Căn cứ chuyển đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”

Một phần của tài liệu Chiến dịch điện biên phủ với phương châm “đánh chắc, tiến chắc” giành thắng lợi vẻ vang (Trang 34 - 43)

Chương 2: TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHƯƠNG CHÂM “ĐÁNH CHẮC, TIẾN CHẮC” TRONG CHIẾN DỊCH ĐIỆN BIÊN PHỦ

2.2. Quyết định đổi phương án tác chiến của Đảng ủy và chỉ huy chiến dịch

2.2.2. Căn cứ chuyển đổi phương châm tác chiến từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc”

2.2.2.1. Tình hình chung của chiến dịch Điện Biên Phủ

Cuộc chiến ở ĐBP sẽ diễn ra trên cả địa hình đồi núi và đồng bằng.

Những cứ điểm nằm trên dãy đồi phía Đông tạo thành bức bình phong che chắn vững chắc cho khu Trung tâm. Mọi cuộc chiến tiến công của bộ đội ta trên cánh đồng đều phải vượt qua hỏa lực máy bay, đại bác, xe tăng và sự phản công của quân cơ động, kể cả quân dù, trước khi đối đầu với hỏa lực bắn thẳng, hàng dào dây thép gai và bãi mìn của bản thân cứ điểm chúng ta đều phải vượt qua rất nhiều trở ngại và khó khăn.

Vào lúc này tình hình rất bất lợi cho ta, quân đội ta gặp nhiều khó khăn do chưa được tập luyện, mà ta lại chỉ quen với cách đánh ban đêm có sương mù và nơi dễ ẩn náu, pháo binh vào trận muộn nên chưa thể đánh phá được, lịch tiến công bị đẩy lùi, khó khăn chồng chất khó khăn, sau đó lịch tiến công của ta lại bị Pháp phát hiện, buộc ta không thể đánh và tiến công theo như kế hoạch cũ, phương châm cũ là “Đánh nhanh thắng nhanh” được nữa. Thế địch hiện giờ rất mạnh về cả quân đội và cả trang thiết bị vũ khí, mà đây lại còn là cứ điểm mà Pháp xây dựng vững chắc nhất tại nước ta, chúng còn gọi ĐBP là

pháo đài bất khả xâm phạm” vì vậy tình hình rất bất lợi cho ta nếu thực hiện theo cách đánh cũ.

Trước tình hình đó Bộ chỉ huy của ta đã cố gắng khắc phục khó khăn và nhận ra được hai nhược điểm lớn của “con nhím” ĐBP. Đầu tiên là tính cứng nhắc và thụ động của hệ thống phòng ngự bằng tập đoàn cứ điểm mà quân địch đã lựa chọn. Tập đoàn cứ điểm là một kết cấu chặt chẽ của nhiều cứ điểm, nhưng trong thực tế vẫn là những cứ điểm tách rời. Quân địch ở đó đông nhưng nếu một cứ điểm bị tấn công thì lực lượng đối phó chủ yếu vẫn là lực lượng của bản thân cứ điểm đó, lại cộng thêm yểm trợ hỏa lực từ xa và sự

28

can thiệp của một lực lượng quân ứng chiến không đông mà ta có điều kiện để hạn chế được. Đây là hạn chế của địch vô cùng có lợi cho ta, là nhược điểm lớn để quân ta tập trung sức mạnh tiêu diệt từng cứ điểm một vào thời gian thích hợp. Thứ hai là tính cô lập của bản thân “con nhím” ĐBP. ĐBP nằm chơ vơ giữa vùng núi mênh mông đã hoàn toàn giải phóng, rất xa căn cứ hậu phương, nhất là các căn cứ không quân lớn của địch, mọi chi viện, tiếp tế đều nhờ vào đường không, nếu đường không bị hạn chế hay cắt đứt, địch sẽ nhanh chóng mất sức chiến đấu.

Do đó, mà ta đã quyết định lựa chọn cách “Đánh chắc, tiến chắc”.

Thay vì một cuộc tiến công vào toàn bộ cứ điểm, ta đã xây dựng trận địa bao vây chia cắt quân địch, đưa pháo vào những vị trí an toàn, đặt những cứ điểm trong tầm bắt, khống chế các sân bay, tiếp theo sẽ tiến hành một loạt các trận công kiên, tiêu diệt trung tâm đề kháng, cắt đứt cứu viện từ các sân bay, tiến tới bóp nghẹt “con nhím” ĐBP. Cách đánh này là cách đánh phù hợp với bộ đội của ta nhất.

