- Chuyển giao tài trợ bằng bảo hiểm. Bảo hiểm là một phần quan trọng trong chương trình tài trợ rủi ro nói riêng và quản trị rủi ro nói chung. Hiện nay, bảo hiểm đã trở thành hình thức tài trợ rủi ro rất phổ biến. Bảo hiểm là hình thức chuyển giao tài trợ rủi ro thông qua giao dịch bảo hiểm, trong đó người bảo hiểm chấp nhận chi trả nguồn kinh phí bù đắp tổn thất theo thỏa thuận và người gặp rủi
ro phải nộp cho người bảo hiểm một khoản tiền nhất định. Khi chuyển giao rủi ro thông qua bảo hiểm, các doanh nghiệp cần nắm rõ các điều kiện được tham gia bảo hiểm, những quyền lợi và trách nhiệm của các bên cũng như thủ tục đền bù khi tổn thất xảy ra. Biện pháp chuyển giao tài trợ bằng bảo hiểm nên được áp dụng trong những trường hợp sau: Đối với những rủi ro mà tổn thất kỳ vọng là ở mức trung bình hoặc lớn nhưng tần số xuất hiện của rủi ro thấp thì biện pháp tốt nhất là bảo hiểm. Ví dụ như rủi ro tai nạn lao động, tai nạn đối với tài sản, hàng hóa trong khâu bảo quản,... Đối với những rủi ro mà tổn thất kỳ vọng cao và xác xuất rủi ro thấp thì nên áp dụng hình thức tái bảo hiểm.
- Chuyển giao tài trợ phi bảo hiểm: người chịu trách nhiệm về nguồn kinh phí bù đắp tổn thất (người nhận chuyển giao) không phải tổ chức bảo hiểm xét từ góc độ pháp lý. biện pháp này được thực hiện chủ yếu thông qua một hợp đồng nhằm giải quyết các vấn đề khác.
- Trung hòa rủi ro: Là việc đặt cược vào một kết quả ngược lại với kết quả của rủi ro. Trong kinh doanh hình thức này thường được sử dụng để ngăn chặn các rủi ro xuất hiện khi giá hàng hóa, nguyên vật liệu hay tỷ giá hối đoái thay đổi. Trung hòa rủi ro thường được sử dụng để tài trợ các rủi ro suy đoán vì chỉ áp dụng được với một số rủi ro cụ thể.
Câu 23 . Mối quan hệ giữa tài trợ rủi ro với kiểm soát rủi ro
* KN:
- Kiểm soát rủi ro là những kỹ thuật, những công cụ, những chiến lược, và những quá trình nhằm biến đổi rủi ro của một tổ chức thông qua việc né tránh, ngăn ngừa, giảm thiểu bằng cách kiểm soát tần suất và (hoặc) mức độ của rủi ro và tổn thất hoặc lợi ích.
- Tài trợ rủi ro là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện (hay nguồn lực) để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổ thất khi rủi ro xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực.
* Mối liên hệ giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro:
Mục đích của kiểm soát rủi ro là né tránh, phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro và tổn thất do rủi ro gây ra. Những không phải bao giờ các nhà quản trị doanh nghiệp và quản trị rủi ro cũng đạt được mục đích đó một cách hoàn hảo. Ngay cả trong chiến lược QTRỦI RO tốt nhất cũng không nhận dạng được hết các mối hiểm họa và các rủi ro có thể xảy ra. Vì vậy trong lý luận hay thực tiễn, quá trình quản trị rủi ro luôn hàm chứa nội dung tài trợ rủi ro. Vì vậy, mối liên hệ giữa kiểm soát rủi ro và tài trợ rủi ro là mối quan hệ chặt chẽ vì nó ảnh hưởng đến tần suất và độ lớn của tổn thất cần được tài trợ. Kiểm soát rủi ro có hiệu quả ảnh hưởng tích cực đến chi phí tài trợ rủi ro của tổ chức. Ví dụ, nếu tổ chức kiểm soát rủi ro chặt chẽ dẫn đến rủi ro không xảy ra chi phí tài trợ rủi ro sẽ không cần thiết nữa.
Câu 24. Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh họa
- KN: RỦI RONL là một biến cố nhân lực không chắc chắn mà nếu xảy ra thì sẽ gây tổn thất cho tổ chức hoặc cá nhân.
- Phân loại:
1. Theo tính chất đặc thù của công việc:
+ Rủi ro liên quan đến hạn chế về thể chất và tư thế làm việc: công việc mang vác nặng, tư thế gò bó,... VD: giáo viên, lễ tân, phục vụ,... gây mệt mỏi và các bệnh về thoài hóa khớp hay xương,...
+ Rủi ro liên quan đến khoa học lao động: các nguy hiểm do không chấp hành quy định, nội quy cấm hút thuốc, thanh tra các thiết bị phòng cháy chữa cháy, đóng cửa ngăn chặn hỏa hoạn sau giờ làm việc, VD: rủi ro khi thợ sửa máy thay thế linh kiện, rủi ro khi làm việc quá sức,...
+ Rủi ro liên quan đến môi trường vật lý: tiếng ồn, nhiệt độ, ánh sáng, độ rung,... VD: tiếng ồn quá mức hoặc độ rung vượt quá giới hạn gây bệnh điếc, rối loạn cảm giác, viêm thần kinh thực vật, tổn thương xương, cơ,....
