Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
2.3.1. Nhóm các chỉ tiêu về phát triển kinh tế xã hội thành phố Cẩm Phả Để phản ánh nội dung khác nhau của phát triển kinh tế thành phố Cẩm Phả cần phải có các nhóm chỉ tiêu khác nhau:
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm hay bình quân năm của một giai đoạn nhất định.
- Nhóm các chỉ tiêu phản ánh sự biến đổi về cơ cấu kinh tế xã hội: chỉ số cơ cấu kinh tế theo ngành trong GRDP; chỉ số cơ cấu về hoạt động ngoại
38
thương; tỷ lệ dân cư sống trong khu vực thành thị trong tổng số dân; tỷ lệ lao động làm việc trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ…
- Nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng cuộc sống gồm:
+ Thu nhập bình quân đầu người và tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người.
+ Các chỉ số về dinh dưỡng: số calo bình quân/ người/ năm.
+ Các chỉ số về giáo dục: tỷ lệ người biết chữ, số năm đi học bình quân…
Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển giáo dục của một quốc gia và mức độ hưởng thụ dịch vụ giáo dục của dân cư.
+ Các chỉ số về y tế: tỷ lệ trẻ em trong các độ tuổi, số bác sĩ trên một nghìn dân… Các chỉ số này phản ánh trình độ phát triển y tế của một quốc gia và mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế của dân cư.
+ Các chỉ số phản ánh về công bằng xã hội và nghèo đói: tỷ lệ nghèo đói và khoảng cách nghèo đói, chỉ tiêu phản ánh mức độ bình đẳng giới, chỉ số phản ánh công bằng xã hội. Ngoài ra, có thể có các chỉ tiêu khác như các chỉ tiêu phản ánh sử dụng nước sạch hay các điều kiện về kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội khác…
+ Chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số này được tổng hợp từ ba chỉ số: thu nhập bình quân đầu người, mức độ phổ cập giáo dục, tuổi thọ trung bình. Như vậy HDI không chỉ phản ánh mức sống vật chất, mà còn đo lường cả mức sống tinh thần của dân cư. HDI đo lường chính xác hơn chất lượng cuộc sống của dân cư.
2.3.2. Nhóm các chỉ tiêu đánh giá phát triển nông nghiệp đô thị thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
- Nhóm chỉ tiêu về nông nghiệp đô thị của doanh nghiệp (hợp tác xã, công ty):
+ Số lượng doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông nghiệp đô thị trên địa bàn? Số lượng này tăng lên hay giảm đi trong những năm gần đây? Tại sao?
39
+ Tên doanh nghiệp/hợp tác xã, địa chỉ giao dịch, số thành viên,...
+ Loại hình sản xuất kinh doanh: sản xuất, sản xuất-kinh doanh, buôn bán thương mại
+ Loại hình nông nghiệp đô thị và ngành nghề sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi, hoa viên cây cảnh và sinh vật cảnh,…).
+ Năm bắt đầu hoạt động kinh doanh.
+ Sản phẩm kinh doanh (số lượng và loại sản phẩm).
+ Khách hàng (trong thành phố, trong tỉnh, ngoài nước).
+ Thu nhập và cấu trúc thu nhập từ nông nghiệp đô thị, các giá trị khác từ nông nghiệp đô thị (môi trường cảnh quan, du lịch sinh thái,...).
+ Khó khăn thách thức, yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp đô thị,...
- Nhóm chỉ tiêu về nông nghiệp đô thị của hộ sản xuất và cá nhân
+ Đặc điểm danh tính chủ hộ và cá nhân (họ tên, tuổi, dân tộc, học vấn, nhân khẩu, lao động, phân loại kinh tế,…).
+ Ngành sản xuất nông nghiệp đô thị.
+ Các nguồn vốn sinh kế của hộ (vốn tự nhiên, vốn con người, vốn vật chất, vốn xã hội, vốn tài chính).
+ Hoạt động sinh kế và thu nhập từ nông nghiệp đô thị.
+ Sản phẩm, giá trị sản xuất và thay đổi giá trị sản xuất qua các năm.
+ Thị trường tiêu thụ sản phẩm.
+ Khó khăn, nguyện vọng và mong muốn,…
- Chỉ tiêu hiệu quả phát triển nông nghiệp đô thị: mức độ đóng góp của yếu tố nông nghiệp đô thị nói riêng cho ngành nông nghiệp nói chung của thành phố Cẩm Phả
Tỷ lệ đóng góp = Mức tăng so với năm trước do yếu tố NNĐT đóng góp
Tổng mức tăng so với năm trước x 100%
40
Chương 3