn lại” 56
Có chỉ tiêu “ Tài sản thuế TNDN hoãn lại” 56 Ví dụ 15.3
Trường hợp Công ty con bán hàng cho Công ty mẹ
Ngoài các bút toán điều chỉnh đã ghi ở trên, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch bán hàng nội bộ đến lợi ích của cổ đông thiểu số (Sau khi lợi ích cổ đông thiểu số đã điều chỉnh theo báo cáo kết quả kinh doanh của công ty con)
Nợ Lợi ích của cổ đông thiểu số
Có Lợi nhuận sau thuế của cổ đông thiểu số Ví dụ 15.4
Bán TSCĐ trong nội bộ tập đoàn Lời giải yêu cầu 2
- Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N kế toán phải thực hiện các bút toán sau để điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ:
+ Loại trừ thu nhập khác, chi phí khác và điều chỉnh giá trị ghi sổ của TSCĐ, ghi:
Nợ Nguyên giá TSCĐ 500
Nợ Thu nhập khác 500
Có Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ 1.000 + Điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí khấu hao phát sinh trong năm
Chi phí khấu hao phải được điều chỉnh giảm là 100 triệu (Tương ứng 500 triệu lãi gộp bị loại trừ phân bổ cho 5 năm sử dụng còn lại của tài sản cố định), ghi:
Nợ Giá trị hao mòn luỹ kế TSCĐ 100
Có Chi phí quản lý doanh nghiệp 100
+ Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định.
- Giá trị ghi sổ của TSCĐ trên BCTC HN: 2.000 – 1.000 – 200 = 800 - Cơ sở tính thuế trên BCTC riêng: 1.500 – 300 = 1.200
- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 1.200 – 800 = 400 - Tài sản thuế TNDN hoãn lại: 400 x 20% = 80
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 80
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại 80
Chú ý: Có thể tách việc xác định tài sản thuế TNDN hoãn lại:
Ảnh hưởng của việc loại trừ 500 triệu lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định nội bộ đến thuế thu nhập doanh nghiệp là 100 triệu (500 x 20% ), ghi:
Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 100
Có Chi phí thuế TNDN hoãn lại 100
+ Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phát sinh từ việc điều chỉnh ảnh hưởng của chi phí khấu hao.
+ Ảnh hưởng của việc điều chỉnh chi phí khấu hao đến thuế thu nhập doanh nghiệp là 20 triệu (100 x 20%),ghi:
Nợ Chi phí thuế thu nhập hoãn lại 20
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 20
- Khi lập Báo cáo tài chính hợp nhất cho năm tài chính kết thúc ngày 31/12/N+1, kế toán phải thực hiện các bút toán điều chỉnh sau để điều chỉnh ảnh hưởng của giao dịch bán tài sản cố định trong nội bộ.
+ Điều chỉnh giá trị ghi sổ của TSCĐ:
Nợ Nguyên giá TSCĐ 500
Nợ Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 500 Có Hao mòn TSCĐ lũy kế 1.000
(Lưu ý: Bút toán này luôn thực hiện khi lập BCTC hợp nhất các năm sau cho đến khi thanh lý tài sản)
+ Điều chỉnh thuế hoãn lại đã ghi nhận năm N Nợ Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 80
Có lợi nhuận sau thuế chưa PP 80
+ Khấu hao của năm N
Nợ Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ 100
Có Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 100 (KH điều chỉnh cho N)
+ Điều chỉnh chi phí khấu hao trong báo cáo tài chính hợp nhất
Trong Báo cáo tài chính hợp nhất năm N+1, kế toán phải điều chỉnh ảnh hưởng luỹ kế do việc điều chỉnh chi phí khấu hao trong năm N, và khấu hao cho năm N+1 do đó bút toán điều chỉnh sẽ như sau:
Nợ Giá trị hao mòn lũy kế TSCĐ 100
Có Chi phí quản lý doanh nghiệp 100 (KH đ/c cho năm N+1) + Điều chỉnh ảnh hưởng của thuế TNDN hoãn lại phát sinh từ việc loại trừ lãi chưa thực hiện trong giao dịch bán tài sản cố định.
- Giá trị ghi sổ của TSCĐ trên BCTC HN: 2.000 – 1.000 – 200 - 200 = 600 - Cơ sở tính thuế trên BCTC riêng: 1.500 – 300-300 = 900
- Chênh lệch tạm thời được khấu trừ: 900 – 600 = 300 - Tài sản thuế TNDN hoãn lại: 300 x 20% = 60.
