- Né tránh rủi ro: là việc thực hiện các biện pháp hạn chế hay loại bỏ những nguy cơ rủi ro đối với hoạt động của tổ chức như: chủ động né tránh bằng cách ko thực hiện hoạt động; né tránh bằng cách loại bỏ những nguyên nhân rủi ro. Ví như các nhà quản trị có thể dừng cung cấp dịch vụ hoặc ngừng tiến hành các hoạt động vì nó là quá mạo hiểm.
- Phòng ngừa, giảm thiểu rủi ro
+) Các biện pháp phòng ngừa rủi ro nghề nghiệp
Biện pháp kỹ thuật công nghệ
Biện pháp kỹ thuật vệ sinh
Biện pháp phòng hộ cá nhân
Biện pháp y tế bảo vệ sức khỏe
+) Các biện pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân lực: Một doanh nghiệp muốn hoạt động tốt thì doanh nghiệp phải có nguồn nhân lực chất lượng tốt. để đạt được điều đó doanh nghiệp cần phải: hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân lực, hoàn thiện chế độ lương bổng và đãi ngộ, phòng nhân sự cần làm tốt công tác quản lý hồ sơ và phân công công tác phù hợp với khả năng của nhân viên
- Chuyển giao: là việc doanh nghiệp chuyển giao rủi ro cho bên khác và chấp nhận một thiệt hại nhất định. Như việc tổ chức ký kết hợp đồng để chia sẻ rủi ro với một bên khác.
B.Tài trợ rủi ro: đc định nghĩa như là tập hợp các hoạt động nhằm tạo ra và cung cấp những phương tiện để khắc phục hậu quả hay bù đắp tổn thất khi rủi ro nhân lực xảy ra, gây quỹ dự phòng cho những chương trình để giảm bớt bất trắc và rủi ro hay để gia tăng những kết quả tích cực.
- Thiết lập quỹ dự phòng tài trợ rủi ro nhân lực: Doanh nghiệp cần chủ động về mặt tài chính để phòng tránh tác động xấu ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp. Qũy dự phòng rủi ro được trích cho hoạt động đầu tư nâng cấp điều kiện làm việc, trợ cấp mất việc,…
-Bảo hiểm: DN đảm bảo lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, có những chính sách hỗ trợ cho người lao động thông qua hoat động mua bảo hiểm sức khỏe bao gồm bảo hiểm tai nạn con người, bảo hiểm y tế, bảo hiểm chăm sóc sức khỏe.
CÂU 28. Trình bày khái niệm và phân loại rủi ro tài sản. Lấy ví dụ minh họa về một loại rủi ro tài sản của doanh nghiệp mà anh (chị) biết.
a) KN: TÀI SẢN được hiểu là nguồn lực do DN kiểm soát, có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
- RỦI RO TÀI SẢN là những biến cố bất lợi, bất ngờ xảy ra đối với tài sản của DN, gây nên những tổn thất cho quá trình sd và quản lí tài sản của DN.
b) Phân loại: Tương ứng với phân loại tài sản của DN chúng ta có thể phân loại rủi ro:
b1) RỦI RO tài sản lưu động
- TÀI SẢN lưu động (tài sản ngắn hạn) là tài sản chỉ tham gia một chu kỳ sx KD như nguyên vật liệu, tiền, hàng tồn kho dó đó kết thúc chu kỳ sx KD này đến chu kỳ sx KD sau lại phải dùng tài sản ngắn hạn mới hoặc phải tình toán lại để kết chuyển chu kỳ sx KD mới.
RỦI RO tài sản lưu động lại được chia:
- RỦI RO tài sản thiếu hụt tài sản lưu động như tiền, NVL, hàng tồn kho gây ra gián đoạn quá trình sx KD. Nếu xảy ra tình trạng thiếu hụt tài sản lưu đôngj sẽ gây nên tình trạng ngưng trệ hđ KD, ảnh hưởng đến uy tín, doanh thu và lợi nhuận của DN.
