Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học công nghệ thông tin và truyển thông trong quá trình dạy học giải toán ở lớp 5

Một phần của tài liệu Dạy học giải toán theo định hướng phát triển năng lực ở lớp 5 (Trang 39 - 47)

Chương 2: MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC GIẢI TOÁN THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Ở LỚP 5

2.2. Một số biện pháp dạy học giải toán theo định hướng phát triển năng lực cho

2.2.3. Biện pháp 3: Tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học công nghệ thông tin và truyển thông trong quá trình dạy học giải toán ở lớp 5

Hiện nay chúng ta đang đƣợc chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin và truyền thông. Với sự phát triển của Internet đã tạo điều kiện cho con người ứng dụng vào mọi lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội,… Trong bối cảnh đó, giáo dục cũng là một lĩnh vực để cho các ứng dụng CNTT phát triển, điều đó sẽ tạo ra những thay đổi sâu sắc trong công nghệ giáo dục.

Do đặc thù của từng môn học, quá trình nhận thức của học sinh cần phải gắn với những hình ảnh, hoạt động cụ thể. Vì vậy các hình ảnh và phương tiện trực quan là rất cần thiết để phục vụ cho quá trình giảng dạy. Đặc biệt, các phương tiện trực quan sinh động, rõ nét sẽ thu hút đƣợc sự chú ý và tò mò khám phá của học sinh. Trong tiết học có những phương tiện trực quan rõ nét, đẹp mắt, được hiển thị dưới nhiều hình thức khác nhau, gắn liền với thực tế thì học sinh sẽ dễ dàng tiếp thu đƣợc kiến thức và sẽ nhớ kiến thức lâu hơn.

Môn Toán là một bộ môn có mối liên hệ mật thiết với bộ môn tin học. Toán học chứa đựng nhiều yếu tố để phục vụ nhiệm vụ trong tin học nhƣng ngƣợc lại tin học lại là một công cụ đắc lực phục vụ cho việc dạy học môn toán. Người học có thể khai thác một cách tối ƣu các nguồn tài nguyên tri thức trên mạng. Việc lên lớp không còn phải máy móc nhƣ các bài giảng truyền thống mà có thể tiến hành một cách linh hoạt. Đẩy mạnh các hình thức giao tiếp: HS - GV, HS - HS, HS - máy tính,… Trong đó chú trọng đến quá trình tìm lời giải, khuyến khích học sinh trao đổi, bàn luận,… Từ đó phát triển ở học sinh các năng lực tƣ duy, giao tiếp,…

32

Trong chương trình môn Toán ở bậc Tiểu học thì môn Toán lớp 5 là một trong những môn cần có nhiều đồ dùng trực quan đa dạng để có thể dẫn dắt học sinh tiếp thu kiến thức, thực hành làm các bài tập vận dụng nhanh và hiệu quả cao.

Đặc biệt trong dạy học giải toán ở lớp 5, việc sử dụng các phương tiện CNTT và truyền thông là một trong những biện pháp tích cực giúp học sinh có thể tiếp nhận được các nguồn tri thức, đa dạng hóa được các cách giải toán, sưu tầm được nhiều các dạng bài tập, tạo cơ hội cho các em được giao lưu, trao đổi ý kiến với thầy cô, bạn bè,…Ngoài ra, việc sử dụng CNTT trong dạy học giải toán ở lớp 5 còn có thể giúp các em đƣợc làm quen và tham gia các cuộc thi giải toán trên mạng. Từ đó, giúp học sinh phát triển đƣợc các năng lực cần thiết nhƣ năng lực tƣ duy, giao tiếp, năng lực tự học, giúp các em tự tin hơn trong học tập cũng nhƣ trong cuộc sống thực tiễn hằng ngày.

Một số hình thức sử dụng CNTT trong dạy học ở Tiểu học

Với tư cách là công cụ dạy học, CNTT được sử dụng dưới những hình thức cơ bản sau:

Hình thức 1: GV trình bày bài dạy có sự hỗ trợ của CNTT. Ngoài máy tính điện tử, phương tiện thường dùng là máy chiếu và phần mềm trình chiếu PowerPoint.

Hình thức 2: HS làm việc trực tiếp với CNTT dưới sự hướng dẫn và kiểm soát chặt chẽ của GV.

Hình thức 3: HS học tập độc lập nhờ CNTT, đặc biệt là nhờ những chương trình máy tính.

Hình thức 4: HS tra cứu tài liệu và học tập độc lập hoặc trong giao lưu trên mạng cục bộ hay internet (có sự kiểm soát của người lớn).

