2.1. Mục tiêu của đề tài:
1. Điều tra, đánh giá tiềm năng tài nguyên du lịch (tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn) của làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.
2.Phân tích và đánh giá mối quan hệ giữa các hoạt động du lịch và cảnh quan thiên nhiên làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.
3.Đề xuất định hướng và giải pháp hướng tới phát triển bền vững cảnh quan làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.
2.2. Nội dung nghiên cứu của đề tài:
1. Điều tra các loại tài nguyên du lịch ( tự nhiên, nhân văn) và các vấn đề kinh tế xã hội xoay quanh các loại tài nguyên đó.
2. Phân tích thực trạng bố trí cảnh quan môi trường xung quanh làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.
3. Điều tra hiện trạng hoạt động du lịch của làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.
4. Khảo sát đánh giá chất lượng môi trường của làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi Tp.HCM.
5. Đề xuất một số giải pháp để phát triển làng du lịch.
2.3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài:
Quá trình khảo sát, nghiên cứu tại làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi, Ấp 4, xã Nhuận Đức, Huyện Củ Chi, Tp.HCM.
- 10 - 2.4. Phương pháp nghiên cứu đề tài:
2.4.1. Thu thập và tổng hợp tài liệu: Về bản đồ hiện trạng, hoạt động quản lý môi trường du lịch, định hướng phát triển làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi.
2.4.2. Khảo sát thực tế : Hiện trạng cảnh quan môi trường du lịch, hiệu quả hoạt động du lịch trên cơ sở tiếp tục định hướng du lịch, đảm bảo các tiêu chí bền vững.
2.4.3. Lập bảng hỏi và phỏng vấn những người có liên quan: Phỏng vấn khách du lịch, hướng dẫn viên du lịch, nhân viên quản lý trong làng du lịch.
2.4.4. Phương pháp giới hạn của những thay đổi chấp nhận được (Limits of Acceptable Change – LAC):
LAC là tiến trình xây dựng bởi cục lâm nghiệp Hoa Kỳ nhằm đánh giá các tác động của du khách đối với khu vực hoang dã. Nó chấp nhận rằng thay đổi là không tránh được nhưng xác lập các giới hạn ở mức độ nào thì thay đổi chấp nhận được. ( Chế Đình Lý, 2005).
Phương pháp luận LAC bao gồm sự xác định một tầm nhìn chung về các điều kiện của địa điểm của khu du lịch, xác lập các chỉ thị và tiêu chuẩn giới hạn liên quan đến sự thay đổi của các yếu tố tự nhiên, môi trường, văn hóa, xã hội, kinh tế mà những người có liên quan nghĩ rằng có thể chấp nhận được trong các địa điểm du lịch. Trong quá trình quản lý hoạt động du lịch, quan trắc theo dõi liên tục những chỉ tiêu xác định tiêu chuẩn trước đây trước tác động của du khách trong quá trình du lịch. Khi các tiêu chuẩn không đạt, nhà quản lý phải thích nghi, thay đổi nhằm giảm tác động đến tự nhiên và các yếu tố khác. Sơ đồ 2.1 trình bày năm bước của tiến trình thích nghi từ Stankeyetal (1985).
- 11 -
Sơ đồ 2.1: Phương pháp luận LAC Nguồn: Giáo trình du lịch sinh thái (Chế Đình Lý,2005)
Bằng cách xác định các giới hạn của sự thay đổi có thể chấp nhận được, các nhà quản lý thu được sự tín nhiệm khi họ yêu cầu hay thu nhận các thay đổi quản lý có thể tác động đến người khác như các nhà điều hành tour, các hướng dẫn viên và người trong cộng đồng.
Nếu các nhà lập kế hoạch dùng phương pháp luận “các giới hạn của sự thay đổi chấp nhận được – LAC để thiết lập hệ thống theo dõi các tác động của du lịch , nên có nhiều các chỉ thị và tiêu chuẩn được dùng để đánh giá sự tiến triển của sự thực
Bước 1 Xác định các việc
có liên quan
Bước 5 Các điều kiện quan trắc theo dõi
Bước 2 Định hình các
hoạt động
Bước 4 Thiết lập các tiêu chuẩn cho các chỉ
thị
Bước 3 Lựa chọn các chỉ
thị PHƯƠNG PHÁP
LUẬN CÁC GIỚI HẠN CỦA
THAY ĐỔI CHẤP NHẬN
ĐƯỢC
- 12 -
hiện của kế hoạch quản lý du lịch sinh thái. (EMP = Ecotourism management plant).
LAC là một hệ thống để đo các tác động của du lịch và nên được áp dụng để đánh giá rằng các mục tiêu giảm các tác động du lịch là có kết quả. LAC trả lời rằng sự thay đổi không tránh khỏi và tạo ra các giới hạn thay đổi bao nhiêu thì chấp nhận được. Nó tập trung vào các điều kiện đòi hỏi trong một địa điểm nào đó. Các điều kiện này phải được xác định bởi người sử dụng địa điểm hiện tại và tương lai cùng với các nhà quản lý. (Chế Đình Lý, 2005).
2.5. Sản phẩm của đề tài:
Một luận văn tốt nghiệp đạt được những mục tiêu của đề tài đã đề ra.
- 13 -
Chương 3