- RỦI RO cháy, mất trộm, giảm giá trị tài sản lưu động là những rủi ro có thể xảy ra bất cứ lúc nào trong quá trình dự trữ và sd tài sản lưu động.
- RỦI RO khó đòi từ các khoản phải thu hay ứng trước tài sản lưu động là những rủi ro phát sinh khi DN không thu hồi được hay rất khó thu hồi được các khoản tiền mà khách hàng nợ, các khoản phải thu nội bộ hay các khỏan tiền đã ứng/trả trước cho người bán nhưng không hoặc khó có khả năng nhận được hàng.
.b2) RỦI RO tài sản cố định
- TÀI SẢN cố định (tài sản dài hạn) là tài sản tham gia và nhiều chu kỳ sx KD như máy móc thiết bị, nhà xưởng, giá trị thương hiệu. Đặc điểm của tài sản cố định là tham gia vào nhiều chu kỳ sz KD nên quản lý, tài sản cố định về mặt tài chính, kế toán là rất phức tạp.
Phân loại theo tài sản cố định có thể chia:
- RỦI RO tài sản cố dịnh hữu hình là những rủi ro liên quan đến tài sản có hình thái vật chất như:
máy móc, thiết bị, nhà xưởng, kho bãi, máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, truyền dẫn thông tin tin, điện, nước, băng truyền tải vật tư, hàng hóa, thiết bị và dụng cụ quản lý như máy tính, quạt, cây lâu năm.
Các rủi ro liên quan đến tài sản cố định hữu hình bao gồm: rủi ro cháy nổ; rủi ro hư hỏng, sửa chữa;
rủi ro sd không đúng/đủ công năng; rủi ro mất trộm.
VD: Cháy nhà máy tại Bắc Ninh của cty Diana 14h ngày 25/10/2013 đến 9h30’ ngày 26/10/2013 mới dập xong. Do khõ nguyên liệu giấy chứa hàng chục tấn giấy xếp chồng lên nhau nên việc dập lửa là vô cùng khó khăn. Toàn bộ kho chứa sản phẩm và nguyên liệu đã bị cháy rụi hoàn toàn.
- RỦI RO tài sản cố định vô hình: là rủi ro lq đến tài sản cố định không có hình thái vật chất như chi phí thành lập doanh nghiệp, chi phí phát minh sang chế, giá nhân lực…. RỦI RO tài sản cố định vô hình bao gồm:
+ RỦI RO mất quyền sd đất;
+ RỦI RO chi phí bằng phát minh sáng chế và chi phí nghiên cứu phát triển vượt mức cho phép và không có khả năng thu hồi.\
+ RỦI RO quyền sở hữu trí tuệ và bằng phát minh sang chế và tên thương mại, nhãn hiệu bị vi phạm.
+ RỦI RO cổ phiếu của DN giảm giá, mất giá’
+ RỦI RO cổ đông, các nhà đầu tư mất niềm tin vào DN.
+ RỦI RO hàng nhái, hàng giả mang nhãn hiệu của DN.
- RỦI RO tài sản cố định thuê tài chính: là các rủi ro liên quan đến tài sản cố định hữu hình dưới dạng máy móc thiết bị sx KD được DN thuê mua tài chính. Do chưa thuộc quyền sở hữu của DN nên k thể đưa chúng vào loại tài sản cố định hữu hình của DN
CÂU 29. Trình bày khái niệm quản trị rủi ro tài sản. Lấy ví dụ minh họa
- KN: TÀI SẢN được hiểu là nguồn lực do DN kiểm soát, có thể thu được lợi ích kinh tế trong tương lai.
- RỦI RO TÀI SẢN là những biến cố bất lợi, bất ngờ xảy ra đối với tài sản của DN, gây nên những tổn thất cho quá trình sd và quản lí tài sản của DN.