Những lưu ý khi sử dụng CNTT trong dạy học ở Tiểu học

Để việc sử dụng CNTT vào hỗ trợ việc dạy học ở Tiểu học đạt đƣợc hiệu quả cao, cần:

33

- Đảm bảo mục tiêu giáo dục, phù hợp với chương trình, sách giáo khoa và đặc điểm tâm lí lứa tuổi của HS.

- Đảm bảo tính khoa học của nội dung tri thức, khái niệm trong nội dung chương trình dạy học.

- Đảm bảo giao diện người – máy thân thiện, dễ dàng, thuận lợi cho GV và HS trong quá trình làm việc với máy tính.

- Đảm bảo tăng cường sử dụng CNTT với vai trò là nguồn tri thức đối với HSTH.

- Đảm bảo phối hợp một cách hợp lí việc sử dụng CNTT hỗ trợ dạy học và các phương tiện, thiết bị dạy học truyền thống khác, tuân thủ phương châm lấy người học làm trung tâm.

- Đảm bảo kiểm soát đƣợc quá trình làm việc trên máy tính của HS, có đánh giá, khen thưởng kịp thời, chính xác.

- Đảm bảo góp phần tạo đƣợc sự phân hóa cao trong quá trình dạy học.

- Đảm bảo học tập dựa trên tính chất xã hội: GV là người trợ giúp, giúp HS tìm kiếm thông tin và tạo các nhóm làm việc hợp tác. HS sẽ xây dựng kiến thức cho mình dựa trên kinh nghiệm của bản thân, kết quả nghiên cứu khoa học và học tập hợp tác với bạn học để vƣợt qua các khó khăn.

Ví dụ:

Khi dạy học bài “Diện tích hình tam giác” ở lớp 5 GV có thể sử dụng phần mềm Flash để hướng dẫn HS cắt ghép hình tam giác thành một hình quen thuộc đã biết cách tính diện tích là hình chữ nhật để từ đó có thể xây dựng cách tính diện tích hình tam giác.

Có thể hướng dẫn HS cắt ghép hình tam giác thành hình chữ nhật như sau:

34

Cắt hình tam giác ban đầu thành các phần (tại trung điểm của 2 cạnh bên):

E

H P

Q

35

36

Ghép các mảnh ghép vừa cắt được thành hình chữ nhật:

A B

C D

E

N M

H

37 Dựa vào hình vẽ ta có:

Ta thấy (AB + CD) chính bằng độ dài cạnh đáy PQ của hình tam giáC EPQ.

Nhƣ vậy, hình chữ nhật ABCD có chiều dài CD bằng độ dài cạnh đáy PQ

của hình tam giác EPQ ( CD = x PQ ) và có chiều rộng bằng chiều cao EH của tam giác EPQ.

Mà diện tích của hình chữ nhật ABCD bằng diện tích hình tam giác EPQ.

Diện tích hình chữ nhật ABCD là CD x AB = CD x EH = x PQ x EH

Vậy diện tích hình tam giác EPQ là

Muốn tính diện tích hình tam giác ta lấy độ dài cạnh đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo) rồi chia cho 2.

S =

( S là diện tích, a là độ dài đáy, h là chiều cao)

h

a

38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương 2, khóa luận đề cập đến các định hướng trong việc đề xuất các biện pháp và 3 biện pháp nhằm định hướng phát triển năng lực trong dạy học giải toán cho học sinh lớp 5. Đó là vận dụng phương pháp dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề trong dạy học giải toán cho HS lớp 5; tăng cường sử dụng hình thức học tập theo nhóm hợp tác; tăng cường sử dụng các phương tiện dạy học CNTT và truyền thông trong quá trình dạy học giải toán ở lớp 5. Với mỗi biện pháp đã đƣợc trình bày rõ nội dung, một số lưu ý khi thực hiện biện pháp và kèm theo một vài ví dụ minh họa cụ thể nhằm giúp giáo viên có thể định hướng phát triển những năng lực cần thiết ở học sinh trong quá trình dạy học giải toán ở lớp 5 giúp học sinh phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của cá nhân. Qua đó, hiện thực hóa đƣợc những biện pháp đã đƣợc đề xuất ở trên và có thể ứng dụng chúng vào những điều kiện thực tế của quá trình dạy học.

39

Một phần của tài liệu Dạy học giải toán theo định hướng phát triển năng lực ở lớp 5 (Trang 39 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(58 trang)