Nợ Chi phí thuế TNDN hoãn lại 20
Có Tài sản thuế thu nhập hoãn lại 20
Chủ đề 16: Phân biệt các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kì kế toán năm cần điều chỉnh và các sự kiện không cần điều chỉnh, thực hiện điều chỉnh để lập BCTC
a. Ngày 10/1/N+1, doanh nghiệp bán 10.000 kg hàng hoá A với giá bán 12.000đ/kg, với thông tin này kế toán ước tính lại giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng hoá A ngày 31/12/N là 11.000đ/kg.
- Thông tin này cho thấy việc kế toán ước tính về giá trị thuần có thể thực hiện được tại ngày 31/12 là không phù hợp. Kế toán sử dụng thông tin ước tính tại ngày 10/1 - Doanh nghiệp không phải lập dự phòng cho số hàng hoá A này.
- Kế toán ghi số âm để điều chỉnh sổ kế toán;
Nợ TK 632 (20.000.000) Có TK 229 (20.000.000)
- Nếu doanh nghiệp đã kết chuyển số liệu thì thực hiện điều chỉnh tiếp theo : Nợ TK 911 (20.000.000)
Có TK 632 (20.000.000) - Điều chỉnh chi phí thuế TNDN Nợ TK 821 (8211) 4.000.000
Có TK 3334 4.000.000 Nợ TK 911 4.000.000
Có TK 821 (8211) 4.000.000 - Điều chỉnh lợi nhuận sau thuế TNDN Nợ TK 911 16.000.000
Có TK 421(2) 16.000.000
Lưu ý: Các trường hợp khác, xử lý tương tự
Chủ đề 17: Tính toán ảnh hưởng của các sai sót và xử lý sai sót Tham khảo: Chuẩn mực 29, thông tư 20, TT202, TT 161
Ví dụ: 17.1
1. Nghiệp vụ trên đây được ghi sổ kế toán theo định khoản nào?
Nợ TK 632 160.000 Có TK 156 160.000 Nợ TK 131 220.000
Có TK 511 200.000 Có TK 333 (1) 20.000
2. Do việc doanh nghiệp bỏ sót không ghi sổ kế toán nghiệp vụ này đã làm ảnh hưởng đến các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán và trên BCKQKD như thế nào?
Bảng cân đối kế toán
o Phải thu của khách hàng… sai thiếu 220.000 o Hàng tồn kho sai thừa 160.000 o Thuế các khoản khoản nộp… sai thiếu 28.000 o Lợi chưa phân phối … sai thiếu 32.000
Báo cáo kết quả kinh doanh
- Doanh thu bán hàng… sai thiếu 200.000 - Doanh thu thuần…. sai thiếu 200.000 - Giá vốn hàng bán sai thiếu 160.000 - Lợi nhuận gộp sai thiếu 40.000 - Lợi nhuận từ hđkd sai thiếu 40.000 - Lợi nhuận kế toán … sai thiếu 40.000 - Chi phí thuế TNDN sai thiếu 8.000 - LN sau thuế TNDN sai thiếu 32.000
3. Nêu việc bỏ sót trên được phát hiện vào ngày 30/06/N+1, sau khi báo cáo tài chính năm N được phát hành, kế toán xác định bỏ sót không trọng yếu thì áp dụng thu tục xử lý theo quy định hiện hành như thế nào?
- Theo quy định hiện hành, kế toán ghi bổ sung nghiệp vụ bị bỏ sót này vào sổ kế toán năm N + 1 theo bút toán:
Nợ TK 632 160.000 Có TK 156 160.000 Nợ TK 131 220.000
Có TK 511 200.000 Có TK 333 (1) 20.000
4. Nêu việc bỏ sót trên được phát hiện vào ngày 30/06/N+1, sau khi báo cáo tài chính năm N được phát hành, kế toán xác định bỏ sót là trọng yếu thì áp dụng thu tục xử lý theo quy định hiện hành như thế nào?
* Theo quy định hiện hành, kế toán thực hiện thủ tục điều chỉnh hồi tố o Xác định ảnh hưởng của sai sót đến BCTC năm N (như yêu cầu 2) o Điều chỉnh số dư 1/1/N+1 của các sổ kế toán năm N+1 như sau:
Số dư sổ kế toán TK 131 và các chi tiết, điều chỉnh tăng: 220.000.
