Chương 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG CHÂM “ĐÁNH CHẮC, TIẾN CHẮC” TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
2.1. Nét đặc sắc của nghệ thuật quân sự Việt Nam trong chiến dịch Điện Biên Phủ
Trải qua thời gian kháng chiến trường kì chống giặc ngoại xâm của quân và dân ta, nghệ thuật quân sự đã hình thành và phát triển không ngừng, đây là những bài học kinh nghiệm cho các thế hệ đi sau.
Khi thực hiện chủ trương chiến lược tiến công vào tập đoàn cứ điểm ĐBP, vấn đề đặt ra với ta là phải làm thế nào để bảo đảm “chắc thắng”. Hai phương châm: “Đánh nhanh thắng nhanh” và “Đánh chắc, tiến chắc” được đưa ra. Tuy nhiên dựa vào xem xét và đánh giá tình hình thực tế chiến trường khi tiến công, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Bộ Tư lệnh chiến dịch thấy rằng: Địch ở tập đoàn cứ điểm ĐBP được xây dựng vững chắc hơn rất nhiều, như thực dân Pháp đã khẳng định đây là “một pháo đài bất khả xâm phạm”.
Sau khi xem xét tình hình trận địa và bàn bạc với cố vấn Vi Quốc Thanh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất với Đảng ủy, Bộ chỉ huy chiến dịch thay đổi phương châm tác chiến. Từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang
“Đánh chắc, thắng chắc”. Xây dựng trận địa chiến hào từ xa đến gần, ta thực hiện “vây lấn” cứ điểm tập đoàn địch từ ngoài vào trong. Hiệp đồng chặt chẽ các lực lượng với quy mô lớn, tiến hành “trói địch lại”, đánh “bóc vỏ”.
Nghệ thuật vây hãm và đột phá đã được bộ đội của ta kết hợp một cách hiệu quả trong chiến dịch này. Vây hãm tạo điều kiện cho bộ đội đột phá, đột phá thắng để vây hãm chặt hơn. Quân ta đã vận dụng linh hoạt, liên hoàn các phương án tác chiến, từ chậm đến nhanh, rồi lại về chậm và cuối cùng là chuyển sang tổng công kích giành toàn thắng chiến dịch ĐBP.
23
Vận dụng sáng tạo cách đánh chiến dịch, dựa vào hệ thống trận địa, thực hiện vây hãm và đột phá, kết hợp đánh chính diện với các mũi thọc sâu, luồn sâu, tạo thế chia cắt địch; kết hợp với các đợt đánh lớn, đánh vừa và thường xuyên vây lấn, ngày càng siết chặt vòng vây, tạo thời cơ thực hành tổng công kích tiêu diệt toàn bộ quân địch.
2.1.2. Phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” là yếu tố góp phần quyết định làm nên thắng lợi vẻ vang của chiến dịch Điện Biên Phủ
Quyết định sử dụng phương án tác chiến “Đánh chắc, tiến chắc” đã làm thay đổi cục diện chiến dịch, là yếu tố quyết định làm nên chiến dịch ĐBP.
Ngày 26/1/1954, Đảng ủy mặt trận họp bàn để phân tích, đánh giá tình hình, từ đó chọn phương án tác chiến phù hợp cho trận quyết chiến. Trước khi diễn ra cuộc họp, Đại tướng đã hội ý với trưởng đoàn cố vấn Trung Quốc Vi Quốc Thanh. Sau khi phân tích tình hình chiến trường, Đại tướng nhận thấy phương án tác chiến “Đánh nhanh thắng nhanh” không còn phù hợp phải đổi phương án tác chiến mới. Sau khi nghe Đại tướng Võ Nguyên Giáp trình bày, cố vấn Vi Quốc Thanh cũng nhận ra “không thể đánh theo kế hoạch đã định”
[6]. Sau khi bàn bạc kĩ lưỡng, hai người đi đến quyết định là thống nhất chuyển phương châm tác chiến.
Vào cuối năm 1953, thực dân Pháp bắt tay thực hiện các kế hoạch như đã đề ra đối với cứ điểm ĐBP. Chúng tập trung xây dựng ĐBP thành một cứ điểm quân sự phòng thủ mạnh chưa từng có ở Đông Dương, nhằm thu hút quân đội của ta giao chiến với 49 cứ điểm nằm trong 8 cụm và chia thành 3 phân khu là phân khu Bắc, phân khu Nam và phân khu Trung tâm của chúng.