2.2.2.2. Tương quan lực lượng

Trong chiến dịch ĐBP so sánh lực lượng giữa quân ta và quân đội Pháp, luôn cho thấy ta hoàn toàn ở thế “yếu đánh mạnh”. Nhưng không phải vì thế mà quân đội ta nản lòng, yếu thế, mà từ đó lòng yêu nước nồng nàn, ý chí căm thù và lòng dũng cảm, hi sinh vì Tổ quốc của quân ta được dâng cao.

Về phía quân địch ở ĐBP có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, gồm phần lớn là các đội quân tinh nhuệ bậc nhất của đội quân viễn chinh, 2 tiểu đoàn pháo 105 ly, 2 tiểu đoàn súng cối 120 ly, 1 đại đội pháo 155 ly, 1 đại đội 10 chiếc xe tăng 18 tấn. Lực lượng không quân thường trực tại sân bay Mường Thanh có 7 khu trục, 5 trinh sát, 4 máy bay vận tải và 1 trực thăng.

Ngoài ra địch sẽ dành 2/3 lực lượng máy bay nén bom, máy bay tiêm kích toàn Đông Dương và 100% máy bay vận tải để yểm trợ cho ĐBP trong trường hợp bị tiến công. Tổng số quân địch ở ĐBP khoảng 12.000 người.

29

Còn về lực lượng của ta gồm có 9 trung đoàn bộ binh, 27 tiểu đoàn, 1 trung đoàn sơn pháo 75 ly, 2 tiểu đoàn pháo 105 ly, 4 đại đội súng cối 120 ly, 1 trung đoàn cao xạ pháo 37 ly và 2 tiểu đoàn công binh. So sánh lực lượng bộ binh, ta hơn địch về số tiểu đoàn (27/12) nhưng quân số mỗi tiểu đoàn ta chỉ bằng 2/3 quân số tiểu đoàn của địch và trang bị thì yếu hơn nhiều. Về lực lượng pháo yểm hộ trực tiếp cho bộ binh ta hơn địch ít nhiều về số lượng (64/48 khẩu), nhưng đạn pháo dự trữ của ta rất hạn chế. Ta hoàn toàn không có xe tăng và chỉ có 1 trung đoàn cao xạ 37 ly để đối phó với toàn bộ không quân của địch.

Nhận định về lực lượng giữa ta và địch, một lần nữa cho thấy quân ta không có ưu thế về binh lực trước kẻ thù, ngay về số lượng bộ binh đơn thuần ta cũng không hơn địch là bao nhiêu mà thông thường thì phía tiến công phải có lực lượng lớn hơn bên phòng ngự tối thiểu là 2 đến 3 lần vì vậy mà lúc bấy giờ chúng ta vẫn ở thế “yếu đánh mạnh”.

2.2.2.3. Quyết định khó khăn chuyển phương châm tác chiến của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Vào trong thời điểm này tướng Đờ Cát-tơ-ri cho quân rải truyền đơn thách thức Bộ chỉ huy mặt trận của ta giao chiến. Gửi Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Nghe tin Ngài mang nhiều sư đoàn lên đây giao chiến và định đem quân vào ăn tết ở Điện Biên Phủ! Chúng tôi sẵn sàng tiếp đón Ngài”. Chúng xây dựng ĐBP thành một “pháo đài bất khả xâm phạm”, “một véc-đoong ở Đông Nam Á”. Nhiều đêm thao thức suy tính cân nhắc kĩ lưỡng Đại tướng vẫn chỉ nhận thấy rất ít yếu tố thắng lợi nếu ta thực hiện đánh nhanh, mà trận đánh này ta không được phép thua như Bác Hồ đã căn dặn “phải đánh cho thắng, không chủ quan nóng vội, không mạo hiểm, phải chắc thắng mới đánh” [11].

Sau khi kiểm tra cân nhắc kĩ lực lượng của ta và địch, Đại tướng Võ Nguyễn Giáp, Bí thư Đảng ủy kiêm Chỉ huy trưởng mặt trận quyết định thay

30

đổi phương châm chiến dịch từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc tiến chắc”. Đại tướng thông báo quyết định này với Trưởng đoàn cố vấn quân sự, sau khi suy nghĩ Trưởng đoàn cố vấn quân sự hoàn toàn nhất trí với quyết định ấy. Trưa ngày 26 tháng 1 năm 1954, Đảng ủy mặt trận họp và đã hoàn toàn nhất trí với việc thay đổi phương châm tác chiến, Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo về Bộ Chính trị: “Quyết tâm thay đổi phương châm tác chiến từ đánh nhanh giải quyết nhanh sang đánh chắc tiến chắc dù phải khắc phục nhiều khó khăn” [1].

