1/ Phương pháp phân tích báo cáo tài chính
Theo phương pháp này các khoản nằm trong các báo cáo tài chính sẽ được nghiên cứu kỹ để phát hiện ra các rủi ro tiềm năng có thể phát sinh. Phân tích báo cáo tài chính bao gồm việc:phân tích tỷ lệ-phân tích cơ cấu
Ưu điểm:
- Đáng tin cậy, khách quan, dựa trên các số liệu có sẳn, có thể trình bày ngắn gọn, rõ ràng và có thể dùng để ra quyết định cho cả nhà quản trị rủi ro và nhà quản trị doanh nghiệp
- Không loại trừ việc nhận dạng các rủi ro suy đoán, giúp ích cho việc đo lường và định ra cách quản lý tốt nhất cho các nguy cơ rủi ro.
2/ Phương pháp sơ đồ
Đây là phương pháp được thực hiện bằng cách xây dựng một hay một dãy sơ đồ trình bày tất cả các hoạt động của tổ chức, bắt đầu từ khâu nguyên vật liệu, nguồn năng lượng, và tất cả các đầu vào khác từ người cung cấp, và kết thúc với thành phẩm trong tay người tiêu dùng. Kế đó là bảng liệt kê các nguồn rủi ro về tài sản, trách nhiệm pháp lý và nguồn nhân lực có thể sử dụng trong từng khâu để nhận dạng các rủi ro mà tổ chức có thể gặp.
Ưu điểm: gắn liền với các hoạt động của doanh nghiệp từ đó có thể nhìn ra được nguy cơ của rủi ro bắt đầu từ chỗ nào trong quá trình hoạt động để kịp thời tìm ra các biện pháp đối phó với rủi ro.
3/ Phương pháp thanh tra hiện trường
Thanh tra hiện trường là một việc phải làm đối với nhà quản trị rủi ro. Bằng cách quan sát các bộ phận của tổ chức và các hoạt đông tiếp sau đó của nó, nhà quản trị có thể học được rất nhiều về rủi ro mà tổ chức có thể gặp từ đó tìm hiểu đc các mối hiểm họa, nguyên nhân và các đối tượng rủi ro.
Ưu điểm: tính thực tế cao
Nhược điểm: phụ thuộc vào sự nhạy bén trong quan sát của nhà quản trị 4/ Làm việc với các bộ phận khác của DN:
Phương pháp nhận dạng rủi ro này thông qua việc tiến hành giao tiếp một cách thường xuyên và có hệ thống với các đối tượng khác trong tổ chức. Các bộ phận này thường nhìn nhận được các nguy cơ rủi ro mà nhà quản trị có thể bỏ sót.
Ưu điểm: Khi phát triển được việc giao tiếp với các cán bộ quản lý ở các bộ phận khác, nhàquản trị rủi ro có thể dễ dàng tìm ra những thông tin bất lợi.
Nhược điểm: NQT cần thuyết phục được sự hợp tác của các cán bộ quản lý trong tổ chức 5/ Làm việc với các bộ phận khác bên ngoài
Nhà quản trị tiến hành quá trình giao tiếp với những người có quan hệ với tổ chức bên ngoài doanh nghiệp như các chuyên viên kế toán, luật sư, các nhà tư vấn về rủi ro để trao đổi nhằm tìm ra những rủi ro mà nhà quản trị rủi ro đã bỏ sót, hoặc rủi ro cho tổ chức từ chính những đốiu tượng này.
Ưu điểm: khách quan, và có thể có được những phát hiện về rủi ro mà nhà quản trị không nhìn thấy Nhược điểm: có thể làm rò rĩ thông tin trong doanh nghiệp vào tay đối thủ cạnh tranh
6/Phân tích hợp đồng
Có nhiều rủi ro phát sinh từ các mối quan hệ hợp đồng với người khác, nhà quản trị rủi ro nên nghiên cứu kỹ các hợp đồng để phát hiện những sai sót, những nguy cơ rủi ro trong QT thực hiện hợp đồng đồng thời biết đc cácnguy cơ rủi ro tăng lên hay giảm đi thông qua việc thực hiện HĐ này
7/ Nghiên cứu các số liệu tổn thất trong quá khứ
Các số liệu thống kê trong hồ sơ lưu trữ cho phép nhà quản trị rủi ro đánh giá các xu hướng của các tổn thấ tmà tổ chức đã trải qua và so sánh kinh nghiệm này với các tổ chức khác. Hơn nữa các số liệu này còn cho phép nhà quản trị rủi ro phân tích các vấn đề như nguyên nhân thời điểm, vị trí của tai nạn, tất cả các yếu tố hiểm họa hoặc các yếu tố đặc biệt nào đó ảnh hưởng đến bản chất của tai nạn.
Các nét chung hoặc nhóm các tình huống thường xảy ra sẽ gợi sự quan tâm đặc biệt
Ưu điểm: có thể phát hiện ra những rủi ro mà các phương pháp không phát hiện ra bằngcách tham khảo các hồ sơ được lưu giữ về tổn thất hoặc suýt tổn thất có thể được lặp lạitrong tương lai.
Nhược điểm: phát hiện được ít nguy cơ rủi ro hơn các phương pháp khác
Câu 14: trình bày các nội dung phân tích rủi ro
Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.
Nội dung của phân tích rủi ro bao gồm: phân tích hiểm họa, phân tích nguyên nhân rủi ro và phân tích tổn thất
- Phân tích hiểm họa: là quá trình phân tích những điều kiện hay yếu tố tạo ra rủi ro hoặc những điều kiện hoặc những yếu tố làm tăng mức độ tổn thất khi rủi ro xảy ra.
Các bước phân tích hiểm họa bao gồm:
Liệt kê tất cả các hiểm họa đã biết
Thu thập số liệu liên quan đến các hiểm họa đã biết này
Xác định những hậu quả có thể xảy ra
Thảo luận các biện pháp có thể sử dụng nhằm đề phòng và giảm nhẹ hiểm họa
Viết báo cáo phân tích hiểm họa
Việc phân tích hiểm họa sẽ là cơ sở quan trọng để các nhà quản trị hình dung, phán đoán, nhận dạng các hiểm họa để có giải pháp chủ động trong việc ứng phó với chúng một cách hiệu quả
- Phân tích nguyên nhân rủi ro:
Có thể chia thành các nhóm nguyên nhân như sau:
Thứ nhất, liên quan đến con người: những nguyên nhân này thuộc nhóm nguyên nhân chủ quan, các rủi ro có thể bắt nguồn từ việc bất cẩn, chủ quan trong quá trình làm việc, vận hành một thiết bị, dây chuyền sản xuất, dù bản thân họ có sự am hiểu về các thiết bị an toàn khi vận hành chúng.
Các nguyên nhân chủ quan có thể liệt kê cụ thể bao gồm:
Sai lầm của tổ chức, doanh nghiệp về chiến lược kinh doanh
Sai lầm khi lựa chọn chính sách, cơ chế quản lý của tổ chức
Thiếu thông tin quản trị
Thiếu kiến thức, kinh nghiệm trong kinh doanh
Do sơ suất, bất cẩn, mất tập trung trong quá trình hoạt động
Do thiếu tinh thần trách nhiệm, đạo đức, phẩm chất của nhân viên,…
Thứ hai, liên quan đến yếu tố kỹ thuật:
Sự trục trặc của kỹ thuật các thiết bị, dây chuyền sản xuất do thiếu sự bảo dưỡng định kỳ hoặc kiểm tra an toàn trước khi vận hành cũng là một trong những nguyên nhân gây ra rủi ro đáng tiếc. nguyên nhân rủi ro một phần phụ thuộc vào yếu tố kỹ thuật còn một phần phụ thuộc vào yếu tố con người, do vậy cần kết hợp cả hai nguyên nhân trên.
- Phân tích tổn thất:
Tổn thất là sự thiệt hại của một đối tượng nào đó phát sinh từ một biến cố bất ngờ ngoài ý muốn của chủ sở hữu
Mục đích của phân tích tổn thất là xác định được khả năng tổn thất của rủi ro. Mức độ tổn thất xác định mức độ, quy mô của tổn thất xảy ra. Thông thường, người ta xác định sự nghiêm trọng của tổn thất bằng cách lấy trung bình giá trị thiệt hại của tổn thất khi xảy ra trng một khoảng thời gian nhất định.
Tần số tổn thất thể hiện số lượng các tổn thất xảy ra trong một khoản thời gian nhất định. Một phương pháp ước lượng tần số tổn thất là quan sát xác suất để một nguy hiểm sẽ gây ra tổn thất trong một năm. Ngoài việc phân tích mức độ và tần số tổn thất, các nhà quản trị cần phải chú ý đến phân tích chi phí rủi ro/ tổn thất như chi phí phòng ngừa rủi ro, chi phí cách ly rủi ro, chi phí khắc phục rủi ro, chi phí chia sẻ rủi ro,…
Câu 15: phân tích mối quan hệ giữa phân tích rủi ro với nhận dạng rủi ro
Nhận dạng rủi ro là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro có thể xảy ra trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Phân tích rủi ro là quá trình nghiên cứu những hiểm họa, xác định nguyên nhân gây ra rủi ro và phân tích những tổn thất.
Giữa nhận dạng rủi ro và phân tích rủi ro có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bởi:
Nhận dạng rủi ro là bước đầu tiên trong quy trình quản trị rủi ro của doanh nghiệp, vì vậy nó có vai trò quan trọng, là cơ sở, tiền đề để triển khai có hiệu quả các bước tiếp theo trong quy trình quản trị rủi ro.. việc xác định tên và loại rủi ro cùng những đặc trưng của chúng là cơ sở để phân tích, đánh giá rủi ro mà các doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải. đồng thời, là bước tiền để để việc phân tích các tổn thất trở nên chính xác. Việc nhận dạng các mối nguy, nguồn rủi ro, từ đó phân tích, đánh giá và đo lường rủi ro để có thể đưa ra các giải pháp thích hợp trước mắt cũng như lâu dài
Câu 16: phân tích khái niệm kiểm soát rủi ro
Đối với rủi ro, nếu không né tránh được hoặc không cần né tránh thì tìm cách phòng ngừa( triệt tiêu hoặc hạn chế các điều kiện làm phát sinh rủi ro) hoặc chấp nhận rủi ro đó hoặc chuyển giao rủi roc ho người khác (nếu rủi ỏ xảy ra thì xảy ra với người khác) hoặc giảm thiểu rủi ro (hạn chế khả năng xảy ra rủi ro), tất cả các hoạt động đó được gọi chung là những hoạt động kiểm soát rủi ro.
Như vậy, kiểm soát rủi ro là hoạt động liên quan đến việc đưa ra và sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ khác nhau nhằm phong ngừa và giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình hoạt động của tổ chức. Nói đến kiểm soát rủi ro là nói đến việc kiểm soát xác suất xảy ra và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro. Hoạt động này phải dựa trên kết quả trước đó là phân tích rủi ro, trên cơ sở đó, có thể đánh giá được mức độ nghiêm trọng của rủi ro để có những biện pháp kiểm soát thích hợp.
việc lựa chọn biện pháp hay kỹ thuật kiểm soát rủi ro không chỉ phụ thuộc vào bản chất hay mức độ nghiêm trọng của rủi ro mà còn phụ thuộc vào chính thái độ của con người đối với rủi ro.
Trên thực tế, việc sử dụng biện pháp hay kỹ thuật nào để kiểm soát rủi ro ngoài việc phụ thuộc vào bản chất và mức độ nghiêm trọng của rủi ro cũng như thái độ của nhà quản trị mà còn phụ thuộc vào các tiêu chuẩn, nguyên tắc chung của quản trị tổ chức cũng như quy định của pháp luật và các khía cạnh trách nhiệm xã hội và đạo đức. các nhà quản trị có thể đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro sau đây: né tránh rủi ro, chuyển giao rủi ro, giảm thiểu rủi ro, chấp nhận rủi ro, phân tán và chia sẻ rủi ro. Một doanh nghiệp không thể sử dụng một biện pháp để xử lý tất cả các rủi ro, và biện pháp kiểm soát rủi ro cũng phải thay đổi theo thời gian và hoàn cảnh cụ thể, tùy thuộc vào mức độ thành công của chiến lược quản trị rủi ro được các doanh nghiệp áp dụng. khi áp dụng biện pháp kiểm soát rủi ro, các nhà quản trị phải tính toán tương quan giữa lợi ích thu được với những tổn thất do rủi ro gây ra và các chi phí khác.Trên thực tế, việc áp dụng các biện pháp này hay biện pháp khác trong quản trị rủi ro , các nhà quản trị cần phải căn cứ vào nhiều yếu tố khác. Trong quản trị rủi ro theo quan điểm truyền thống, kiểm soát rủi ro thường sử dụng các biện pháp nhằm vào các rủi ro thuần túy để ngăn chặn và giảm thiểu tổn thất có thể xảy ra hơn là vào việc thu được những lợi ích.
Nói cách khác, trước đây, hoạt động kiểm soát rủi ro nghiêng các biện pháp né tránh, ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro, tuy nhiên, quản trị rủi ro hiện đại quan điểm rủi ro phổ biến là kiểm soát rủi ro
được tiến hành với tất cả các rủi ro, bao gồm cả rủi ro thuần túy và rủi ro suy đoán. Kiểm soát rủi ro suy đoán thể hiện ở việc doanh nghiệp chấp nhận đối mặt với những rủi ro mới mà nếu các rủi ro không xảy ra thì doanh nghiệp sẽ thu được lợi ích lớn.
Câu 17: trình bày các biện pháp kiểm soát rủi ro. Lấy ví dụ về việc doanh nghiệp sử dụng biện pháp né tránh rủi ro.
Các biện pháp kiểm soát rủi ro bao gồm:
- Thứ nhất, né tránh rủi ro: trong kiểm soát rủi ro, né tránh là việc tìm cách làm mất đi những tác nhân làm cho rủi ro xuất hiện và gây ra những tổn thất
Ưu điểm: là giải pháp khá đơn giản, triệt để và chi phí thấp, không phải chịu những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra
Nhược điểm: rủi ro là lợi ích song song tồn tại, vì vậy nếu né tránh rủi ro cũng có thể mất đi lợi ích có được từ tài sản và hoạt động đó
Rủi ro và bất định tồn tại trong mọi hoạt động của con người và tổ chức vì vậy, né tránh rủi ro này thì không hẳn sẽ tránh được rủi ro khác
Trong nhiều tình huống không thể đặt ra giải pháp né tránh, hoặc nguyên nhân của rủi ro gắn chặt với bản chất hoạt động do vậy, không thể loại bỏ nguyên nhân mà không loại bỏ hoạt động
Để né tránh rủi ro có thể sử sụng một trong hai biện pháp:
Chủ động né tránh rủi ro: né tránh trước khi rủi ro xảy ra
Loại bỏ những nguyên nhân gây ra rủi ro
Né tránh rủi ro là một trong những biện pháp kiểm soát rủi ro có hiệu quả. Né tránh rủi ro giúp cho doanh nghiệp tránh được những tổn thất tiềm ẩn hoặc bất định mà rủi ro có thể gây ra. Tuy nhiên, chi phí để kiểm soát rủi ro cũng rất tốn kém, vì thế lợi ích thu được từ hoạt động này rất hạn chế.
- Thứ hai, chuyển giao rủi ro: là việc doanh nghiệp chuyển giao rủi ro cho bên khác và chấp nhận một thiệt hại nhất định. Chuyển giao rủi ro có thể được thực hiện bằng hai cách:
Chuyển tài sản và hoạt động có rủi ro đến mọt người hay một nhóm người khác
Chuyển giao bằng hợp đồng giao ước: chỉ chuyển giao bản thân rủi ro chứ không chuyển giao tác nhân gây ra rủi ro
Ưu điểm: cho phép dự báo tốt hơn vè những trường hợp tổn thất có thể xảy ra. Từ đó có những biện pháp cảnh giác, phòng ngừa
Nhược điểm:
Người nhận rủi ro không có khả năng kiểm soát rủi ro
Có thể gây ra những hoang mang, lo lắng, lãng phí khi nguồn tin không chính xác
- Thứ ba, giảm thiểu rủi ro: nghĩa là làm giảm ảnh hưởng cũng như giảm khả năng xảy ra rủi ro. Những hoạt động giảm thiểu tổn thất là những biện pháp sau khi tổn thất đã xảy ra.