VD: RỦI RO tài sản cố định vô hình:
Giới kinh doanh Cà phê VN đứng ngồi không yên khi Cà phê Buôn Ma Thuật của tỉnh Đắc Lắc đã bị đăng ký bảo hộ độc quyền 10 năm tại Trung Quốc. “BUON MA THUAT” (hay DAK LAK) đều là chỉ dẫn địa lí của VN và là tài sản của NN, việc chủ thế nước ngoài sở hữu nó đồng nghĩa với việc tài sản NN bị rơi vào tay người khác. Bên cạnh đó có nguy cơ café Vn sẽ bị kiện, hoặc bị ngăn chặn xuất khẩu tại một số quốc gia do bị xâm phạm bản quyền nhãn hiệu. Về lâu dài niềm tin của khách hàng đối với café VN chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do không phân biệt được đâu là café BUON MA THUAT thật và giả.
CÂU 30. Trình bày nội dung nhận dạng và phân tích rủi ro tài sản của doanh nghiệp. Nêu ý nghĩa của hoạt động nhận dạng và phân tích rủi ro tài sản đối với việc sử dụng và quản lý hiệu quả tài sản của doanh nghiệp.
30.1. Nội dung nhận dạng rủi ro tài sản của DN
Nhận dạng rủi ro tài sản là quá trình xác định một cách liên tục và có hệ thống các rủi ro tài sản có thể xảy ra trong hoạt động KD của DN.
Các nd của nhận dạng rủi ro tài sản bao gốm: nhận dạng nguồn rủi ro, nhận dạng nguyên nhân rủi ro và mối nguy hiểm, nhận dạng nguy cơ rủi ro tài sản, nhận dạng đối tượng chịu rủi ro tài sản.
- Nguồn rủi ro là tài sản xuất pahtài sản từ các yếu tố môi trường hđ của DN. Nguồn rủi ro môi trường bên trong bao gồm năng lực tài chính, tình trạng nhân lực, năng lực quản trị những yếu tố chủ yếu gây nên rủi ro tài sản của DN. Nguồn rủi ro bên trong bao gồm các yếu tố môi trường vĩ mô và các yếu tố môi trường vi mô của DN.
- Từ nguồn rủi ro sẽ phát sinh các nguyên nhân cụ thể gây nên rủi ro tài sản. Nguyên nhân rủi ro tài sản đều có thể do con người hoặc do đặc điểm của tài sản gây nên đồng thời do cả hai yếu tố con nguwoif và chính đặc thù của tài sản đó.
- Nguy cơ rủi ro tài sản bao gồm những trạng thái xảy ra đối với tài sản gây nên tình trạng bất lợi cho hđ sx kd của DN.
- Đối tượng chịu rủi ro tài sản: với mỗi loại tài sản, trong qt sd có những đặc điểm riêng nên tùy vào tình hình thực tế và đặc điểm tài sản nên có thể nhận dạng rủi ro tùy thuộc và đặc điểm riêng của tài sản đó.
a) Nhận dạng rủi ro với tài sản lưu động là tiền và hàng tồn kho:
- Tiền (gồm tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) là tài sản có tính thanh khoản cao đối với DN thể hiện khả năng thanh toán của DN. Tiền có thể chuyển đổi nhanh chóng thành các tài sản khác có tình luân chuyển
Các rủi ro thường gặp với tiền: mất cắp hoặc bị gian lận, lượng tiền k đủ cho những giao dịch cần thiết, rủi ro lạm phtas, rủi ro lãi suất và rủi ro tỷ giá.
- RỦI RO tỷ giá đối với tài sản là tiền ảnh hưởng đến hđ nhập khẩu của DN: Chi phí đàu vào hh, nvl nhập khẩu tăng khi tỷ giá được điều chỉnh tăng; khi tỉ giá giảm DN bán hàng chịt rủi ro khoản thu về giảm sút trong khi chi phí không giảm thậm chí tăng lên.