Đây quả thật là một quyết định mang tính “lịch sử” trong một “trận đánh lịch sử”, trước những khó khăn, thử thách to lớn, Bộ Chỉ huy chiến dịch do Đại tướng Võ Nguyên Giáp là Chỉ huy trưởng đứng đầu, đã phân tích một cách khách quan, khoa học về những điểm yếu và điểm mạnh của cả ta và địch, trên cơ sở đó để tìm ra giải pháp nhằm biến những điểm mạnh của địch thành điểm yếu, biến những khó khăn chắc trở của ta thành điểm mạnh để áp chế và tiêu diệt địch. Ở mặt trận ĐBP lúc này các chiến sĩ của ta đã hoàn toàn sẵn sàng chiến đấu và nổ súng. Nhưng Đại tướng ra lệnh toàn quân rút ra khỏi trận địa về vị trí tập kết chuyển sang phương châm đánh mới “Đánh chắc tiến chắc”, lệnh lui quân được ban hành đến toàn mặt trận vào chiều hôm 26 tháng 1 năm 1954. Toàn bộ quân đội của ta đã phải lui quân khỏi các vị trí bàn đạp dù đã bố trí xong và sẵn sàng xuất kích, cuộc lui quân diễn ra trong bối cảnh quân ta đông hơn, lực lượng mạnh hơn, thế ta lớn hơn, ta bao vây ở phía trên các triền núi và đã bố trí xong binh lực hỏa lực. Một vài cánh quân được rút ra hướng sang mục tiêu khác đánh lừa sự chú ý của địch khi sở tấn công có nguy cơ không giữ được bí mật. Ngày đêm các chiến sĩ lại phải kéo các khẩu pháo nặng nề này ra khỏi trận địa đã chuẩn bị, việc kéo pháo rất vất vả và gian khổ, nhưng quân đội ta vẫn luôn cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ, biến khó khăn thành động lực cùng nhau gắng sức. Các chiến sĩ tay kéo pháo

31

và miệng cùng nhau hát vang bài hát “hò kéo pháo” để tiếp thêm sức mạnh.

Việc kéo pháo ra khỏi trận địa còn khó khăn và gian khổ hơn nhiều so với kéo pháo vào, đã có những mất mát về người như điển hình anh hùng liệt sĩ Tô Vĩnh Diệt đã dũng cảm lấy thân mình chèn pháo. Những giọt mồ hôi trộn lẫn với máu và cùng với lòng cam thù giặc đã lên cao của các chiễn sĩ, họ chỉ mong sao được lệnh để tiến công lên đó giết hết quân xâm lược mà chưa được. Một nước cờ lịch sử khi thời cơ chưa đến, chưa chín muồi.

Đối với Đại tướng quả là một quyết định rất khó khăn, Đại tướng nói:

“Đây là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời chỉ huy của tôi”.

Nhưng quyết định này vô cùng đúng đắn, sáng suốt và kịp thời, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đến chiến thắng ĐBP. Quyết định chuyển phương châm đánh mới sang “Đánh chắc, tiến chắc” do Đại tướng nhận thấy lúc bấy giờ quân địch đã tăng cường lực, tổ chức hệ thống phòng ngự vững chắc. Nếu

“Đánh nhanh giải quyết nhanh” thì không bảo đảm thắng lợi. Nên chuyển sang phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” thực hiện đánh từng bước ta có thể tập trung ưu thế tuyệt đối binh lực, hỏa lực vào từng cuộc chiến đấu bảo đảm chắc thắng cho từng chiến dịch. Thực hiện “Đánh chắc, tiến chắc” bộ đội của ta giữ được chủ động hoàn toàn, chuẩn bị đầy đủ và chắc thắng thì mới đánh, không chắc thắng thì không đánh. Chuyển phương châm chiến dịch từ “Đánh nhanh thắng nhanh” sang “Đánh chắc, tiến chắc” là chủ trương chính xác, kiên quyết và kịp thời của Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận. Nó quán triệt được tư tưởng cơ bản “Đánh chắc thắng” của Trung ương Đảng, tạo ra bước lớn mạnh nhảy vọt, bảo đảm cho quân đội ta tiêu diệt được tập đoàn cứ điểm kiên cố, lớn mạnh nhất của địch.

