Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 31 - 37)

Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

1.1. Cơ sở lý luận về phát triển nông nghiệp đô thị

1.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển nông nghiệp đô thị

a. Vị trí địa lý

Vị trí địa lí có ý nghĩa quan trọng đối với sản xuất nông nghiệp nói chung và NNĐT nói riêng. Vị trí địa lí kết hợp cùng khí hậu, thổ nhưỡng quy định sự có mặt của các hoạt động nông nghiệp. Vị trí địa lý quyết định một số loại nông sản đặc trưng cho từng khu vực. Việt Nam nằm ở khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa nên nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp nhiệt đới với các sản phẩm lương thực đặc trưng như lúa gạo, ngô,... Các nông sản trao đổi trên thị trường thế giới chủ yếu là sản phẩm của nền nông nghiệp nhiệt đới.

Đặc biệt, ý nghĩa KT - XH của vị trí địa lí sẽ tác động đến thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Vị trí địa lý tạo điều kiện kiện thuận lợi hay cạnh tranh đối với thị trường nông sản. Vị trí địa lí của lãnh thổ với đất liền, với biển, với các quốc gia trong khu vực và nằm trong một đới tự nhiên có ảnh

22

hưởng tới phương hướng sản xuất, tới việc trao đổi và phân công lao động trong nông nghiệp.

Việt Nam giáp với các nước trong khu vực có kinh nghiệm trồng cây lương thực thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi trao đổi kinh nghiệm và sản phẩm nông nghiệp. Nước ta cũng nằm trên các trục đường giao thông quan trọng của khu vực, thuận lợi cho xuất nhập khẩu các sản phẩm nông nghiệp. (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2011)

b. Nhân tố tự nhiên

- Đất đai: Đất trồng là tư liệu sản xuất chủ yếu, là cơ sở để tiến hành trồng trọt và chăn nuôi. Không thể không có sản xuất nông nghiệp nếu không có đất đai.

Đất đai không chỉ là môi trường sống, mà còn là nơi cung cấp các chất dinh dưỡng cho cây trồng (các chất khoáng trong đất như N, P, K, Ca, Mg... và các nguyên tố vi lượng). Quỹ đất, cơ cấu sử dụng đất, các loại đất, độ phì của đất có ảnh hưởng rất lớn đến quy mô và phương thức sản xuất, cơ cấu và sự phân bố cây trồng. Mặt dù đất đai tại các đô thị đã được cải tạo nhiều dưới các tác động của con người. Tuy nhiên, nhân tố tự nhiên này vẫn tác động đến phát triển sản xuất và phân bố NNĐT.

- Khí hậu:

Khí hậu có ảnh hưởng rất lớn tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ, và hiệu quả sản xuất nông nghiệp.

Tính mùa của khí hậu quy định tính mùa trong sản xuất và cả trong tiêu thụ sản phẩm.

Hiện tượng thời tiết thất thường ảnh hưởng lớn đến sự phát triển và phân bố cây lương thực, thực phẩm.

Mặc dù có nhiều cải tiến trong sản xuất nông nghiệp tại đô thị nhằm hạn chế bớt sự tác động của các yếu tố tự nhiên. Tuy nhiên, khí hậu với các yếu tố nhiệt độ, lượng mưa, ánh sáng, độ ẩm, chế độ gió và cả những bất thường của

23

thời tiết như bão lũ, hạn hán, gió nóng,… có ảnh hưởng tới việc xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu mùa vụ, khả năng xen canh, tăng vụ và hiệu quả của sản xuất NNĐT.

Khí hậu phân hóa theo mùa cây lương thực - thực phẩm cũng có sự sinh trưởng, phát triển theo mùa với các mùa vụ khác nhau; có thể thâm canh, xen canh, gối vụ,…

Khí hậu phân hóa theo độ cao, tạo nên kiểu khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới (chủ yếu ở TDMNPB và Tây Nguyên) ảnh hưởng tới sự phân bố cây lương thực - thực phẩm.

- Nguồn nước: Muốn duy trì hoạt động nông nghiệp nói chung và NNĐT nói riêng cần phải có đầy đủ nguồn nước ngọt cho cây trồng, nước uống, nước tắm rửa cho gia súc. Nước có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi và hiệu quả của sản xuất nông nghiệp. Việc cung cấp đủ nước và đảm bảo vệ sinh sẽ góp phần đắc lực cho sự phát triển NNĐT. Ngoài các nhân tố tự nhiên trên, các yếu tố địa hình, sinh vật cũng ít nhiều tác động đến sản xuất NNĐT. Chẳng hạn ở nước ta, rác đô thị nằm trên địa hình cao sẽ thuận lợi cho việc trồng các nông sản xứ lạnh mang lại hiệu quả kinh tế cao. (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2011)

c. Khoa học công nghệ

Khoa học công nghệ thật sự trở thành đòn bẩy thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển NNĐT. Nhờ nghiên cứu, ứng dụng các tiến bộ kĩ thuật, con người hạn chế được những ảnh hưởng của tự nhiên, chủ động hơn trong các hoạt động nông nghiệp, tạo ra nhiều giống cây, giống con mới cho năng suất và hiệu quả kinh tế cao, tạo điều kiện hình thành các khu vực chuyên canh, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu NNĐT theo hướng CNH. Nhờ sự tiến bộ của KHCN mà trong quá trình sản xuất cây lương thực - thực phẩm đã được cơ giới hóa, thủy lợi hóa, điện khí hóa, hóa học hóa, sinh học hóa và giúp mở rộng quy mô sản xuất, đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2011)

d. Thị trường

24

Cụm từ "thị trường nông nghiệp" được sử dụng với ngụ ý phạm trù thị trường được sử dụng có liên quan đến nông nghiệp nông thôn. Về bản chất, thị trường nông nghiệp nói chung được hiểu là một tập hợp những thoả thuận, dựa vào đó mà các chủ thể kinh tế trong và ngoài ngành nông nghiệp có thể trao đổi được các hàng hoá nông sản hay các dịch vụ cho nhau. Cũng giống như trong bất kỳ ngành kinh tế nào của nền kinh tế quốc dân, trong nông nghiệp, sự phát triển của thị trường tuỳ thuộc trình độ phát triển của kỹ thuật sản xuất, trình độ chuyên môn hoá của ngành và của các vùng nông nghiệp.

Trong điều kiện nền nông nghiệp kém phát triển, tỷ suất hàng hoá chưa cao, các cuộc trao đổi quyền sở hữu các sản phẩm thường diễn ra trực tiếp giữa nông dân với người tiêu dùng thực phẩm. Phần lớn các hộ nông dân đem các sản phẩm dư ngoài phần tiêu dùng đến các chợ địa phương để bán cho những người tiêu dùng khác.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển, người ta ít tiêu dùng trực tiếp các nông sản thô hơn. Phần lớn các nông sản thô sau khi thu hoạch đều phải trải qua những khâu chế biến nhất định theo những yêu cầu nhất định về chất lượng, thẩm mỹ, dinh dưỡng, vệ sinh... với những trình độ kỹ thuật khác nhau, rồi thông qua hệ thống thương nghiệp bán lẻ để đến với người tiêu dùng cuối cùng.

Như vậy là cùng với sự phát triển ngày càng cao của sản xuất và trao đổi hàng hoá trong nông nghiệp, thị trường nông nghiệp phát triển ngày càng phức tạp.

Tính chất phức tạp và đa dạng của thị trường nông nghiệp là do tính đa dạng trong nhu cầu tiêu dùng các loại nông sản thực phẩm của người dân ở thành thị hay nông thôn.

Thị trường là nhân tố có vai trò quan trọng hàng đầu đối với mọi ngành sản xuất vật chất, trong đó có NNĐT. Sự phát triển của thị trường cả trong và ngoài nước không chỉ thúc đẩy sự phát triển của NNĐT và giá cả nông sản mà còn có tác dụng điều tiết đối với sự hình thành và phát triển các loại hình sản

25

xuất và các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tại các đô thị. (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2011)

1.1.4.2. Nhân tố chủ quan

a. Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp

Cơ sở hạ tầng là tổng thể các điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật và kiến trúc đóng vai trò nền tảng cơ bản cho các hoạt động nông nghiệp được diễn ra một cách bình thường. Đây là nhân tố tạo nên sự đột phá trong lĩnh vực nông nghiệp. Sự hoàn thiện của CSHT và CSVCKT tạo tiền đề thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng CNH - HĐH.