Số dư sổ kế toán TK 156, ….điều chỉnh giảm: 160.000
Số dư sổ kế toán TK 333,… điều chỉnh tăng (3331, tăng 20.000, 3334, điều chỉnh tăng 8.000).
Số dư sổ kế toán TK 421, điều chỉnh tăng: 32.000 (TK 4211) o Đến 31/12/N+1, khi lập BCTC năm N+1
- Khi sử dụng số liệu trên Bảng cân đối kế toán và BCKQKD năm N để lập cột thông tin so sánh BCTC năm N+ 1 thì phải điều chỉnh ảnh hưởng của sai sót.
- Trên thuyết minh BCTC năm N+1.
- Nêu bản chất của sai sót là bỏ sót nghiệp vụ bán hàng chưa ghi sổ năm N - Nêu ảnh hưởng của sai sót đến BCTC năm N
- Công bố đã điều chỉnh vào số dư đầu năm N+1 và điều chỉnh cột thông tin so sánh BCTC năm N+1.
Ví dụ: 17.3
(1) Xác định ảnh hưởng của sự thay đổi chính sách kế toán đến các chỉ tiêu trên BCTC năm N: (Điều chỉnh đầu bài theo thuế suất 20%)
+ Bảng cân đối kế toán - Hàng tồn kho, giảm: 140.000
- Thuế và các khoản phải nộp NN, giảm: 28.000 - Lợi nhuận... giảm: 112.000
+ Báo cáo kết quả kinh doanh - Giá vốn hàng bán tăng: 140.000 - Lợi nhuận gộp giảm: 140.000
....
- Chi phí thuế TNDN hiện hành, giảm: 28.000 - Lợi nhuận sau thuế TNDN, giảm: 112.000
(2) Do ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán nên số dư đầu năm N+1 các TK 156, TK 333, TK 421 được điều chỉnh như sau:
Số dư Nợ đầu năm TK 156 và các chi tiết giảm: 140.000 Số dư Có đầu năm TK 333 và chi tiết giảm: 28.000 Số dư Có đầu năm TK 421 (4211) giảm: 112.000 (3) 31/12/N+1, Khi lập báo cáo tài chính năm N+1:
* Công ty B phải điều chỉnh lại thông tin so sánh của năm N+1
* Tuyết minh báo cáo tài chính năm N trình bày các thuyết minh chủ yếu sau + Do thay đổi phương pháp tính giá xuất của hàng tồn kho từ phương pháp nhập trước, xuất trước sang phương pháp bình quân gia quyền nên năm N giá vốn hàng bán tăng và hàng tồn kho giảm 140.000, thay đổi này làm báo cáo tài chính của năm N bị ảnh hưởng (như tính toán ở yêu cầu 1).
Ví dụ 17.4
1. Xác định ảnh hưởng của sai sót đến BCTC năm 2016 + Bảng cân đối kế toán
- Hàng tồn kho, sai thừa: 2.500.000
- Thuế và các khoản phải nộp NN, sai thừa: 500.000 - Lợi nhuận chưa phân phối, sai thừa: 2.000.000 + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Giá vốn hàng bán, sai thiếu: 2.500.000 ...
- Lợi nhuận kế toán trước thuế TNDN, sai thừa: 2.500.000 - Chi phí thuế TNDN, sai thừa 500.000
- Lợi nhuận sau thuế TNDN, sai thừa: 2.000.000
2. Nếu sai sót là không trọng yếu, kế toán ghi nhận bút toán ghi thiếu vào sổ kế toán năm 2017, năm phát hiện sai sót:
Nợ TK 632 2.500.000
Có TK 155 2.500.000
3. Nếu sai sót là trọng yếu, doanh nghiệp điều chỉnh hồi tố như sau:
+ Điều chỉnh vào số dư đầu năm 2017:
- Số dư TK 155 và các tài khoản chi tiết tương ứng, điều chỉnh giảm: 2.500.000 - Số dư TK 333 và các tài khoản chi tiết tương ứng, điều chỉnh giảm: 500.000 - Số dư TK 421 và các tài khoản chi tiết tương ứng, điều chỉnh giảm: 2.000.000 + Khi lập BCTC năm 2017, các chỉ tiêu liên quan như sau: