Một số vấn đề về dạy học giải toán ở lớp 5

Một phần của tài liệu Dạy học giải toán theo định hướng phát triển năng lực ở lớp 5 (Trang 21 - 26)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC GIẢI TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở LỚP 5

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc dạy học giải toán theo định hướng phát triển năng lực ở lớp 5

1.2.1. Một số vấn đề về dạy học giải toán ở lớp 5

Trong toán 5, nội dung về dạy học giải toán chủ yếu là các bài toán có đến 3 bước tính, trong đó có:

- Các bài toán đơn giản về tỉ số phần trăm:

+ Tìm tỉ số phần trăm của hai phân số.

+ Tìm một số, biết tỉ số phần trăm của số đó so với số đã biết.

+ Tìm toàn thể, biết một bộ phận và tỉ số phần trăm của bộ phận đó so với toàn thể.

- Các bài toán đơn giản về chuyển động và độ dài quãng đường đi:

+ Tìm thời gian chuyển động biết độ dài quãng đường và vận tốc chuyển động.

+ Tìm độ dài quãng đường biết vận tốc và thời gian chuyển động.

- Các bài toán có nội dung về tìm diện tích, thể tích các hình đã học.

- Các bài toán về trồng cây.

- Các bài toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề của cuộc sống.

Nội dung dạy học về giải toán được sắp xếp xen kẽ, bổ sung, ôn tập giữa kiến thức mới và kiến thức đã học theo từng chương trong Toán 5, chẳng hạn:

Trong chương I (Ôn tập và bổ sung), các bài toán về quan hệ tỉ lệ được sắp xếp tiếp nối và hỗ trợ củng cố cho các bài toán liên quan đến tỉ số (đã học ở lớp 4).

Trong chương II (Số thập phân) có các bài toán về tỉ số phần trăm hỗ trợ củng cố về tỉ số và phép chia số thập phân.

Trong chương III (Hình học) có các bài toán nội dung về hình học hỗ trợ củng cố về tính chu vi, diện tích, thể tích các hình.

Trong chương IV (Số đo thời gian) có các bài toán về chuyển động đều hỗ trợ củng cố về các phép tính với số đo thời gian.

14

Trong chương V (Ôn tập) có hệ thống hóa một số dạng bài toán đã học trong chương trình Tiểu học.

Sự phân bố thời lượng dạy học giải toán trong Toán 5:

Chỉ tính nội dung dạy học về các dạng bài toán mới và ôn tập đầu năm, cuối năm học có khoảng 16 tiết, chiếm khoảng 9,14% tổng thời lƣợng dạy học Toán 5.

1.2.1.2. Thực tiễn của việc dạy học giải toán ở lớp 5

Chương trình môn Toán lớp 5 là sự kế thừa và phát triển cao hơn của môn Toán lớp 1,2,3,4 và là nền tảng cho việc học toán sau này của học sinh ở các cấp học tiếp theo. Từ đó, có thể thấy tầm quan trọng của môn Toán lớp 5 trong chương trình giáo dục của Tiểu học vì vậy việc dạy học môn Toán ở lớp 5 đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn cập nhật, đổi mới phương pháp dạy học để tạo môi trường học tập tốt giúp học sinh luôn hứng thú để tiếp thu kiến thức toán một cách hiệu quả. Tuy nhiên, việc vận dụng các phương pháp dạy học hiện đại nhằm phát huy các năng lực cho người học còn gặp nhiều khó khăn nhất định. Đặc biệt, nội dung phần giải toán là một mảng kiến thức lớn, xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5, riêng ở lớp 5 phần giải toán chiếm khối lƣợng kiến thức lớn và khó đòi hỏi giáo viên phải có kĩ năng, kinh nghiệm để có thể giảng dạy tốt phần nội dung kiến thức này. Thực tiễn việc áp dụng các phương pháp dạy học hiện đại chưa được triệt để, các giáo viên còn ngần ngại, chần chừ hay không muốn thay đổi thói quen dạy học theo phương pháp truyền thống. Mặc dù việc dạy học theo định hướng phát triển năng lực của người học đã được đẩy mạnh trên khắp các phương tiện thông tin đại chúng, báo chí cùng với nhiều các phương pháp nhằm phát triển năng lực cho học sinh nhƣng việc áp dụng vẫn hạn chế do giáo viên chƣa thực sự nắm chắc, chƣa thực sự hiểu và chưa đủ nhiệt huyết với các phương pháp mới. Cùng với đó việc áp dụng các phương pháp mới mất khá nhiều thời gian, đôi khi gặp nhiều khó khăn khi mới áp dụng, đòi hỏi phải có cả một quá trình nhƣng giáo viên lại không đủ kiên nhẫn để làm. Ngoài ra, việc tổ chức các buổi tập huấn cho GV về các phương

15

pháp mới nhằm phát triển năng lực cho HS đƣợc khai triển chƣa triệt để, cụ thể nên GV cũng mơ hồ và gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện. Tóm lại , việc dạy học theo hướng phát triển năng lực của HS nói chung và việc dạy học giải toán theo hướng phát triển năng lực ở lớp 5 nói riêng còn nhiều hạn chế và khó khăn.

1.2.1.3. Thực tiễn việc học giải toán của HS lớp 5

Toán lớp 5 là sự kế thừa và phát triển cao hơn của môn Toán của các lớp 1,2,3,4 và nội dung phần giải toán ở lớp 5 cũng vậy. Ngoài ra, nó còn là nền tảng để giúp HS học tập ở các cấp học tiếp theo và áp dụng để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống thực tiễn. Vì vậy, HS cũng gặp khá nhiều khó khăn trong việc học nội dung này.

Giải toán thực chất là việc giải quyết các tình huống thực tiễn có sử dụng các kiến thức toán học mà HS đã, đang hoặc sẽ gặp trong thực tiễn đời sống thực tiễn.

Khi HS giải toán cũng có nghĩa là HS đang giải quyết các tình huống vốn rất đa dạng của thực tiễn. Tuy nhiên vốn sống của trẻ Tiểu học còn hạn chế, kiến thức của các bài toán có lời văn ở lớp 5 lại phức tạp nên các em thường lúng túng trong việc giải các bài toán đó và thường giải theo một cách máy móc, thụ động theo các bài giải mẫu của GV. Để tháo gỡ và giải quyết khó khăn này, GV cần hình thành cho các em cách học tích cực và chủ động hơn. Để làm đƣợc điều này cần phải áp dụng đa dạng các phương pháp dạy học tích cực là giải pháp phù hợp vừa giúp HS tìm đƣợc lời giải của bài toán vừa có thể hình thành và phát triển ở các em các năng lực cần thiết.

1.2.2. Thực trạng của việc phát triển năng lực trong dạy học giải toán ở lớp 5 Giáo viên đã nhận thức được vai trò của việc định hướng dạy học phát triển năng lực cho học sinh. Các giáo viên đã có ý thức vận dụng các biện pháp phù hợp trong dạy học giải toán có lời văn nhằm phát triển tƣ duy cho học sinh. Tuy nhiên việc vận dụng các quan điểm trên vào việc tổ chức dạy học môn Toán còn chƣa rõ ràng, cảm tính và mơ hồ, một số nội dung nhận thức còn chƣa đầy đủ.

16

Môn Toán là môn học đƣợc phần lớn học sinh yêu thích, các em đã đạt đƣợc năng lực tƣ duy và năng lực giải quyết vấn đề ở mức cơ bản nhƣ: giải đƣợc các bài toán, những vấn đề tương tự với các bài toán, tương tự với các vấn đề đã được học.

Khi giải bài tập, các em chủ yếu tập trung vào việc tìm ra kết quả của bài toán chứ chƣa có ý thức phân tích, tổng hợp và khái quát hóa…hay tìm ra cách giải khác.

Việc đánh giá lời giải và phát triển, mở rộng bài toán còn chƣa tốt.

Cách dạy học truyền thống vẫn còn tác động và ảnh hưởng đến nhiều giáo viên. Họ ngại thay đổi các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, họ có xu hướng áp đặt cách giải cho học sinh vì sợ mất nhiều thời gian, lo ngại nếu như tổ chức các hoạt động nhằm gây hứng thú cho học sinh thì tiết học sẽ bị quá giờ.

Việc dạy học giải toán theo định hướng phát triển năng lực cho học sinh lớp 5 đạt kết quả chƣa cao là do có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau.

Để khắc phục đƣợc những nguyên nhân này đòi hỏi phải có những giải pháp toàn diện và hữu hiệu từ phía các nhà quản lí, giáo viên và học sinh trong nhà trường.

17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trong chương 1, chúng tôi đã đề cập đến khái niệm năng lực, phân loại năng lực. Chúng tôi đã đƣa ra những đặc điểm nhận thức của HS lớp 5, đặc điểm của môn toán ở tiểu học và đƣa ra quy trình giải một bài toán ở Tiểu học.

Chúng tôi đã đưa ra được nội dung, chương trình dạy học giải toán ở lớp 5.

Một số vấn đề về dạy học giải toán ở lớp 5: việc học giải toán của HS lớp 5, việc dạy giải toán ở lớp 5 của GV.

Trong chương này, chúng tôi cũng đưa ra thực trạng của việc dạy học giải toán theo định hướng phát triển năng lực hiện nay. Hầu hết các GV đã nhận thức đƣợc về việc hình thành năng lực cho HS thông qua việc dạy học giải toán có lời văn là một xu thế tất yếu trong dạy học. Tuy nhiên, việc dạy học giải toán nhằm định hướng phát triển năng lực cho học sinh ở lớp 5 cần phải được nghiên cứu và triển khai có hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

Những vấn đề lí luận và thực tiễn đã được đưa ra trong chương này sẽ là cơ sở quan trọng giúp cho việc đề xuất các định hướng trong việc dạy học giải toán nhằm phát triển năng lực cho học sinh.

Một phần của tài liệu Dạy học giải toán theo định hướng phát triển năng lực ở lớp 5 (Trang 21 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)