Chương 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG CHÂM “ĐÁNH CHẮC, TIẾN CHẮC” TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ
2.3. Ý nghĩa và bài học kinh nghiệm rút ra trong chiến dịch Điện Biên Phủ và phương châm “Đánh chắc, tiến chắc”
2.3.2. Bài học kinh nghiệm
2.3.2.1. Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ chiến dịch Điện Biên Phủ
Chiến thắng ĐBP là thành quả của 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp. Thời gian không hề làm phải mờ chiến công lịch sử, những kinh nghiệm thực tiễn của chiến dịch ĐBP còn giữ nguyên giá trị. Đó là kinh nghiệm về sức mạnh to lớn khôn lường của một dân tộc đoàn kết đứng lên chiến đấu giành quyền sống thiêng liêng, “thà hi sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”. Những bài học từ chiến dịch ĐBP 40 năm sau vẫn nóng hổi tính thời sự. Chiến thắng lịch sử này dạy chúng ta giữ vững cái “bất biến” là con đường cách mạng Bác Hồ đã lựa chọn để giữ vững độc lập, chủ quyền và bản sắc văn hóa dân tộc. Tự lực tự cường, luôn luôn đổi mới phù hợp với thực tiễn và quy luật khách quan, đưa đất nước vững bước đi lên, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” và mọi nguy cơ có thể đến từ nhiều phía.
Chiến thắng ĐBP là bài học về tiến hành chiến tranh nhân dân toàn dân, toàn diện, vừa kháng chiến, vừa kiến quốc, vừa chống giặc đói, giặt dốt, vừa chống ngoại xâm, tạo nên sức mạnh tổng hợp đánh thắng mọi kẻ thù xâm lược, dù chúng có mạnh tới đâu. Bài học về phát huy tinh thần yêu nước, ý chí quyết chiến, quyết thắng của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta. Bài học về phát huy tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường và sáng tạo, tìm tòi, xác định đúng đường lối cách mạng và nghệ thuật quân sự Việt Nam. Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, sự lãnh đạo tài tình, sáng suốt luôn bám sát vào thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Những kinh nghiệm về kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.
39
2.3.2.2. Mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa trong thời kì mới
Nhớ lại ngày chiến thắng năm nào, trên chiến trường khói đạn còn chưa tan hết, các chiến sĩ ĐBP đã nhận được điện khen của Bác Hồ, kèm theo lời dặn dò không bao giờ cũ: “Thắng lợi tuy lớn nhưng mới là bắt đầu”, “không nên vì thắng mà kiêu, không nên chủ quan khinh địch”. Bác cũng từng dạy bảo: Muốn “xây cầu thắng lợi”, phải củng cố chắc cái “nền nhân dân”, và đừng quên chống loài mối mọt.
Trong tình hình đất nước hôm nay, nhân dân ta quyết tâm làm theo lời Bác. Mang tinh thần “quyết chiến quyết thắng” của chiến dịch ĐBP vào mặt trận xây dựng và BVTQ, con người Việt Nam tự hào, phấn khởi, quyết tâm chống lại những dòng nước ngược, đưa đất nước cất cánh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ cuộc sống ấm no, công bằng, văn minh và phát triển. Nhắc nhở chúng ta phát huy sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, học tập và lao động sáng tạo, kiên quyết đưa đất nước từng bước đuổi kịp trình độ phát triển của thế giới.
Các cấp ủy Đảng và chính quyền phải vì lợi ích của nhân dân, thường xuyên đối thoại, lắng nghe, học hỏi, tiếp thu ý kiến của nhân dân. Quan tâm và phát triển giai cấp công nhân cả về số lượng và chất lượng, xây dựng và phát huy vai trò của giai cấp nông dân, chủ thể của quá trình phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. Xây dựng đội ngũ trí thức ngày càng lớn mạnh, có chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước. Tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước góp phần thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng một Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Tại lễ kỉ niệm 60 chiến thắng ĐBP, trong bài diễn văn của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã nói: “Chúng ta cần phải thực hiện tốt hơn nữa
40
Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI về “một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với thực hiện đạt hiệu quả thiết thực chỉ thị 03-CP/TW của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; kiên quyết đấu tranh đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong cán bộ, Đảng viên và trong xã hội;
chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí; củng cố tăng cường niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, chế độ xã hội chủ nghĩa” [2].
