Đặc điểm tự nhiên

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI (Trang 28 - 34)

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

3.1. Hiện trạng, cơ sở hạ tầng tại làng du lịch sinh thái Văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi, Tp.Hồ Chí Minh

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên và kinh tế-xã hội của làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số Củ Chi

3.1.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- 14 -

3.1.1.1.1. Vị trí địa lý- đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng:

Làng du lịch sinh thái văn hóa các dân tộc thiểu số (Fosaco) thuộc địa phận xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, Tp.HCM, nằm cách địa đạo Củ Chi 8km. Tây Nam giáp tỉnh Tây Ninh, Đông Bắc giáp tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, nằm trong một quần thể có di tích lịch sử, văn hóa, du lịch.

Làng sinh thái này nằm ở vùng ngoại thành, khá thuận tiện về giao thông đường bộ. Phía Bắc và Nam khu đất có trục đường đất rộng 5m nối liền với tỉnh lộ 15 và đường làng số 3 phía xã Nhuận Đức.

Đặc điểm địa hình, thổ nhưỡng: thuộc vùng ngoại thành, cách xa khu tập trung dân cư. Địa hình khu đất thuộc đất triền gò bằng phẳng, cao độ 10-11m, trong khu vực có kênh thủy lợi và ao cá. Đất ở khu vực này chủ yếu do phù sa cũ và phù sa mới bồi đắp, có thể trồng lúa, các loại cây ăn trái nhưng năng suất không cao.

3.1.1.1.2. Diện tích đất và tình hình sử dụng đất:Tổng diện tích tự nhiên của xã Nhuận Đức là 2182,67hecta, trong đó, làng du lịch sinh thái có diện tích 25ha (thuộc nông trường Fosaco).

Bảng 3.1: Diện tích đất theo mục đích sử dụng của xã Nhuận Đức Thứ tự Mục đích sử dụng đất Diện tích năm 2006(ha)

Tổng diện tích tự nhiên 2182,67

1

Đất nông nghiệp -Đất sản xuất nông nghiệp

+Đất trồng cây hàng năm(đất trồng lúa, đất cỏ dùng

chăn nuôi, đất trồng cây hàng năm khác)

+Đất trồng cây lâu năm -Đất nuôi trồng thủy sản

-Đất nông nghiệp khác

1827,42 1803,17 925,02

878,15 20,79

3,45

2 Đất có mục đích công cộng 242,46

3 Đất chuyên dùng 258,54

Nguồn báo cáo thống kê Ủy Ban Nhân Dân xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi (năm 2005).

- 15 -

3.1.1.1.3. Đặc điểm khí hậu, khí tượng:

Khí hậu của khu vực nằm trong vùng chịu ảnh hưởng khí hậu chung của Tp.HCM gồm hai mùa mưa, nắng rõ rệt. Mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11.

Nhiệt độ không khí:

Nhiệt độ không khí của vùng thay đổi phụ thuộc vào mùa trong năm. Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối 37,9oC xuất hiện vào tháng 3 năm 1980. Dao động nhiệt độ cao tuyệt đối của từng tháng trong năm từ 33,8 - 37oC. Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối 17,8oC xuất hiện vào tháng 12/1981. Dao động nhiệt độ thấp tuyệt đối của từng tháng trong năm từ 25,6 - 29,3oC. Nhiệt độ trung bình năm 28,1oC.

Bảng 3.2: Nhiệt độ trung bình tháng của xã Nhuận Đức Tháng Nhiệt độ

(0C)

1 26,7 2 28,0 3 29,0 4 30,3 5 28,7 6 28,9 7 27,9 8 28,1 9 27,7 10 27,2 11 27,8 12 26,6

Nguồn phân viện nghiên cứu Khí tượng-thủy văn phía Nam năm 2004.

Ánh sáng:

Số giờ nắng trung bình năm khoảng 2246 giờ. Số giờ nắng trung bình trong tháng 187 giờ, tháng cao nhất là tháng 3: 255giờ/tháng, tháng thấp nhất là tháng 10:

135giờ/tháng.