Ưu điểm: làm giảm bớt giá trị hư hại do tổn thất gây ra Nhược điểm: thực hiện khi rủi ro đã xảy ra
Rủi ro có thể được giảm thiểu thông qua việc thực hiện các biện pháp kiểm soát đúng đắn như xây dựng các chính sách, thủ tục hay quy tắc dung trong nội bộ doanh nghiệp, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên để phù hợp với yêu cầu kinh doanh,…
- Thứ tư, chấp nhận rủi ro: thông thường các nhà quản trị chấp nhận rủi ro khi họ đánh giá cơ hội có được kết quả tích cực cao hơn nhiều so với kết quả tiêu cực khi xảy ra rủi ro.chấp nhận rủi ro được coi là một quyết định tích cực khi:
o Rủi ro được xem xét và đánh giá cẩn thận
o Một quyết định về các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả
o Chiến lược kinh doanh đòi hỏi phải sử dụng biện pháp chấp nhận rủi ro trong điều kiện có sự giám sát thường xuyên,liên tục
- Thứ năm, phân tán và chia sẻ rủi ro: mục đích là làm giảm tổn thất do một loại rủi ro nào đó gây ra bằng cách làm giảm sự giống nhau hay đồng thời mà một biến cố rủi ro đơn lẻ tác động lên toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp. tuy nhiên, phân tán và chia sẻ rủi ro chỉ có thể làm giảm tổn thất chứ không làm giảm nguy cơ bị tổn thất. hiệu quả của biện pháp này phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra rủi ro và đối tượng chịu tác động của rủi ro.
Ví dụ 1 : công ty hóa chất muốn tiến hành hàng loạt các cuộc thí nghiệm tại một vùng nông thôn, tuy nhiên, qua nghiên cứu thấy được rẳng nó có khả năng gây thiệt hại nghiêm trọng cho cộng đồng. do được yêu cầu mua bảo hiểm với chi phí quá cao nên công ty ngừng lại việc thí nghiệm này
Ví dụ 2 : công viên với những chiếc xe ngựa sắt đã cũ có thể gây ra nguy hiểm cho trẻ em được những nhà điều hành công viên tặng cho chính quyền. chính quyền đã cải tạo thành công viên lớn hơn với đường đi dạo, vòi phun nước,… ở đây, chúng ta thấy chính quyền đã không chủ động né tránh nguồn gốc rủi ro mà chỉ né tránh nguyên nhân gây ra rủi ro.
Câu 18: trình bày các thái độ đối với rủi ro ( tìm kiếm hay chấp nhận rủi ro, không chấp nhận rủi ro và thái độ trung dung)
1, Người tìm kiếm rủi ro
Là người đánh giá cơ hội có được kết quả tích cực( khi rủi ro không xảy ra) cao hơn nhiều so với một kết quả tiêu cực khi xảy ra rủi ro. Khi phải đối mặt với hai khả năng tương đương nhau giữa một bên là lợi ích và một bên là tổn thất xuất hiện từ một quyết định đặc biệt, người tìm kiếm rủi ro sẽ chọn việc theo đuổi khả năng mang lại lợi ích. Những người tìm kiếm rủi ro thay việc né tránh rủi ro bằng cách chấp nhận rủi ro và họ thường tỏ ra mạo hiểm khi đối đầu với thử thách. Thái độ chấp nhận đương đầu với rủi ro của những người tìm kiếm rủi ro tạo nên sự khác biệt trong phong cách quản trị của họ. Đối với các nhà quản trị thành công, ngoài yếu tố như may mắn, sự nhanh nhạy nắm bắt cơ hội kinh donah, họ còn có sự khác biệt: những người thành công thường là người mạo hiểm;
họ thành công một phần vì có một thời kỳ nào đó, họ đã dám đương đầu với những rủi ro tiềm tàng để theo đuổi ước mơ của mình.
2, Người không chấp nhận ( chống lại) rủi ro
Họ sẽ đánh giá khả năng của một kết cục xấu khi rủi ro xảy ra cao hơn nhiều so với một kết quả tích cực nếu rủi ro không xảy ra và trong tình huống như vậy họ sẽ không theo đuổi vì họ không muốn bị tổn thất. Ngược lại với những người tìm kiếm rủi ro, những người không chấp nhận rủi ro thay vì việc sẵn sàng đối đầu với rủi ro, thường tìm những giải pháo hoặc phương án an toàn hơn khi quyết định phải hành động. Vì vậy, họ có thể tránh được những thất bạn trong tương lai, nhưng cũng đồng nghĩa với việc họ cũng ít có cơ hội đạt được những lợi ích vượt trội, ít tạo ra những sự khác biệt.