- Hàng tồn kho: là một tài sản phản ánh sự chuyển động của hđ sx KD của DN tốt hay không. Các rủi ro thường gặp bao gồm: rủi ro lượng hàng tồn đọng lớn, ko xuất bán đk, rủi ro hàng bị hư hỏng, giảm giá, lỗi mốt, rủi ro hàng bị mất trộm, rủi ro cháy nổ nhà máy, nhà kho…
b) Nhận dạng rủi ro với tài sản cố định hữu hình:
Những rủi ro hư hỏng, rủi ro sd không hiệu quả, rủi ro cháy nổ cần được nhận dạng trong qt sd. Đối với tài sản cố định như trái phiếu, cổ phiếu dài hạn rủi ro lạm phát, mất khả năng thanh tonas, sụt giảm giá có thể xảy ra
c) Nhận dạng rủi ro với tài sản cố định vô hình
Như thương hiệu, uy tín, quyền sở hữu trí tuệ thì một rủi ro phổ biến có thể xảy ra như mát uy tín, giá thương hiệu giảm, quyền sở hữu trí tuệ bị vi phạm, nạng hàng nhái, giảm giá… Liên quan đến hình ảnh thương hiệu của DN có thêt nhận dạng một số rủi ro: rủi ro khách hàng phàn nàn/ khiếu
kiện về sản phẩm, dịch vụ, rủi ro đối thủ cạnh tranh tung tin về mặt tiêu cực của sản phảm, dịch vụ, rủi ro đối tác hủy hợp đồng liên kết, rủi ro truyền thông về thông tin sp, dịch vụ DN.
30.2. Phân tích rủi ro tài sản dn
Phân tích rủi ro tài sản là qt nghiên cứu, lm rõ những yếu tố rủi ro, xem xét các khả năng xảy ra rủi ro và mức độ tổn thất.
Phân tích rủi ro tài sản bao gồm phân tích nguyên nhân rủi ro, phân tích tổn thất khi tài sản xảy ra để xđ một cách chính xác nhất mức đọ rủi ro tài sản bao gồm các yếu tố gây nên các khả năng ảnh hưởng của rủi ro tài sản.
Về nd phân tích rủi ro tài sản cần được xác định cụ thể các nguyên nhân rủi ro, tổn thất trực tiếp và giản tiếp, ngay lập tức và lâu dài để có căn cư quan trọng trong việc đưa ra các biện pháp kiểm soát rủi ro và tài trọ rủi ro tài sản của DN.
30.3. Ý nghĩa
- Nhận dạng rủi ro tài sản có vai trò quan trọng trong quá trình QT RỦI RO cuart DN:
+ Nó là cơ sở tiền đề để triển khai có hiệu quả các bước tiếp theo trong quy trình QT RỦI RO.
+ Việc xđ mối nguy là cơ sở để xđ nguyên nhân của rủi ro, giúp các nhà quản trị có các phương án thya thế các mối nguy hiểm hiện hữu có sự can thiệp, điều chỉnh hành vi mất an toàn của đối tượng có liên quan, từ đó giảm thiểu rủi ro hoặc giảm thiểu tổn thất khi buộc phải đối mặt với rủi ro.
+ Nhận dạng rủi ro còn là cơ sở nắm bắt cơ hội và thụ hưởng lợi ích từ các rủi ro suy đoán.
- Phân tích rủi ro tài sản:
+ Thông qua bước phân tích để có được và kiểm soát được các thông tin về tài sản một cách cụ thể chi tiết.
+ Có cách nhìn nhận đúng đắn hơn về từng loại rủi ro tài sản để đưa ra giải pháp giải quyết vấn đề một cách thấu đáo.
+ Không bỏ lỡ cơ hội đối với những kế hoạch ít rủi ro và không bị chịu tổn hại nếu rủi ro quá nhiều.
+ Đưa ra phương án kinh doanh và quản lí tài sản DN tốt hơn.