Chúng ta cần ra sức xây dựng, củng cố nền QPTD và ANND vững chắc, xây dựng QĐND và CAND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có bản lĩnh chính trị vững vàng, trung thành tuyệt đối với Đảng với Tổ quốc và nhân dân, đủ sức hoàn thành mọi nhiện vụ trong giai đoạn cánh mạng mới. “Uống nước nhớ nguồn” Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội ta cần quan tâm, chăm lo tốt hơn nữa đời sống vật chất, tình thần của các mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sĩ, các thương binh, bệnh binh, cực chiến binh,... Những người có công với đất nước, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, nâng cao đời sống của đồng bào vùng cao và hải đảo. Thực hiện thắng lợi nhiệm vụ BVTQ trong tình hình mới, Bác Hồ có câu: “Các vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”. “Dựng nước đi đôi với giữ nước” là quy luật tồn tại và phát triển của dân tộc ta. BVTQ là nhiệm vụ xuyên suốt, là trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân phải: “Tích cực, chủ động chuẩn bị các lực lượng đủ mạnh và các kế hoạch, phương án tác chiến cụ thể, khoa học, sẵn sàng bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của Tổ quốc trong mọi tình huống”, đồng thời “Tằng cường tiềm lực quốc phòng và an ninh; xây dựng thế trận QPTD, thế trận ANND vững chắc” [20]. Trong tình hình mới hiện nay ta cần tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lí của Nhà nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nâng cao năng lực tham mưu của các ngành, kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ Việt
41
Nam XHCN. Chăm lo xây dựng lực lượng quân đội và công an nhân dân vững mạnh toàn diện, lấy xây dựng chính trị vững mạnh làm cơ sở. Kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng, an ninh, đối ngoại, pháp luật, mở rộng quan hệ đối ngoại quốc tế về quốc phòng, quân sự.
Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Trung ương 8 (khóa XI) về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới, quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội XI của Đảng về công tác đối ngoại; năm 2013 Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng ra Nghị quyết 806-NQ/QUTƯ về hội nhập quốc tế và đối ngoại quốc phòng đến năm 2020 và những năm tiếp theo. Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng, và các nghị quyết, hỉ thị của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; dưới sự lãnh đạo của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương, lực lượng vũ trang cùng với các bộ, ban ngành Trung ương và địa phương tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ chủ yếu. Trong tình hình hiện nay, chúng ta cần có sự thống nhất cao từ nhận thức đến hành động. Xác định rõ xây dựng chủ nghĩa xã hội và BVTQ là hai mặt hoạt động diễn ra trong mỗi con người, mỗi tổ chức, mỗi cấp, mỗi ngành, trong mọi lĩnh vực đời sống xã hội.
Về mặt kinh tế từ một nền kinh tế bao cấp một thời có tác dụng tích cực trong chiến tranh, chúng ta đã chuyển sang nền kinh tế hàng hóa, mở cửa với cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa khi tình hình đã thay đổi. Mặc dù còn nhiều khó khăn, phức tạp, những thành tựu đã thu được trong mấy năm gần đây chứng tỏ đường lối đổi mới của Đảng là đúng đắn. với sự nỗ lực chủ quan vượt bậc, nền kinh tế của nước ta phát triển trong ổn định, đời sống nhân dân từng bước cải thiện, đất nước đang đứng trước vận hội hết sức lớn lao.
Từ Đại hội VI đến nay, chính sách Đảng và Nhà nước ta chủ trương tranh thủ sự hợp tác và viện trợ quốc tế về vốn đầu tư, khoa học và công nghệ, đưa nền kinh tế nước ta từng bước đến kịp với nền kinh tế các nước
42
tiên tiến và phát triển. Càng “mở cửa” ra thế giới chúng ta càng nêu cao tinh thần tự lực tự cường, độc lập dân chủ, ra sức nâng cao dân trí, bồi dưỡng lao động, đào tạo nhân tài, giữ vững bản sắc văn hóa dân tộc, phát huy cao độ mọi tiềm lực và tài nguyên đất nước, nhất là thế mạnh của con người Việt Nam, chinh phục những đỉnh cao mới trên mặt trận xây dựng đất nước hiện nay.
Tiểu kết chương 2
Chiến thắng ĐBP với phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” là một đỉnh cao của trí tuệ quân sự Việt Nam, là chiến thắng vĩ đại của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, ánh sáng soi đường cho phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. Chiến thắng này là sự tổng hòa của nhiều yếu tố, trong đó sự thay đổi phương châm tác vào phút chót có ý nghĩa quyết định tới cục diện trận chiến.
“Quyết định khó khăn nhất” thay đổi phương châm tác chiến của vị Tư lệnh chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ đã trở thành bài học sâu sắc có giá trị lịch sử cũng như mang giá trị thực tiễn hiện nay, đó là bài học bám sát cơ sở, nắm vững thực tiễn, kết hợp lí luận và thực tiễn trong công tác tham mưu để đưa ra những quyết định đúng đắn, phù hợp. Chiến dịch Điện Biên Phủ đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm sâu sắc và vô cùng ý nghĩa, quý giá cho các thế hệ đi sau trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc trong tình hình mới.