Qua đó ta thấy được ở những thời khắc lịch sử, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã cực kì cẩn trọng đưa ra những quyết định vô cùng sáng suốt, luôn lấy sự tồn vong của dân tộc lên hàng đầu, là một vị tướng có tài thao lược, trí tuệ

32

quân sự, mưu kế chiến lược, có một lý luận quân sự sáng tạo và là một vị tướng tài của dân tộc Việt Nam.

2.2.2.4. Sự phát triển của phương châm “Đánh chắc, tiến chắc” trong chiến dịch Điện Biên Phủ

Khi nhận được báo cáo của Đại tướng, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Chính trị hoàn toàn nhất trí với quyết định của Đảng ủy và Bộ chỉ huy mặt trận.

Để đánh lạc hướng phán đoán của địch, cô lập hơn nữa tập đoàn cứ điểm ĐBP và để tiếp tục công tác chuẩn bị, ngay chiều 26 tháng 1 năm 1954, Đại đoàn 308 được lệnh mở cuộc tiến công vào phong tuyến địch ở lưu vực sông Nậm Hu, Thượng Lào. Lệnh ra rất gấp vì Đại đoàn lúc này đang ở tư thế sẵn sàng chờ lệnh nổ súng tiến đánh ở ĐBP. Các mặt trận chưa chuẩn bị, tình hình địch cũng chưa nắm vững, nhưng với tinh thần “quân lệnh như sơn” toàn quân quyết tâm thực hiện bằng được nhiệm vụ, Đại đoàn vừa đi vừa điều tra tình hình địch. Ngày 27 tháng 1 năm 1954 được nhân dân và quân giải phóng Pa-thét Lào giúp đỡ, 2 cánh quân của Đại đoàn 308 tiến vào phòng tuyến Nậm Hu. Trong 5 ngày chiến đấu và truy kích trên chặng đường dài hơn 200 ki-lô-mét, Đại đoàn 308 đã tiêu diệt 17 đại đội địch trong đó có một tiểu đoàn lính lê dương. Phòng tuyến Nậm Hu, “con đường liên lạc chiến lược” của địch với ĐBP bị phá vỡ. Đại đoàn 308 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Phương châm chiến dịch thay đổi, kế hoạch bố trí và sử dụng pháo binh phải sửa đổi lại, sau 9 ngày đêm dùng sức người kéo pháo vào trận địa, các chiến sĩ bộ binh và pháo binh lại phải kéo pháo ra và cùng công binh mở đường kéo pháo vào trận địa mới. Vào thời khắc đó Bộ chỉ huy quân Pháp ngơ ngác suy đoán tại sao ta lại rút quân ra? Lẽ nào tướng Giáp không giám mạo hiểm tập kích ĐBP? Lúc này địch chủ quan cho rằng ta không thể có cách nào đưa được những cỗ pháo khổng lồ này đến gần các cứ điểm của chúng do không thể dùng các xe cơ giới vì địa hình quá hiểm trở, nếu có thể

33

khắc phục được để vận chuyển thì chúng hoàn toàn có khả năng ngưng chặng, vì đã được trang bị nhưng phương tiện nghe, nhìn hiện đại, có thể phát hiện những xe cơ giới từ rất xa để gọi máy bay đến bắn phá. Mặt khác chúng tiếp tục đêm ngày chi viện và củng cố ĐBP vững chắc hơn, nguy hiểm hơn. Ngày 4 tháng 3 năm 1954 Na-va cùng Cô Nhi đi kiểm tra ĐBP, hô hào và thị sát tập đoàn cứ điểm liên tục, không quân và pháo binh của chúng không tiếc bom đạn trút xuống hòng tiêu diệt và cản đường rút của ta. Cán bộ và các chiến sĩ của ta phải đối mặt với đèo cao, dối núi và bom rơi đạn địch nhưng bộ đội của ta vẫn luôn nêu cao tinh thần chiến đấu và lao động của một quân đội cách mạng.