CÂU 31.Trình bày nội dung kiểm soát rủi ro tài sản của doanh nghiệp. Tại sao nói, các hoạt động kiểm soát rủi ro tài sản thể hiện sự chủ động của doanh nghiệp?
1. nội dung kiểm soát rủi ro tài sản
- KN: là việc sử dụng các biện pháp( kỹ thuật, công cụ, chiến lược, chính sách..) nhằm làm tháy đổi nguy cơ rủi ro giúp DN có thể né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu những tổn thất có thể đến với doanh nghiệp khi rủi ro TÀI SẢN xảy ra
- Đặc điểm:
+ Là bước trung gian trong quản trị rủi ro tài sản
+ Thể hiện tính tích cực, chủ động trước nguy cơ rủi ro tài sản của DN + Tăng độ an toàn trong hoạt động sản xuất kinh donah của DN
+ Mang tính dự phòng, dự báo cao
+ Giúp DN nhìn nhận trước thiệt hại và cơ hội trong kinh doanh để có biện pháp sử dụng và quản lý hiệu quả hơn
+ Kiểm soát rủi ro tfai sản mang tính nghệ thuật trong quản trị-tính sáng tạo,mềm dẻo trong việc kết hợp giữa con người với tài sản
- Các biện pháp chính:
+ Né tránh rủi ro tài sản : việc chủ động ngay từ đầu, loại bỏ những yếu tố nguồn rủi ro, mối hiểm họa và mối nguy hiểm, điều chỉnh hoạt động của DN không cho tiến triển hoặc gặp rủi ro tài sản trong mọi trường hợp
+ Ngăn ngừa RỦI RO tài sản: là việc sử dụng các bp để giảm thiểu tần suất và biên độ rủi ro, tìm cách ngăn mức độ tac động của RỦI RO đến DN đến mức tối đa nhất
VD: Tình trạng thiếu hụt hay dư thừa hàng hóa dự trữ đều là rủi ro tài sản lưu động ảnh hưởng đến chi phí và doanh thu, lợi nhuận của DN, việc ngăn ngừa này chỉ xảy ra 1 lần hoặc hiếm khi...
+ Giảm thiểu tổn thất rủi ro tài sản được thực hiện bằng các bp nhằm kiểm soát rủi ro tài sản như cách làm giảm bớt thiệt hạ, giảm nhẹ sự nghiêm trọng của tổn thất nếu rủi ro xảy ra
1. các hoạt động kiểm soát rủi ro tài sản thể hiện sự chủ động của doanh nghiệp hơn vì:
- Thứ nhất, Để kiểm soát được rủi ro , nhà quản trị phải nắm rõ được tình hình sản xuất kinh doanh của DN mình qua quá trình nhận dạng và phân tích những rủi ro tài sản
- Thứ hai, Doanh nghiệp chủ động hơn trong việc kiểm soát rủi ro tài sản là nhờ họ có những biện pháp kiểm soát một cách linh hoạt, chủ động hơn:
+ Xây dựng hệ thống kiểm soát nội bộ giúp DN nâng cao hiệu quả hđ, tránh những rủi ro tài sản do các nguyên nhân chủ quan
+ Phân loại tài sản chính xác, phù hợp có ý nghĩa trong việc xác định cơ cấu dự trữ tài sản ngắn hạn hợp lý để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục
+ tài sản lưu động thường xuyên cần thiết trong các khâu dự trữ sx, tiêu thụ và trong thanh toán như tiền, hàng tồn kho có vai trò quan trọng, chịu ảnh hưởng bởi quy mô sản xuất kinh doanh, công nghệ chế biến...
+ Với tài sản lưu động không thường xuyên cần thiết thường có nhiều ở doanh nghiệp hoạt động thời vụ thì chỉ cần nguồn vốn đầu tư ngắn hạn là vay ngắn hạn ngân hàng
+ Thiết lập quỹ dự phòng cho các khoản phải thu khó đòi, dự phòng giảm giá hàng tồn kho