Lượng mưa:

Lượng mưa trung bình năm 1979mm/năm, lượng mưa cao nhất là 2718mm/năm (1980), lượng mưa nhỏ nhất là 1392mm/năm (1958). Số ngày mưa trung bình năm là 159ngày. Khoảng 90% lượng mưa hằng năm tập trung vào các tháng mùa mưa

- 16 -

(từ tháng 5 - 11). Trong các tháng mùa mưa, lượng mưa trung bình tương đối đều nhau (khoảng 300mm/tháng). Tuy nhiên mưa nhiều vào tháng 9 với lượng mưa khoảng 400mm.Các tháng mùa khô (từ tháng 12 - 4 năm sau) có lượng mưa nhỏ (khoảng 500mm/tháng), thậm chí có tháng lượng mưa chỉ khoảng 5mm hoặc hoàn toàn không có mưa.

Độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí là yếu tố vi khí hậu ảnh hưởng lên sức khỏe con người. Độ ẩm không khí biến đổi theo mùa và theo vùng. Thời kỳ ẩm trùng với mùa mưa (từ tháng 5 - 12), độ ẩm trung bình từ 78% trở lên. Thời kỳ khô trùng với mùa khô, độ ẩm thường thấp hơn ở mức 74%. Các tháng có độ ẩm trung bình cao nhất là tháng 9 - 10, các tháng có độ ẩm trung bình nhỏ nhất là 2 - 3.

Bảng 3.3: Kết quả quan trắc độ ẩm không khí tại trạm khí tượng Tân Sơn Nhất Tháng Độ ẩm tương đối không

khí(%)

1 70 2 65 3 66 4 69 5 78 6 77 7 80 8 80 9 80 10 82 11 76 12 70 TB

năm

74

Nguồn: Niên giám thống kê năm 2004

- 17 - Độ bốc hơi:

Bảng 3.4: Độ bốc hơi trung bình ngày tại Tp.HCM Tháng Độ bốc hơi TB ngày trong các

tháng (mm/ngày)

1 4,2 2 5,1 3 5,7 4 5,3 5 3,5 6 3,1 7 3,1 8 3,1 9 2,5 10 2,3 11 2,8 12 3,3 Nguồn phân viện nghiên cứu Khí tượng-thủy văn phía Nam năm 2004 Gió và hướng gió:

Hai hướng gió chủ đạo của năm là Tây Nam và Đông Bắc. Gió Tây Nam thổi vào mùa mưa với tần suất 70%. Gió Đông Bắc thổi vào mùa khô với tần suất 60%.

Từ tháng 2 - 5 có gió Đông Nam.

Bảng 3.5: Tốc độ gió theo tháng tại khu vực

Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Tốc độ gió (m/s) 2,5 2,8 3,2 3,2 2,7 3,1 3,2 3,3 2,9 2,5 2,3 2,3

Nguồn phân viện nghiên cứu Khí tượng-thủy văn phía Nam năm 2004.

- 18 - Bức xạ mặt trời:

Bảng 3.6: Bức xạ tổng cộng trung bình ngày tại khu vực Tháng Bức xạ tổng

cộng

1 343,6 2 401,3 3 449,1 4 428,2 5 354,2 6 371,5 7 368,5 8 364,6 9 344,5 10 337,3 11 324,8 12 334,1 TB năm 363,5

Nguồn phân viện nghiên cứu Khí tượng-thủy văn phía Nam năm 2004.

3.1.1.1.4. Đặc điểm thủy văn:

Mực nước ngầm cách mặt đất 5 - 12m. Nguồn nước mặt trong khu vực là nhánh N25 của kênh Đông thuộc hệ thống thủy lợi hồ Dầu Tiếng.

Nguồn nước ngầm tương đối tốt, tầng bán áp 10-40m có lưu lượng 10 -50m3/h, tầng có áp 40 - 100m có lưu lượng 50 - 100m3/h, có thể khoang giếng, khai thác nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt.

3.1.1.1.5. Tài nguyên sinh vật và hệ sinh thái:

Hệ thực vật khá phong phú, chủ yếu là các loại cây lương thực (lúa), cây công nghiệp (cao su, điều…) và cây ăn trái (dừa, mít, bưởi…).Khu vực xung quanh là vùng đất canh tác nông nghiệp. Động vật chủ yếu là các loại vật nuôi trong gia đình như gia súc (trâu, bò…), gia cầm (gà, vịt…). Hầu như không có các hoạt động quí hiếm.

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG VÀ CÁC TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG DU LỊCH SINH THÁI (Trang 28 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)