Nhưng điều chúng không thể ngờ được là Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ đạo bộ đội dùng sức người để kéo pháo vào các trận địa bao quanh lòng chảo Điện Biên để có thể ngắm bắn trực tiếp và có hiệu quả cao vào các cứ điểm của địch. Ngoài những trận địa thật Đại Tướng còn chỉ thị xây dựng những trận địa giả, nghi binh làm cho địch lạc hướng khi phản pháo. Bộ đội của ta đã bí mật mở 5 tuyết đường chuyển 24 khẩu lựu pháo và 24 khẩu pháo cao xạ cùng hàng trăm tấn đạn vào trận địa mới. Cuối tháng 1, đầu tháng 2 năm 1954, quân địch tổ chức nhiều trận đánh thăm dò và tiêu diệt lực lượng của ta, một số đơn vị nhỏ của bộ đội ta, lợi dụng địa hình tốt và công sự dã chiến đã đánh lui quân địch, bảo vệ bí mật công việc chuẩn bị của ta. Đầu tháng 3 năm 1954, công tác chuẩn bị đã hoàn thành. Sau một thời gian chuẩn bị khẩn chương và được kiểm tra kĩ lưỡng, điều này đã được Pháp thừa nhận:

“Công cuộc chuẩn bị của Việt Minh quả thật là ghê gớm! trước nhưng tin tức đáng sợ như trên, dù rất chủ quan, Na-va và các tướng tá Pháp cũng vẫn không khỏi lạnh gáy” [12].

Ngày 11 tháng 3 năm 1954, Hồ Chủ tịch gửi thư cho các chiến sĩ:

“Các chú sắp ra mặt trận. Nhiệm vụ các chú lần này rất to lớn, khó khăn, nhưng rất vinh quang. Các chú vừa được chỉnh huấn chính trị và quân

34

sự, và đã thu được nhiều thắng lợi về tư tưởng và chiến thuật, kỹ thuật. Nhiều đơn vị đã đánh thắng trên các mặt trận. Bác tin rằng các chú sẽ phát huy thắng lợi vừa qua, quyết tâm vượt qua mọi khó khăn gian khổ để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang sắp tới. Bác chờ các chú báo cáo thành tích để thưởng những đơn vị và cá nhân xuất sắc nhất. Chúc các chú thắng to. Bác hôn các chú” [6]. Vâng lời Bác toàn thể cán bộ, chiến sĩ đã sẵn sàng.

Tháng 3 năm 1954, Tổng tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi thư gửi thư động viên các chiến sĩ, Đại tướng viết: “Phải có quyết tâm giết giặc rất cao. Phải nắm vững phương châm tác chiến “Đánh chắc, tiến chắc”, phải vượt qua mọi gian khổ, khắc phục mọi khó khăn, hiệp đông chặt chẽ, chiến đấu liên tục, tiêu diệt toàn bộ quân địch ở ĐBP, giành thắng lợi cho chiến dịch. Giờ ra trận đac đến!

Tất cả các cán bộ chiến sĩ, tất cả các đơn vị, tất cả các binh chủng hãy dũng cảm tiến lên, thi đua lập công, giết giặc, giật lá cờ “quyết chiến quyết thắng” của Hồ Chủ tịch”.

Phương châm chiến dịch “Đánh chắc, tiến chắc” đã tạo thời gian mở đường dẫn đến nghệ thuật đánh “công kiên” bằng 6 chữ “vây - lấn - tấn - phá- triệt - diệt”, cách đánh này được Đại tướng Võ Nguyên Giáp phổ biến ra toàn mặt trận ĐBP, Đại tướng nói “đây là chiến dịch công kiên quy mô lớn nhất trong lịch sử quân đội ta từ trước tới nay”. Khẩu quyết 6 chữ có thể diễn giải bằng các bước triển khai nối tiếp trên thực tế chiến trận là “vây chặt, lấn sâu, tấn công không ngừng, phá hủy công sự địch, triệt viện binh và tiếp tế, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm, hoặc cụm cứ điểm từ chiến trường Điện Biên Phủ”

mà bắt đầu là việc sử dụng chiến thuật đào hào, vây lấn và được xem là một sáng tạo hết sức độc đáo, hệ thống giao thông hào có tổng chiều dài hơn 200 ki-lô-mét, một số chuyên gia trên thế giới ví như chiếc “thòng lọng” thắt cổ Pháp ở ĐBP. Thông qua hệ thống chiến hào ở ngay dưới lòng đất, các chiến sĩ

Một phần của tài liệu Chiến dịch điện biên phủ với phương châm “đánh chắc, tiến chắc” giành thắng lợi vẻ vang (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(52 trang)