+ Rủi ro từ công cụ, dụng cụ, nguyên vật liệu: VD: Các dụng cụ như xẻng, búa, rìu, cờ lê, tuốc nơ vít,... dễ gây tai nạn chủ yếu do sự bất cẩn của người sử dụng.
+ Rủi ro tâm lý xã hội: VD: căng thẳng, khó chịu trong công việc, áp lực vì khách hàng khó tính, khối lượng công việc lớn,...
+ Rủi ro liên quan đến tác nhân hóa học và sinh học: VD: sản xuất, bảo quản, vận chuyển, sử dụng tiếp xúc trực tiếp dễ gây rủi ro.
2. Theo quá trình quản trị nhân lực:
+ Rủi ro trong công tác hoạch định nhân lực. VD: số lượng nhân viên đến tuổi nghỉ hưu cao, nhưng nhân viên thay thế ko đủ,...
+ Rủi ro trong công tác tuyển dụng. VD: năng lực người lãnh đạo không đủ tạo sức hút để tuyển dụng nhân viên tài giỏi.
+ RỦI RO trong công tác sắp xếp và bố trí nhân lực. VD: bố trí nhân lực không phù hợp với sở trường => không đáp ứng đòi hỏi công việc.
+ RỦI RO trong công tác đào tạo và phát triển nhân lực. VD: người lãnh đạo không đủ năng lực phát triển nhân lực, doanh nghiệp không chú trọng đào tạo nhân lực,...
+ RỦI RO trong công tác đánh giá và đãi ngộ nhân lực. VD: đãi ngộ không xứng đáng => nhân lực mất động lực làm việc,...
+ RỦI RO trong công tác quản lý nhân lực. VD: sa thải, tranh chấp kỷ luật,...
3. Theo chủ thể gây ra rủi ro
+ Rủi ro do người lao động . VD: các cuộc đình công, tay nghề người lao động kém,...
+ RỦI RO do người quản lý. VD: phân biệt về giới tính, tuổi tác, độ tuổi,...
4. Theo đối tượng chịu ảnh hưởng:
RỦI RO gây tổn thất cho cả người lao động và doanh nghiệp. VD: khi tai nạn lao động xảy ra, người lao động tổn hại về sức khỏe, tính mạng, gia đình gặp khó khăn, đảo lộn, doanh nghiệp cũng chịu thiệt hại, ảnh hưởng xấu đến uy tín,...
5. Theo phạm vi ảnh hưởng:
+ RỦI RO nội bộ.VD: mất lao động tay nghê cao, người lao động mất động lực làm việc, kỹ năng quản lý kém,...
+ RỦI RO bên ngoài: uy tín DN giảm sút, mất sức hút trên thị trường,...
6. Theo môi trường quản trị:
RỦI RONL từ môi trường kinh tế, chính trị - pháp luật, văn hóa - xã hội, khoa học kỹ thuât công nghê, MT tự nhiên,... VD: RỦI RONL từ thị trường lao động do tình trạng cạnh tranh không lành mạnh xảy ra ngày càng nhiều, thảm họa tự nhiên như lũ lụt, bão, hạn hán,...
CÂU 25.Trình bày KN quản trị rủi ro nhân lực. Lấy ví dụ minh họa
Quản trị rủi ro nhân lực là quá trình nhận dạng, phân tích ( bao gồm cả đo lường và đánh giá) những rủi ro nhân lực và thiết lập các biện pháp kiểm soát và tài trợ khắc phục các hậu quả của rủi ro nhân lực nhằm sử dụng tối ưu nguồn nhân lực của tổ chức.
Con người là yếu tố cấu thành nên tổ chức doanh nghiệp, vận hành doanh nghiệp và quyết định sự thành bại của doanh nghiệp. Trong quản trị rủi ro, nhân lực đóng 2 vai trò chính. Con người vừa là nguồn phát sinh rủi ro vừa biết tự xử lý rủi ro.
Ví dụ về rủi ro nhân lực: Tổn thất mất đi người chủ chốt
Ngày 26/4, tập đoàn Google cho biết ông Dan Frendiburg, một giám đốc của họ ở California đã thiệt mạng trong vụ lở tuyết kinh hoàng trên đỉnh Everest do trận động đất cực mạnh ở Nepal gây ra.
Fredinburg là một giám đốc kỳ cựu của Google, hiện đang là người đứng đầu bộ phận nghiên cứu Google X, có trụ sở ở Mountain View, California, Mỹ. Đây là phòng ý tưởng tối mật của công ty, và đã làm việc cho người khổng lồ Internet từ năm 2007.
Việc Dan Frendiburg ra đi sẽ mang những nhiều tổn thất cho Google : mất thời gian chi phí đào tạo người thay thế, làm chậm tiến độ hoạt động của google,…
CÂU 26. Trình bày nội dung nhận dạng và phân tích rủi ro nhân lực.Lấy ví dụ minh họa
A. NHẬN DẠNG RỦI RO NHÂN LỰC: là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro nhân lực có thể xảy ra hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Có thể hiểu, nhận dạng rủi ro nhân lực là việc dự đoán các biến cố có thể xảy ra mang ý nghĩa tiêu cực tác động đến nhân lực của tổ chức và do đó ngăn cản tổ chức thực hiện mục tiêu của mình.