Dọc theo thung lũng Mường Thanh là những pháo đài quân sự được đánh giá là “không thể công phá” như Pháp đã khẳng định. Bằng sức mạnh không quân uy lực, hệ thống hàng rào dây thép gai, những bãi mìn chi chít, máy móc, xe tăng thuộc vào loại hiện đại nhất và những binh lính thuộc mọi thành
24
phần được tập trung lại toàn bộ ở ĐBP, cho thấy Pháp đã dồn hết lực lượng vào trận chiến này. Những người được đánh giá rất cao từ Na-va cho đến Cogny và De Castries đều cố gắng biến ĐBP thành “máy say thịt”, tiêu diệt quân đội Việt Nam, đàn áp các phong trào cách mạng đang phát triển và trở lại vị trí thống trị nước ta.
Pháp tại ĐBP lúc này rất tự tin với những gì mình đang có, và luôn cho rằng quân ta không thể nào công phá được “con nhím khổng lồ” ĐBP. Về phía ta, lãnh đạo chiến dịch ĐBP là Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng gánh trên vai một sứ mệnh nặng nề, quyết tâm giành thắng lợi đánh đuổi thực dân Pháp. Nhưng trước khi diễn ra chiến dịch Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhận thấy một số vấn đề không ổn nếu đánh theo phương châm “Đánh nhanh thắng nhanh”. Một số đơn vị đã đề nghị trả bớt pháo vì quá nhiều. Gần đến ngày chiến đấu, mở màn trận chiến mà nhiều pháo của ta vẫn chưa vào được trận địa đã định, tại những vị trí pháo đã vào được lại vô cùng trống trải, nếu tinh ý địch sẽ dễ phát hiện được và phản pháo gây cho ta nhiều tổn thất.
Ngoài ra mỗi ngày Tập đoàn cứ điểm ĐBP lại được Pháp củng cố bằng rất nhiều xe tăng, pháo 105mm, 115mm, vũ khí hiện đại và lính chiến đấu.
Cuốn “Điện Biên Phủ - Điểm hẹn lịch sử” đã ghi lại rõ những trăn trở của Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
Thứ nhất: Bộ đội chủ lực của ta đến nay chỉ tiêu diệt cao nhất là tiểu đoàn địch tăng cường, có công sự vững chắc ở Nghĩa Lộ. Ở Nà Sản, chúng ta mới đánh vào vị trí tiểu đoàn, dưới tiểu đoàn, công sự dã chiến nằm trong tập đoàn cứ điểm, vẫn có những trận không giành thành công, bộ đội thương vong nhiều.
Thứ hai: Trận này tuy ta không có máy bay, xe tăng nhưng đánh hiệp đồng binh chủng bộ binh, pháo binh với quy mô lần đầu, mà chưa qua diễn tập. Vừa qua, có trung đoàn trưởng xin trả lại pháo vì không biết phối hợp như thế nào.
25
Thứ ba: Bộ đội của ta từ trước tới nay chỉ quen tác chiến ban đêm, ở những địa hình ẩn náu. Chủ lực của ta chưa có kinh nghiệm công kiên ban ngày trên trận địa bằng phẳng, với một kẻ địch có ưu thế về máy bay, pháo binh và xe tăng. Trận đánh diễn ra trên một cách đồng dài 15 km và rộng 6 - 7 km. Tất cả mọi khó khăn đó đều chưa được bàn bạc kĩ và tìm cách khắc phục.
Đứng trước tình hình khó khăn đó của ta và sự lớn mạnh của địch, cùng với lời dặn dò của Bác cho Đại tướng trước khi ra trận là “chắc thắng mới đánh, không chắc thắng không đánh” lời Bác như “kim chỉ nam”, mệnh lệnh tuyệt đối, định hướng trong từng nhiệm vụ chỉ huy chiến đấu tại ĐBP. Và cuối cùng quyết định hoãn binh được công bố chỉ cách thời gian nổ súng vài tiếng đồng hồ. Quyết định thay đổi này vào phút chót mang ý nghĩa vô cùng quan trọng, là yếu tố dẫn đến thắng lợi của chiến dịch, chấm dứt giấc mộng của thực dân Pháp tại Việt Nam nói riêng, với Đông Dương nói chung, là tiền đề cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ sau này. Đại đoàn trưởng 312 Lê Trọng Tấn nói: “Nếu không có quyết định chuyển phương châm ngày đó thì phần lớn chúng tôi sẽ không có mặt trong kháng chiến chống Mĩ”. Riêng Đại đoàn trưởng Vương Thừa Vũ nói: “... Tôi nghĩ nếu lần đó cứ “Đánh nhanh giải quyết nhanh” thì cuộc kháng chiến có thể lùi lại mười năm?...”.
Quyết định này của ta đã làm cho Bộ chỉ huy của quân đội Pháp hoàn toàn bất ngờ. Phản ánh được tư duy quân sự sắc sảo và xử lí thực tiễn linh hoạt, sáng tạo, trước hết là của chỉ huy trưởng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và tập thể Đảng uỷ, Bộ chỉ huy chiến dịch.