(Nguyễn Đăng Nghĩa, 2011) b. Nguồn vốn

Vốn được hiểu là các của cải vật chất do con người tạo ra và tích lũy lại.

Nó có thể tồn tại dưới dạng vật thể hoặc vốn tài chính. Xét một phương diện tổng quát nguồn vốn đầu tư là thuật ngữ dùng để chỉ các nguồn tập trung và phân phối vốn cho đầu tư kinh tế đáp ứng nhu cầu chung của nhà nước và của xã hội. Nguồn vốn đầu tư bao gồm nguồn đầu tư trong nước và nguồn đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn có vai trò to lớn đối với sự phát triển và phân bố nông nghiệp. Nguồn vốn tăng nhanh, được phân bổ và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ tác động đến tăng trưởng và mở rộng sản xuất, đáp ứng các chương trình phát triển nông nghiệp. (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2011)

c. Chính sách nông nghiệp địa phương

Chính sách nông nghiệp là chính sách bảo vệ lợi ích kinh tế của nông dân thông qua các biện pháp như trợ giá, trợ cấp thu nhập trực tiếp và khuyến khích nâng cao hiệu quả thông qua việc hỗ trợ họ trong quá trình cơ giới hóa, áp dụng công nghệ mới và hình thức tổ chức mới. Tính hợp lý của các chính sách nông nghiệp có thể suy ra từ chính bản chất của nó: khác với công nghiệp, ngành nông nghiệp dễ bị tổn thương bởi các biến cố nằm ngoài tầm kiểm soát của

26

nông dân như thời tiết, thị trường thế giới. Vì vậy, mức cung về nông sản biến động mạnh qua các năm và điều này làm cho giá nông sản và thu nhập của nông dân thay đổi đáng kể.

Bên cạnh đó, cuộc cách mạng trong nông nghiệp có xu hướng làm cho cung về nông sản tăng nhanh hơn cầu, dẫn tới giá nông sản liên tục giảm và thu nhập của nông dân cũng giảm theo. Hai nguyên nhân này và những hậu quả về mặt văn hóa - xã hội - chính trị mà chúng có thể gây ra làm cho chính sách nông nghiệp trở nên cần thiết. Chính sách có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hay hạn chế sự phát triển NNĐT. Ngoài ra, các chính sách nông nghiệp ảnh hưởng đến các hình thức tổ chức lãnh thổ nông nghiệp cũng như các mô hình sản xuất NNĐT. (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2011)

d. Dân cư và nguồn lao động

Dân cư và nguồn lao động ảnh hưởng đến hoạt động NNĐT dưới hai góc độ: là lực lượng sản xuất trực tiếp và là nguồn tiêu thụ các nông sản.

- Dưới góc độ là lực lượng sản xuất trực tiếp để tạo ra các sản phẩm nông nghiệp, nguồn lao động được coi là nhân tố quan trọng để phát triển nông nghiệp theo chiều rộng (mở rộng diện tích, cải tạo đất,…) và theo chiều sâu (thâm canh, tăng vụ, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật,…). Tuy nhiên, nguồn lao động không chỉ được xem xét về mặt số lượng mà còn cả về mặt chất lượng như trình độ học vấn, tỉ lệ lao động được đào tạo nghề nghiệp, tình trạng thể lực của người lao động,… Nếu nguồn lao động đông và tăng nhanh, trình độ học vấn và tay nghề thấp, thiếu việc làm sẽ trở thành gánh nặng cho nền nông nghiệp nói chung và nông nghiệp tại các đô thị nói riêng.

- Dưới góc độ là nguồn tiêu thụ, thói quen tiêu dùng, nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp sẽ ảnh hướng rất lớn đến sản xuất NNĐT. (Nguyễn Đăng Nghĩa, 2011)

Một phần của tài liệu Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh (Luận văn thạc sĩ) (Trang 31 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)